ĐVT: % Các ngành hàng Chợ Bồ Xuyên Chợ Tiền Phong Chợ Quang Trung Chợ Đề Thám I Chợ Đậu
1. Rau quả các loại 60,49 65,45 20,50 35,84 47,78
2. Hàng thực phẩm 17,07 13,64 16,25 22,76 26,67
3. Hàng lương thực 10,73 0 7,50 10,17 8,89
4. Hàng gia dụng 0 0 12,75 0 0
5. Vải, quần áo 0 0 37,25 0 5,56
6. Hàng khác 11,71 20,91 5,75 31,23 11,11
Cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua bảng số liệu ta thấy các chợ kinh doanh tổng hợp nhiều mặt hàng, trong đó mặt hàng rau quả ở các chợ này chiếm tỷ lệ cao nhất. Chợ Bồ Xuyên và chợ Tiền Phong mặt hàng rau quả chiếm tới hơn 60%. Chợ Quang Trung có tỷ lệ mặt hàng rau quả ít nhất cũng chiếm tới 20,5% tổng số các mặt hàng của chợ. Điều này cho thấy lượng buôn bán rau ở các chợ điều tra là tương đối lớn. Chợ tỏ ra tiện lợi cho việc buôn
bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, phù hợp với những người kinh doanh nhỏ.
4.2.4 Khai thác mặt bằng kinh doanh ở các chợ
Về khai thác mặt bằng kinh doanh của 5 chợ điều tra có thể chia làm ba loại chợ: loại chợ không khai thác hết mặt bằng kinh doanh (chợ Tiền Phong chỉ sử dụng hết 18% diện tích), loại chợ khai thác hết mặt bằng kinh doanh (chợ Bồ Xuyên, chợ Quang Trung) và loại chợ khai thác quá mức mặt bằng kinh doanh (chợ Đề Thám I). Việc sử dụng không hiệu quả này có thể được xem xét qua chỉ tiêu diện tích mặt bằng bình quân/người bán đối với từng mặt hàng. Các mặt hàng khác nhau được bố trí sắp xếp với diện tích khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một mặt hàng vị trí ngồi khác nhau được bố trí với diện tích khác nhau. Điều này được thể hiện ở bảng 4.10:
Bảng 4.10: Diện tích mặt bằng bình quân/người bán của các chợ điều tra trên địa bàn thành phố Thái Bình ĐVT: m2 Các ngành hàng Chợ Bồ Xuyên Chợ Tiền Phong Chợ Quang Trung Chợ Đề Thám I Chợ Đậu
1. Rau quả các loại 7,05 4,71 3,16 2,35 5,92
2. Hàng thực phẩm 4,51 3,48 3,08 3,48 8,07
3. Hàng lương thực 7,32 0 5,63 6,94 7,74
4. Hàng gia dụng 0 0 12,81 0 0
5. Vải, quần áo 0 0 14,75 0 14,36
6. Hàng khác 9,36 3,16 7,72 14,87 7,85
Nguồn: Số liệu điều tra
Bảng số liệu cho thấy: diện tích bình quân/người bán rau quả thấp hơn so với các mặt hàng khác, diện tích bình quân/người bán rau quả từ 4 – 7 m2, trong khi đó diện tích bình quân/người bán quần áo ở chợ Quang Trung là 14,75 m2, chợ Đậu là 14,36 m2. Có sự khác biệt này là do đặc điểm, tính chất của hàng hóa. Tùy vào mặt hàng kinh doanh mà BQL chợ có sự sắp xếp diện tích cho phù hợp. Tuy nhiên, với cùng một loại hàng hóa như rau quả thì diện tích bình quân/người bán giữa các chợ lại có sự khác nhau. Chợ Đề Thám I diện tích bình quân/người bán rau quả thấp nhất 2,35
m2/người là do chợ Đề Thám I có rất nhiều người buôn bán trong khi diện tích chợ có hạn. Chợ đã bố trí các quầy sạp kinh doanh vượt quá số lượng quầy sạp theo thiết kế, bằng cách giảm diện tích các quầy sạp trong chợ, bố trí các quầy sạp bên ngoài chợ, trên các lối đi vào chợ. Chợ Bồ Xuyên là chợ bán buôn rau nên khối lượng tiêu thụ của mỗi người bán lớn hơn so với những chợ khác, vì vậy diện tích bình quân/người bán rau quả lớn nhất (bình quân 7,05 m2/người).
Trong cùng một chợ, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu mặt bằng kinh doanh cũng diễn ra một cách phổ biến. Chợ Đậu vào những ngày chợ phiên lượng người bán rất đông trong khi diện tích chợ không đủ dẫn đến tình trạng người bán phải họp cả ở phía ngoài chợ ảnh hưởng đến giao thông. Nhưng những ngày bình thường thì chợ lại không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh. Mặt khác, chợ ở lẫn trong dân nên việc bố trí vị trí kinh doanh gặp khó khăn. Ở những địa điểm trước cửa nhà dân hay lối ra vào của người dân BQL thường không bố trí. Trong một số chợ đã xảy ra hiện tượng các hộ tiểu thương bỏ quầy sạp trong chợ ra ngoài kinh doanh dẫn đến tính trạng dư thừa mặt bằng trong chợ đồng thời quá tải ở các khu vực ngoài chợ, nhất là các tuyến đường vào chợ như chợ Tiền Phong, chợ Đậu. Như vậy, phần lớn các chợ khai thác không hiệu quả mặt bằng kinh doanh. Một số chợ không sử dụng hết mặt bằng kinh doanh trong khi đó một số chợ bị quá tải.
4.2.5 Hoạt động kinh doanh rau tại các chợ
Trên cơ sở đặc điểm hoạt động kinh doanh rau của 5 chợ đại diện (đã giới thiệu ở phần trên) chúng tôi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh rau thành 2 loại chợ: chợ bán buôn (chợ Bồ Xuyên) và các chợ bán lẻ (chợ Quang Trung, chợ Đề Thám I, chợ Tiền Phong, chợ Đậu).
4.2.5.1 Chợ bán buôn
Chợ Bồ Xuyên là chợ bán buôn, thời gian họp chợ từ rất sớm bắt đầu từ 1 giờ sáng. Chợ bán buôn Bồ Xuyên họp tự phát trên đường phố gần ngã tư. Đây là tuyến đường đông người qua lại nên đến khoảng 5 giờ sáng là bắt đầu tan chợ.
Người tham gia bán rau ở chợ bán buôn Bồ Xuyên bao gồm: - Người bán rau: là người bán buôn, người thu gom.
+ Người bán buôn: chủ yếu là người dân ở thành phố Thái Bình tham gia bán buôn ở chợ rau đêm Bồ Xuyên. Họ mua rau lại của người thu gom hoặc tự mua từ các tỉnh khác để bán buôn cho người bán lẻ, bán trực tiếp cho người tiêu dùng rất ít chỉ một số trường hợp đặc biệt mua rau với khối lượng lớn khi gia đình có việc.
+ Người thu gom: là những người ở các xã, huyện và cả những người thu gom ở các tỉnh lân cận như Nam Định, Hà Nội… Họ là người có vốn, thông thạo giá cả, mua rau của những người sản xuất mang đến chợ bán cho người bán buôn và người bán lẻ. Phương tiện chuyên chở bằng xe máy hoặc xe thồ.
Ở chợ Bồ Xuyên người sản xuất trực tiếp bán rau rất ít vì những người sản xuất chủ yếu là những người trồng rau của thành phố, diện tích trồng rau ít nên sản lượng sản xuất ra của họ không lớn. Mặt khác họ tham gia không thường xuyên nên rau của họ chủ yếu được bán cho người thu gom.
- Người mua ở chợ bán buôn là những người bán lẻ ở thành phố Thái Bình. Họ mua rau của 2 nhóm người trên đem về các chợ khác trong thành phố trực tiếp bán lẻ hoặc đi bán rong cho từng hộ gia đình. Họ là những người có ít vốn nhưng lại có thời gian. Tiêu chí chọn mua của họ là giá và hình dáng bên ngoài của rau.
Mối quan hệ giữa người bán buôn, người thu gom và người bán lẻ được xây dựng trên cơ sở mua bán hàng ngày.
b) Loại rau, nguồn cung cấp và phương tiện vận chuyển
Hầu như toàn bộ rau được bán ở chợ bán buôn là rau thường, rau an toàn gần như không có. Chủng loại rau rất phong phú, đa dạng theo mùa vụ bao gồm tất cả các loại rau như rau ăn quả bao gồm cà chua, đậu cô ve, cà tím, bí xanh…, rau ăn củ bao gồm khoai tây, cà rốt, su hào, củ cải…, rau ăn lá bao gồm rau muống, xà lách, rau ngót, bắp cải... Do chợ họp từ rất sớm (1 giờ) nên rau thường được người thu gom và người bán buôn nhập từ tối hôm trước và mang ngay đến chợ bán để đảm bảo độ tươi, ngon
của các loại rau. Phương tiện vận chuyển của họ rất thô sơ, đa số dùng xe thồ, xe máy, xích lô. Ô tô được sử dụng rất ít.
Rau cung cấp cho chợ bán buôn là từ các xã, huyện gần thành phố như xã Vũ Phúc, Vũ Chính, huyện Vũ Thư, huyện Thái Thụy... Ngoài ra rau còn được nhập từ các tỉnh gần Thái Bình như Hà Nội, Nam Định… Với loại rau trái vụ hầu hết được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn cung cấp rau có sự thay đổi giữa các tháng trong năm. Do chủng loại rau rất phong phú nên ở đây chúng tôi chỉ đưa ra nguồn cung cấp của những loại rau được lựa chọn điều tra đó là rau bắp cải, rau muống, rau xà lách, bí xanh, cà chua.
Rau bắp cải: tháng 11 là vụ thu hoạch chính bắp cải ở Thái Bình và các tỉnh lân cận, nên lượng cung cấp cho các chợ bán buôn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau phần lớn từ các xã, huyện ngoại thành của Thái Bình và các tỉnh lân cận chiếm trên 50%. Tháng 5 lượng bắp cải bắt đầu giảm, chỉ chiếm khoảng 10 – 20%. Các tháng bắp cải trái vụ từ tháng 6 đến tháng 9, bắp cải bán ở chợ chủ yếu do người bán buôn vì bắp cải được cung cấp cho chợ đêm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Rau muống là loại rau nước, dễ dập nát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Vì vậy rau muống hầu như không được vận chuyển từ nơi xa. Rau muống cung cấp cho chợ đêm đa số có nguồn gốc từ các vùng ngoại thành Thái Bình và các tỉnh lân cận như Nam Định, tháng 5 chiếm 87%, tháng 8 và tháng 11 chiếm 100%.
Xà lách là loại rau tương tự như rau muống chủ yếu do các vùng ngoại thành Thái Bình và các tỉnh lân cận.
Bí xanh chủ yếu do Thái Bình tự sản xuất cung cấp cho thị trường, cao nhất vào tháng 8 chiếm trên 50%, tháng 5 chiếm 40%. Phần còn lại do các tỉnh lân cận như Nam Định, Hà Nội cung cấp.
Cà chua sản xuất tại Thái Bình chiếm tỷ lệ cao vào vụ đông, vào tháng 1 lên tới 30%. Các tháng khác trong năm cà chua chủ yếu do các tỉnh lân cận cung cấp. Như tháng 5 nguồn cung cấp cho chợ bán buôn Thái Bình là Hà Nội chiếm 50%. Từ tháng 6 đến tháng 9, là những tháng cà chua trái vụ, phần lớn cà chua được nhập từ Trung
Quốc: tháng 9 chiếm 95% trong tổng số cà chua cung cấp cho chợ bán buôn ở thành phố Thái Bình.
Chợ đêm hình thành tự phát, không theo quy hoạch, họp ngoài trời nên những người bán mang rau đến chợ quy định ngầm về vị trí, khu vực bán, tránh hiện tượng tranh giành, lấn chiếm chỗ kinh doanh.
Nói chung những người bán rau chỉ đem đến chợ một khối lượng rau nhất định, đủ để bán hết trong thời gian họp chợ, người sản xuất hoặc người thu gom nếu không bán hết tại chợ họ sẽ đi bán rong. Nguyên nhân là: sản phẩm rau rất nhanh hỏng, nhất là rau xanh, một số loại rau củ có thể để được lâu hơn, song cũng chỉ tối đa 2 – 3 ngày. Điều kiện bảo quản tại chợ không có, trong những ngày mưa gió rau ra đến chợ rất dễ bị dập nát. Mặt khác, thời gian họp chợ ngắn từ 1 - 5 giờ sáng nên nếu không bán hết thì họ phải đi bán rong.
c) Khối lượng rau
Những người bán rau ở chợ này là người bán buôn, người thu gom; người mua là người bán lẻ. Như đã phân tích, lượng rau được nhập vào cần phải bán hết trong ngày, do đó chúng tôi coi lượng rau nhập vào hay bán ra của một người kinh doanh rau là xấp xỉ nên chỉ so sánh lượng rau lưu chuyển bình quân.
Bảng 4.11: Lượng rau tươi mua bán bình quân/ngày của 1 người kinh doanh ở chợ bán buôn Bồ Xuyên
ĐVT: kg
Loại rau Người bán Người mua Người bán buôn Người thu gom Người bán lẻ 1. Bắp cải 211,11 86,67 17,80
2. Rau muống - 31,25 8,48
3. Xà lách 115,83 73,33 9,94
5. Cà chua 227,78 118,57 16,44
Nguồn: Số liệu điều tra
Tại thời điểm điều tra, các loại rau đang là thời điểm thu hoạch nên có khối lượng tiêu thụ lớn. Người bán buôn có thể tiêu thụ được nhiều rau hơn người thu gom vì họ có ưu thế về địa điểm, nơi chứa hàng. Người bán buôn tiêu thụ khoảng 700 – 800 kg/ngày, trong khi đó người thu gom tiêu thụ khoảng 300 – 400 kg/ngày.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy loại rau được tiêu thụ nhiều nhất là bí xanh: khối lượng tiêu thụ bình quân của người bán buôn là 283,33 kg, ở người thu gom là 128,89 kg. Rau xà lách có khối lượng tiêu thụ ít hơn, người bán buôn tiêu thụ bình quân 115,83 kg/ngày, người thu gom tiêu thụ 73,33 kg/ngày. Rau muống chủ yếu được cung cấp bởi người thu gom, bình quân 31,25 kg/ngày. Nguyên nhân là những loại rau này cồng kềnh, dễ dập nát, khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Người mua của người bán buôn và người thu gom là những người bán lẻ ở các chợ trong thành phố vì vậy lượng tiêu thụ của người bán buôn và người thu gom lớn; trong khi đó người bán lẻ mua rau ở chợ bán buôn để bán ở các chợ bán lẻ trong thành phố, đối tượng tiêu thụ của họ là chủ yếu là các gia đình, lượng tiêu thụ ít (chỉ từ 1 - 2 kg rau/ngày/hộ). Mặt khác do ít vốn nên người bán lẻ chỉ mua rau với khối lượng ít. d) Giá cả
Giá mua bán rau được thỏa thuận ngay trên chợ, giá được hình thành từ khi bắt đầu họp chợ, song ít biến động trong quá trình họp chợ. Để dễ so sánh chúng tôi coi giá bán của người bán (người bán buôn, người thu gom) chính là giá nhập của người mua (người bán lẻ). Giá một số loại rau ở chợ bán buôn có khối lượng tiêu thụ lớn tại thời điểm điều tra được mô tả ở bảng dưới đây: