Kết quả thăm dò ý kiến của người bán lẻ ở các chợ bán lẻ và các kiến nghị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ BÁN RAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 97 - 99)

Tỷ lệ (%) Xếp hạng

1. Thuận lợi 100,00

- Rau bán chạy 25,75 2

- Ai cũng tiêu dùng rau 39,50 1

- Chỗ ngồi có mái che, sạch sẽ 21,46 3

- Khác 13,29 4

2. Khó khăn 100,00

- Ít chợ cung cấp rau 31,45 1

- Giá không ổn định 5,25 5

- Chỗ ngồi không có mái che 17,28 3

- Rau không được bảo quản 31,45 1

- Khác 14,57 4

3. Kiến nghị 100,00

- Tăng diện tích bán hàng 27,25 2

- Có thêm chợ đầu mối 45,28 1

- Chỗ ngồi có mái che 20,85 3

- Khác 6,62 4

Nguồn: Kết quả điều tra

Theo kết quả phỏng vấn thì người bán lẻ nhận thấy thuận lợi nhất của họ là rau không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Do đó, ai cũng phải tiêu dùng rau. Rau không bị thay thế bởi các loại mặt hàng khác (39,50% ý kiến trả lời như vậy). Chỉ có 21,46%

ý kiến cho rằng có chỗ ngồi có mái che, sạch sẽ nên thuận lợi hơn những người khác. Khó khăn lớn nhất của người bán rau là rau không được bảo quản và ít chợ đầu mối cung cấp rau (31,45% ý kiến trả lời như vậy). Hiện tại, thành phố mới có 1 chợ bán buôn rau thời gian họp từ 1 giờ - 5 giờ nên người bán lẻ hầu như chỉ nhập 1 lần để bán trong cả ngày. Chợ bán lẻ lại không có phương tiện bảo quản rau do đó rau dễ bị héo làm giảm chất lượng và giá bán làm ảnh hưởng đến doanh thu của người bán. Có tới 17,28% ý kiến cho rằng họ phải ngồi ngoài trời đã gây khó khăn cho họ trong việc bán rau. Điều này cho thấy cơ sở vật chất của chợ còn yếu kém. Theo họ giá biến động không phải là khó khăn lớn (chỉ có 5,25% ý kiến cho đây là khó khăn) vì đa số người bán lẻ căn cứ vào giá mua ở chợ bán buôn để xác định giá bán cho mình.

Trong thời gian tới, theo ý kiến của họ, trước tiên cần xây dựng thêm chợ đầu mối cung cấp rau (chiếm 45,28% tổng ý kiến). Các chợ cần tăng diện tích bán rau (27,25% ý kiến trả lời như vậy). Có 20,85% ý kiến mong muốn có chỗ ngồi kiên cố, có mái che để khỏi mưa nắng.

4.2.6 Kết quả thu lệ phí và nộp ngân sách

Hàng ngày hoặc hàng tháng tùy theo đăng ký kinh doanh của người bán hàng mà BQL chợ có nhiệm vụ thu hồi lệ phí mà người bán đóng góp.

Mức thu lệ phí ở các chợ không giống nhau, nó phụ thuộc vào tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, mặt bằng và việc đăng ký kinh doanh cố định hay không cố định.

Hoạt động kinh doanh của BQL là cho thuê quầy, sạp, địa điểm kinh doanh với các khoản thu: tiền thuê quầy (đối với những người ký hợp đồng theo năm và thu tiền theo tháng), tiền thuê chỗ ngồi, tiền vé chợ hàng ngày (đối với những người buôn bán không thường xuyên). Ngoài ra, BQL còn thu các khoản tiền vệ sinh chợ, tiền bảo vệ, tiền trông giữ xe cho người bán hàng trong chợ.

Tổng thu của BQL chợ một phần nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức cố định được thành phố quy định đối với từng chợ, phần còn lại dùng để trả lương cho các thành viên trong BQL. Năm 2008 mức đóng góp của BQL chợ thành phố Thái Bình là 1082 triệu đồng chiếm 23,42% tổng mức đóng góp của BQL chợ toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ BÁN RAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w