Cơ cấu tổ chức quản lý chợ doanh nghiệp kinh doanh khai thác quản lý chợ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ BÁN RAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 30)

được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý chợ doanh nghiệp kinh doanh khai thácquản lý chợ quản lý chợ

* Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ

Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định dưới sau:

- Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh nghiệp quản lý.

- Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng

Kinh doanh Kế toán Phòng chính - tổ chứcPhòng Hành Quản lý chợPhòng

Đội bốc xếp Các tổ dịch vụ Tổ kiểm tra Tổ điện nước Đội vệ sinh môi trường Đội bảo vệ Tổ quản lý ngành hàng

- Xây dựng nội quy trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo nội quy chợ và xử lý các vi phạm về nội quy chợ.

- Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ.

- Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.

Nhận xét chung: Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai loại hình trên) có thể thấy rõ rằng, sự quản lý chợ ở nước ta đã dần dần được chuyên nghiệp hoá và cách bố trí cũng như sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó là hiệu quả của công tác quản lý. Nó hợp lý hoá cách phân bổ lực lượng lao động quản lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ hoạt động một cách độc lập, thống nhất và hiệu quả.

Số lượng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thức quản lý chuyên nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lưới chợ ở nước ta. Số lao động quản lý trong chợ ngày càng tăng, có tính chuyên môn, nghiệp vụ hơn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chợ tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.

Khi công tác quản lý chợ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọi hoạt động của chợ đều được lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toán kinh doanh có thể cho biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó có thể đưa ra những phương án hiệu quả để xử lý và khắc phục. Các hoạt động của chợ sẽ chủ động hơn khi chúng ta nắm bắt được quy trình quản lý chợ một cách hợp lý (như các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá tổng kết…).

Nói tóm lại, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một hệ thống quản lý ở các chợ trong nước, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thì nó mới có thể hoạt động hiệu quả và có thể phát triển được trong tương lai.

2.1.2 Lý luận về tiêu thụ rau

Tiêu thụ và kênh tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, là quá trình chuyển hóa quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế. Quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ được chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ, vòng quay chu chuyển vốn của đơn vị sản xuất kinh doanh được hoàn thành. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường được cấu thành bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau bao gồm:

- Chủ thể tham gia vào quá trình tiêu thụ là người sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ, người sử dụng các hàng hóa, dịch vụ và các tác nhân trung gian trong khâu tiêu thụ.

- Đối tượng tiêu thụ là: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ. Kênh tiêu thụ

Có rất nhiều khái niệm về kênh tiêu thụ: Theo giáo trình Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm – Trường Đại học Kinh tế quốc dân, một số người cho rằng kênh tiêu thụ là đường đi của sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Một số người khác cho rằng kênh tiêu thụ là một dãy chuyển quyền sở hữu các sản phẩm hàng hóa khi chúng chuyển qua các tác nhân đến người tiêu dùng...

Có thể rút ra kết luận kênh tiêu thụ là luồng các sản phẩm hàng hóa đi từ người sản xuất đến người sử dụng cuối cùng, qua mỗi tác nhân giá bán của nó lại tăng lên.

Các thành viên tham gia kênh tiêu thụ: Người sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.

+ Người sản xuất: là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

+ Người thu gom: thu mua sản phẩm hàng hóa của người sản xuất và bán lại cho người bán buôn, bán lẻ. Có thể họ vừa là những người tham gia sản xuất ra các

loại sản phẩm này, đồng thời tham gia thu mua sản phẩm của người sản xuất khác. Người thu gom thường ít có quyết định đối với giá cả sản phẩm đầu ra bởi nó phần lớn do người bán buôn ấn định.

+ Người bán buôn: là những người mua hàng hóa với khối lượng lớn rồi bán cho những người bán lại hoặc bán lẻ. Người bán buôn có chức năng đầy đủ như một nhà phân phối và ít có khả năng tiếp cận với người tiêu dùng. Người bán buôn thường có quy mô kinh doanh lớn, đòi hỏi số lượng vốn nhiều, phương tiện kinh doanh đầy đủ, hiện đại nên có khả năng chi phối các quan hệ thị trường rất lớn.

+ Người bán lẻ: là người trực tiếp chuyển giao sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng. Người bán lẻ thường có quy mô kinh doanh nhỏ, vốn ít, hình thức bán hàng phong phú, chịu sự chi phối của người bán buôn. Họ rất nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, phản ứng linh hoạt với thị trường.

+ Người tiêu dùng: là những người tham gia vào khâu cuối cùng của kênh phân phối, có nhu cầu về một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó nhưng không có điều kiện sản xuất. Họ mua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để tiêu dùng cho cá nhân và gia đình.

Ngoài ra còn có các đại lý bổ trợ cung cấp dịch vụ như phương tiện vận chuyển, kho dự trữ, đại lý quảng cáo, những người môi giới... giúp cho hoạt động của kênh tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao hơn.

Có thể khái quát các kênh tiêu thụ chủ yếu như sau:

- Kênh trực tiếp: là kênh cấp không, bao gồm người sản xuất và người tiêu dùng, không qua các tác nhân trung gian nào.

Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, thu được lợi nhuận cao. Nhược điểm: Chu chuyển vốn chậm, quản lý phức tạp.

- Kênh gián tiếp: gồm 3 kênh chủ yếu

+ Kênh một cấp bao gồm một tác nhân trung gian là người bán lẻ.

Ưu điểm: Ngoài những ưu điểm của kênh trực tiếp thì kênh này còn giải phóng cho người sản xuất chức năng lưu thông để họ tập trung nguồn lực vào sản xuất.

Nhược điểm: Quy mô lưu thông hàng hóa còn thấp chỉ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, sản xuất hàng hóa đơn giản trong thời gian và không gian nhất định.

+ Kênh hai cấp bao gồm hai tác nhân trung gian là người bán buôn và người bán lẻ.

Ưu điểm: Tổ chức kênh chặt chẽ, quy mô hàng hóa lớn, vòng quay vốn nhanh. Nhược điểm: Rủi ro xảy ra khá lớn, việc giám sát khách hàng và giá cả rất khó khăn đồng thời ít năng động.

+ Kênh ba cấp bao gồm ba tác nhân trung gian là người bán buôn, người thu gom, người bán lẻ. Kênh cấp không Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ BÁN RAU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w