Diễn giải Tổng số Diện tích bình quân/chợ (m2) Diện tích đã xây dựng bình quân/chợ (m2) Số lượng (chợ) Tỷ lệ (%) Chung Trong đó diện tích bán rau <2000 m2 3 21,43 1305,67 1172,33 22,67 2000-4000 m2 7 50,00 2337,14 1180,57 61,57 >4000 m2 4 28,57 8738,03 5887,50 83,5 Tổng 14 100,00 - - - Bình quân/chợ - - 3944,93 2523,64 60,21
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra
Số liệu ở bảng 4.2 cho biết:
Đa số chợ của thành phố Thái Bình có diện tích từ 2000 – 4000 m2 (quy mô trung bình) chiếm 50%, bình quân diện tích 1 chợ là 2337,14 m2, diện tích xây dựng bình quân là 1180,57 m2/chợ, trong đó diện tích bán rau bình quân là 61,57 m2/chợ. Những chợ này diện tích bán rau quả chiếm nhiều nhất tới 51,13% tổng diện tích rau quả của các chợ đã quy hoạch trên địa bàn thành phố.
Các chợ có quy mô nhỏ <2000 m2 chiếm 21,43%. Những chợ này thường bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả. Do diện tích của chợ nhỏ nên diện tích bán rau quả rất ít (bình quân 22,67 m2/chợ).
Các chợ có quy mô lớn >4000 m2 chiếm 28,57%, thường bán quần áo và các mặt hàng gia dụng. Tuy nhiên diện tích bán rau quả bình quân lại là cao nhất, bình quân 83,5 m2/chợ.
Nhìn chung, đa số chợ của thành phố Thái Bình có quy mô trung bình, diện tích bình quân 1 chợ là 3944,93 m2/chợ, trong đó diện tích xây dựng bình quân 2523,64 m2/chợ. Nhưng diện tích xây dựng dành cho bán rau lại không lớn: bình quân 60,21 m2/chợ (chiếm 13,76% tổng diện tích xây dựng). Do đó, trong thời gian tới thành phố cần đầu tư để mở rộng quy mô diện tích được xây dựng đặc biệt là diện tích dành cho bán rau để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh buôn bán ở chợ được thoải mái, đầy đủ nhằm tăng lưu lượng hàng hóa trên chợ.
b) Theo số lượng người bán
Số lượng người tham gia kinh doanh trong chợ cũng là một trong những tiêu chí phản ánh quy mô của chợ. Những người bán hàng trên chợ bao gồm những người bán cố định, thường xuyên ở trên chợ và những người không thường xuyên (trong đó cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất). Căn cứ vào số lượng người bán trên chợ và dựa vào gợi ý của các chuyên gia, chúng tôi đã thu thập tài liệu, phân loại các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình thành 3 nhóm:
+ Chợ có số người bán <100 người
+ Chợ có số người bán từ 100 – 200 người + Chợ có số người bán >200 người
Bảng 4.3: Phân loại các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình theo số người bán hàng Diễn giải Tổng số Số người bán bình quân/chợ (người) Số người bán cố định bình quân/chợ (người) Số lượng (chợ) Tỷ lệ(%) Chung Trong đó số người bán rau <100 người 6 42,86 65,83 38,33 6,83 100-200 người 4 28,57 142,50 70,50 11,75 >200 người 4 28,57 377,00 292,50 8,25 Tổng 14 100,00 - - - Bình quân/chợ - - 176,64 120,14 8,64
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra
Qua bảng số liệu bảng 4.3 cho thấy: số chợ có số người bán <100 người chiếm 42,86%, trong đó số người bán cố định bình quân 1 chợ là 38,33 người, số người bán rau quả cố định bình quân 1 chợ là 6,83 người.
Số chợ có số người bán hàng 100 – 200 người chiếm 28,57%, họ chủ yếu bán các mặt hàng lượng thực, thực phẩm, rau quả. Vì vậy, số người bán rau quả cố định bình quân 1 chợ ở nhóm chợ này cao hơn các nhóm chợ khác (bình quân 11,75 người/chợ).
Số chợ có số người bán hàng >200 người chiếm 28,57%, số người bán cố định bình quân 1 chợ là 292,50 người cao hơn so với các nhóm khác, nhưng số người bán rau quả cố định bình quân 1 chợ lại không cao (bình quân 8,25 người) do các chợ này là các chợ có diện tích lớn, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng may mặc, hàng gia dụng. Người bán rau chủ yếu là những người bán không thường xuyên.
Nhìn chung, trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 2473 người bán hàng tại các chợ, trong đó số người bán thường xuyên là 1682 người (chiếm 68,01%) và số người bán không thường xuyên trong đó bao gồm cả những người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm tự sản xuất là khoảng 791 người (chiếm 31,99%). Bình quân mỗi chợ có 176,64 người bán, trong đó số người bán thường xuyên là 120,14 người. Số người bán rau quả thường xuyên ở các chợ còn ít (bình quân 8,64 người/chợ).
Từ đó ta có thể thấy, hoạt động buôn bán trong chợ chưa có tính chuyên sâu, tức là trong chợ, hình thức tự sản xuất và tự bán thành phẩm vẫn xảy ra tương đối, nó hạn chế sự phát triển của hoạt động thương mại trong chợ, các hoạt động chợ sẽ dẫn tới sự thất thường do phụ thuộc một phần vào lực lượng người bán không thường xuyên này. Mặt khác, số lượng người bán bình quân mỗi chợ chỉ khoảng 120,14 người bán thường xuyên, như thế đa số quy mô các chợ hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn nhỏ. Vì vậy, cần thiết phải phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố, mở rộng hơn nữa cả về diện tích lẫn số người bán.
c) Về thời gian thành lập, cơ sở vật chất và hình thức quản lý
Chợ có thời gian thành lập dài hay ngắn có liên quan đến cơ sở vật chất và cách quản lý chợ. Dựa trên mối quan hệ này, từ các tài liệu thứ cấp được chúng tôi phân tổ kết hợp các chợ đã quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Bình theo 3 tiêu thức: thời gian thành lập, tính chất xây dựng và hình thức quản lý được thể hiện ở bảng 4.4:
Bảng 4.4: Phân loại các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình theo thời gian thành lập, cơ sở vật chất và hình thức quản lý Diễn giải Tổng (chợ) Thời gian hình thành chợ < 5 năm 5 – 10 năm 10 -15 năm >15 năm 1. Theo cơ sở vật chất 14 3 4 3 4 - Chợ kiên cố 5 2 2 1 - - Chợ bán kiên cố 9 1 2 2 4 2. Theo hình thức quản lý 14 3 4 3 4 - Ban quản lý 7 - 2 2 3
- Doanh nghiệp quản lý 5 2 2 1 -
- Tổ quản lý 2 1 - - 1
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra
Bảng 4.4 cho biết: đa số các chợ đã quy hoạch của thành phố Thái Bình là chợ bán kiên cố, đặc biệt là các chợ có thời gian thành lập lâu năm thường là các chợ bán kiên cố. Trong tổng số 9 chợ bán kiên cố có 6 chợ đã được thành lập từ 10 năm đến hơn 15 năm (chiếm 66,67%). Các chợ bán kiên cố được thành lập từ lâu, do không được tu bổ kịp thời, cải tạo chắp vá và thiếu vốn để đầu tư sửa chữa, nâng cấp nên hiện
nay nhiều chợ đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh, không phát huy hết tiềm năng của chợ và không đảm bảo được yêu cầu văn minh thương nghiệp (như chợ Cầu Nề, chợ Tông, chợ Phúc Khánh). Các biểu hiện xuống cấp chủ yếu ở các chợ phổ biến là nhiều mái bị dột, mục nát; sàn nhà, các quầy sạp bị hư hỏng; hệ thống cấp, thoát nước bị tắt nghẽn; tình trạng ngập nước, lầy lội phổ biến ở các chợ, nhà vệ sinh… Các chợ được xây dựng kiên cố chỉ chiếm 35,71%, đa số là các chợ mới được xây dựng.
Trong những năm qua, thành phố đã có những cố gắng trong việc nâng cấp, cải tạo các chợ. Theo báo cáo của Sở Công thương Thái Bình, tổng vốn đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn thành phố đến 12/2008 là 43400 triệu đồng, trong đó vốn từ ngân sách địa phương là 2100 triệu đồng, vốn doanh nghiệp là 40700 triệu đồng là một trong 8 huyện, thành phố có doanh nghiệp đầu tư vào chợ nhiều nhất, vốn khác là 600 triệu đồng. Từ đó cho thấy vốn dùng cho phát triển chợ ở thành phố Thái Bình chủ yếu là vốn từ các doanh nghiệp, vốn từ ngân sách nhà nước rất ít.
Về hình thức quản lý các chợ: có 3 hình thức quản lý chợ là chợ có BQL, chợ quản lý theo mô hình doanh nghiệp, chợ do tổ quản lý. Hình thức quản lý chợ chủ yếu trên địa bàn thành phố Thái Bình hiện nay là BQL chiếm 50% tổng số chợ đã quy hoạch. Tất cả các chợ kiên cố đều được quản lý theo mô hình doanh nghiệp (5 chợ), chiếm 35,71% tổng số chợ. Còn 2 chợ do một tổ quản lý, chiếm 14,29%.
Như vậy, có thể thấy, cơ sở vật chất mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn chưa tương xứng với vị trí, vai trò của chợ, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân, vốn đầu tư xây dựng chợ còn thấp, hình thức quản lý chợ chưa đồng bộ, vẫn còn chợ do tổ quản lý. Do đó cần có biện pháp quản lý, đầu tư thoả đáng để phát triển hơn nữa mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng.
4.1.3 Kết quả thu nộp ngân sách qua chợ
Năm 2008 tổng thu qua chợ là 3242 triệu đồng chiếm 27,3% tổng thu qua chợ của toàn tỉnh, nộp vào ngân sách Nhà nước 1082 triệu đồng, bình quân 1 chợ đóng góp 78 triệu đồng. Kết quả thu lệ phí và mức đóng góp vào ngân sách của từng chợ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.5: Kết quả thu lệ phí, nộp ngân sách của các chợ quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Bình năm 2008
Phân loại chợ Số chợ(chợ) thu (tr.đ)Tổng
Nộp ngân sách (tr.đ) Tổng số quân 1Bình chợ 1. Theo diện tích (m2/chợ) 14 3242 1092 78 <2000 3 101 30 10 2000 – 4000 7 966 207 29,57 >4000 4 2175 855 213,75
2. Theo số lượng người bán (người/chợ) 14 3242 1092 78
<100 6 215 73 12,17 100 – 200 5 1007 184 36,8 >200 3 2020 835 278,33 3. Theo hình thức quản lý 14 3242 1092 78 - BQL 7 972 278 39,71 - Doanh nghiệp 5 2220 794 158,8 - Tổ quản lý 2 50 20 10 4. Tính chất xây dựng 14 3242 1092 78 - Kiên cố 5 2220 794 158,8 - Bán kiên cố 9 1022 298 33,11
Nguồn: Số liệu điều tra
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: đa số các chợ ở thành phố Thái Bình có quy mô trung bình (2000 – 4000 m2) nhưng tổng thu của nhóm chợ này không phải là cao nhất chỉ đạt 966 triệu đồng, nộp ngân sách 207 triệu đồng, bình quân 1 chợ đóng góp 29,57 triệu đồng. Nhóm chợ có quy mô >4000 m2 có tổng thu cao nhất đạt 2175 triệu đồng. Đây cũng là nhóm chợ đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước 855 triệu đồng, bình quân 213,75 triệu đồng. Nhóm chợ có quy mô <2000 m2 tổng thu thấp nhất 101 triệu đồng, bình quân 1 chợ đóng góp cho ngân sách 10 triệu đồng.
Toàn thành phố chỉ có 3 chợ có số lượng người bán >200 người nhưng lại có tổng thu cao nhất đạt 2020 triệu đồng, chiếm 62,31% tổng thu qua chợ của thành phố, đóng góp vào ngân sách 835 triệu đồng (bình quân 1 chợ 278,33 triệu đồng). Có tới 6 chợ có số lượng người bán <100 người với mức tổng thu 215 triệu đồng, so với tổng thu của thành phố nhóm chợ này chỉ chiếm 6,63%. Thành phố căn cứ vào tổng thu của từng chợ trong năm để xác định mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước do đó đây là nhóm chợ có mức đóng góp thấp nhất vào ngân sách 73 triệu đồng, bình quân 1 chợ chỉ đóng góp 12,17 triệu đồng.
Hình thức quản lý và cơ sở vật chất của chợ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chợ. Như đã trình bày ở phần trên, tất cả các chợ kiên cố của thành phố Thái Bình đều được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 4.5 ta có thể thấy các chợ này hoạt động hiệu quả nhất: tổng thu đạt 2220 triệu đồng, bình quân 1 chợ đóng góp vào ngân sách 158,8 triệu đồng. Các chợ do tổ quản lý hoạt động kém hiệu quả, tổng thu chỉ đạt 50 triệu đồng, bình quân mỗi chợ đóng góp 10 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước. Các chợ bán kiên cố là những chợ có quy mô nhỏ và trung bình nên số lượng người bán ít. Vì vậy tổng thu qua chợ của nhóm chợ này thấp hơn so với các chợ kiên cố đạt 1022 triệu đồng (chiếm 31,52%), bình quân mỗi chợ đóng góp 33,11 triệu đồng.
Qua tìm hiểu kết quả thu lệ phí, nộp ngân sách của các chợ, chúng tôi thấy: hiệu quả hoạt động của các chợ kiên cố, có quy mô lớn cao hơn các chợ bán kiên cố, quy mô trung bình. Mặt khác, hình thức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp cũng tỏ ra hiệu quả hơn. Vì vậy, trong thành phố thời gian tới để nâng cao hoạt động của các chợ thành phố cần mở rộng diện tích của các chợ đặc biệt là những chợ có quy mô nhỏ để thu hút nhiều người vào kinh doanh, bán hàng trong chợ. Tiến tới tổ chức quản lý các chợ theo mô hình doanh nghiệp.
4.2 Hoạt động bán rau ở các chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình
Do không có điều kiện nghiên cứu hoạt động bán rau của rất cả các chợ quy hoạch trên địa bàn thành phố Thái Bình, chúng tôi đã chọn 5 chợ đại diện: chợ Bồ Xuyên, chợ Quang Trung, chợ Tiền Phong, chợ Đề Thám I, chợ Đậu.
Từ tài liệu thu thập được của 5 chợ đại diện, chúng tôi đã tổng hợp và đánh giá ở các khía cạnh sau:
4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của chợ
Tổng hợp kết quả điều tra về quá trình hình thành và phát triển của 5 chợ được thể hiện qua bảng 4.6: