CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI
3.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Kho bạc Nhà nước Hà Nội
- Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tƣ cách là ngƣời đứng đầu Chính phủ đã ký Sắc lệnh số 75/SL về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Theo đó, Nha Ngân khố Quốc gia (tiền thân của hệ thống KBNN ngày nay) là một tổ chức cấu thành trong Bộ Tài chính, để thực hiện nhiệm vụ: tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng và công phiếu kháng chiến; quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán; chịu trách nhiệm xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị thụ hƣởng; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính; phát hành giấy bạc Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ kế toán.
- Trƣớc yêu cầu và tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 20/7/1951, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Nghị định số 107/TTg lập ra KBNN (gọi tắt là Kho bạc) đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. KBNN tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thu, chi quỹ NSNN, bảo đảm các nhu cầu chi của bộ máy nhà nƣớc, phục vụ công cuộc kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc
- Ngày 04/01/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng chính là giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN. Hệ thống KBNN đƣợc tổ chức thành KBNN Trung ƣơng (ở Trung ƣơng), Kho bạc Liên khu (ở các Liên khu) và Kho bạc tỉnh, thành phố ở các tỉnh, thành phố.
- KBNN Hà Nội đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 theo
quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ). Qua quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Hà Nội
đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống tài chính quốc gia.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Hà Nội bạc Nhà nước Hà Nội
Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng giai đoạn, Chính phủ đã ban hành Quyết định 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính thì
3.1.2.1. Chức năng của KBNN Hà Nội
Là tổ chức trực thuộc KBNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN, cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
3.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Hà Nội
- Tập trung, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN. Thực hiện số thu cho các cấp ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền. Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tƣợng thụ hƣởng theo dự toán đã đƣợc duyệt. Khi phát hiện đơn vị hay tổ chức thụ hƣởng kinh phí NSNN có sự vi phạm chế độ quản lý tài chính nhà nƣớc, thì KBNN Hà Nội đƣợc tạm thời đình chỉ thanh toán và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xử lý.
- Kiểm soát, thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tƣ, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.
- Kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ và các khoản tịch thu đƣa vào tài sản nhà nƣớc theo quyết
-Tổ chức huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển dƣới hình thức phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ thông qua thị trƣờng vốn trong nƣớc.
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Hà Nội. KBNN Hà Nội mở tài khoản tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc ngân hàng thƣơng mại quốc doanh để giao dịch và thanh toán.
- Tổ chức thanh toán, điều hòa vốn và tiền mặt trong KBNN Hà Nội, đảm bảo tập trung nhanh các khoản thu, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nƣớc, tiền và tài sản tạm thu tạm giữ...
Để phù hợp với nhiệm vụ trên, KBNN Hà Nội đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ thành phố đến quận huyện và bao gồm 2 cấp là cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã.
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Hà Nội
KBNN Hà Nội là đơn vị trực thuộc KBNN, đƣợc tổ chức theo hệ thống dọc gắn liền với hệ thống hành chính từ cấp thành phố đến cấp thị xã, quận, huyện. Tổ chức bộ máy của KBNN Hà Nội bao gồm: Văn phòng KBNN Hà Nội và 29 KBNN quận, huyện. Bộ máy điều hành quản lý là ban lãnh đạo KBNN Hà Nội gồm Giám đốc và 4 Phó Giám đốc; cơ quan quản lý trực tiếp của KBNN Hà Nội là KBNN ở Trung ƣơng theo phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
KBNN Hà Nội đƣợc tổ chức thành hệ thống dọc theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất, có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:
a) Văn phòng KBNN Hà Nội
Bộ máy giúp việc cho Giám đốc KBNN Hà Nội có 11 phòng, gồm: Văn phòng; Phòng Kế toán nhà nƣớc; Phòng Kiểm soát chi ngân sách Trung ƣơng I; Phòng Kiểm soát chi ngân sách Trung ƣơng II; Phòng Kiểm soát chi địa phƣơng;
Phòng Kho quỹ; Phòng Thanh tra-kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ; Phòng Quản trị.
b) KBNN thị xã, quận, huyện trực thuộc
KBNN Hà Nội có 29 KBNN quận, huyện trực thuộc.
- Vị trí và chức năng:
KBNN thị xã, quận, huyện trực thuộc KBNN Hà Nội là tổ chức trực thuộc KBNN Hà Nội có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
KBNN thị xã, quận, huyện có tƣ cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nƣớc (NSNN) trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
+ Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác đƣợc giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, huyện.
+ Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
+ Quản lý ngân quỹ KBNN quận, huyện theo chế độ quy định.
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN quận, huyện. + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN quận, huyện.
+ Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN quận, huyện tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN quận, huyện.
+ Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nƣớc: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN quận, huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cƣợc, ký quỹ, tiền, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN quận, huyện, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật; xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN quận, huyện.
+ Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận, huyện.
+ Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN quận, huyện.
+ Thực hiện công tác tiếp công dân tại KBNN quận, huyện theo quy định. + Quản lý đội ngũ CBCC và thực hiện công tác văn thƣ, lƣu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN quận, huyện theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
+ Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN quận, huyện theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN thành phố giao KBNN quận, huyện đƣợc tổ chức thành 3 tổ: Tổ Kế toán, Tổ Tổng hợp - Hành chính, Tổ Kho quỹ.
Hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy KBNN Hà Nội