1.3. CÁC HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC
1.3.5. Kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét việc triển khai tổ chức thực hiện việc nâng cao chất lƣợng nhân lực, thanh tra và phát hiện những nhân tố tích cực để phát huy, tìm các sơ hở, bất cập, qua đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện, điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp.
- Giám sát đƣợc hiểu là việc theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các tổ chức và nhân lực trong việc thực hiện các hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Các hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra định kỳ: theo quý, hoặc 6 tháng đầu năm hoặc cả năm kết quả hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực.
+ Kiểm tra bất thƣờng (đột xuất): theo chuyên đề, hoặc theo sự phát sinh trong công việc.
- Các hình thức giám sát:
+ Giám sát trực tiếp: là hình thức giám sát có sự gặp gỡ trực tiếp giữa chủ thể giám sát và đối tƣợng giám sát.
+ Giám sát gián tiếp: là hình thức giám sát không có sự gặp gỡ giữa chủ thể giám sát và đối tƣợng giám sát.
+ Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con ngƣời trong xã hội. Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con ngƣời trong xã hội. Ý thức càng cao càng phải coi trọng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát. Nhiệm vụ càng nặng nề, phức tạp càng đòi hỏi phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát.
- Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của tổ chức, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng và phát triển của tổ chức.