CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.3. Phát triển đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ làm công tác đào tạo,
tạo, bồi dƣỡng cho công chức mới
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm mục tiêu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất chính trị và có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quản lý tài chính rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KBNN Hà Nội đến năm 2020. Do đó, trong giai đoạn tới, KBNN Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cƣờng nguồn lực, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Cụ thể là xác định cụ thể các nội dung phải đào tạo, bồi dƣỡng nhằm thực hiện chuẩn hóa ngạch công chức; đào tạo, bồi dƣỡng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, đào tạo chuyển đổi đội ngũ công chức; đào tạo, bồi dƣỡng cho công chức dự bị; cần nâng cao phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên kiêm chức; đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp đào tạo; mở rộng phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành; Xây dựng bộ giáo trình nội bộ chuẩn về các nghiệp vụ KBNN phù hợp…để nâng cao vào công tác đào tạo cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN Hà Nội nhằm tạo ra sự chuyển biến thật sự về chất cho đội ngũ cán bộ, công chức theo hƣớng chuyên sâu, chuyên nghiệp và hiện đại.
Thứ nhất, nâng cao trình độ, bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên, hƣớng dẫn. Do đặc thù của ngành KBNN, đội ngũ giảng viên các khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ đa phần là công chức lãnh đạo từ cấp Phòng trở lên, chƣa từng qua
nghiệp vụ sƣ phạm nên sự truyền đạt kiến thức, kỹ năng còn có những hạn chế nhất định. Nâng cao phát triển năng lực cho đội ngũ giảng viên kiêm chức, nhằm đóng góp cho việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Hà Nội cần phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức đào tạo, bồi dƣỡng lại trên cơ sở xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là những cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác và có khả năng phân tích, đánh giá tình hình. Có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức có kinh nghiệm công tác thực tiễn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và có khả năng sƣ phạm tham gia vào đội ngũ giảng viên kiêm chức. Đồng thời phối hợp với các cơ sở đào tạo cử cán bộ, công chức tham gia nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên kiêm chức.
Thứ hai, xây dựng hệ thống chƣơng trình, giáo trình, tài liệu nội bộ bồi dƣỡng: kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ lãnh đạo các cấp thuộc đối tƣợng đƣợc phân cấp quản lý; chƣơng trình bồi dƣỡng, tập huấn cập nhật kiến thức khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách, sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc. Gắn đào tạo, bồi dƣỡng với quy hoạch và sử dụng cán bộ, công chức có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của phát triển KBNN Hà Nội, trên cơ sở quy hoạch cán bộ để xác định các nội dung phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, nhằm nâng cao chất lƣợng, tiết kiệm đƣợc kinh phí. Sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng bố trí đúng công việc nhằm phát huy hiệu quả của công chức, viên chức.
Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình và nội dung đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp cho từng đối tƣợng, từng giai đoạn phát triển trên cơ sở phân tích yêu cầu công việc, trình độ hiện có của công chức để từ đó có những định hƣớng về số lƣợng công chức cần đào tạo, nội dung cần bồi dƣỡng đào tạo phục vụ yêu cầu công việc trƣớc mắt và lâu dài. Nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phải đƣợc chuẩn hóa mang tính khoa học hiện đại thực tiễn, bao gồm cả đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng và về văn hóa công sở.
Thứ ba, Xây dựng Quy chế bắt buộc và khuyến khích đào tạo với công chức: Thực chất là sử dụng hệ thống các biện pháp vừa có tính chất tổ chức, vừa có tính
chất kinh tế, hành chính tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi và những yêu cầu đối với công chức trong thời gian công tác phải được học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.
Khuyến khích công chức học tập, bồi dưỡng và tham gia các khóa đào tạo: Cần làm cho mọi công chức thấy rõ sự cần thiết và lợi ích trong đào tạo, bồi dưỡng để có kế hoạch chủ động tham gia các khảo đào tạo, bồi dưỡng. Quy chế cần quy định rõ chế độ, điều kiện cần thiết đối với công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể:
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền cho công chức nhận thấy sự đúng đắn về nghĩa vụ và quyền lợi học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cá nhân, góp phần nâng cao năng lực của tổ chức. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ chính trị được đặt ngang tầm với nhiệm vụ chuyên môn của tổ chức và cá nhân.
Khuyến khích công chức tự học tập nâng cao trình độ về ngoại ngữ, tin học. Cơ quan phối hợp với các trung tâm đào tạo mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho công chức tham gia học tập, cuối kỳ có kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, nhân xét đánh giá và khen thưởng thành tích học tập.
Có cơ chế khuyến khích đối với những công chức đạt kết quả cao trong học tập, phát huy được những kiến thức, kỹ năng được đào tạo, bồi dưỡng trong thực tế công tác như : thực hiện chế độ thưởng, nâng lương trước hạn, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo,…
Xây dựng quy chế bắt buộc công chức tham gia học tập, bồi dưỡng Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo công chức, hàng năm mỗi công chức phải được bồi dưỡng ít nhất là 10 ngày. Có thể nói rằng, lần đầu tiên Chính phủ có thể chế hóa việc cập nhật, bồi dưỡng kiến thức cho công chức. Từ căn cứ trên, cơ quan KBNN Hà Nội cần xây dựng cơ chế bắt buộc công chức học tập, bồi dưỡng, đưa học tập lên đúng với tầm quan trọng của nó, học tập là nhiệm vụ thiết thực, bắt buộc đối với mọi công chức.
Mặt khác, tuân thủ nghiêm túc những quy định về tiêu chuẩn ngạch, bậc, công chức lãnh đạo, công chức được xếp vào ngạch bậc nào phải được chuẩn hóa,
có đủ tiêu chuẩn của ngạch bậc, của chức vụ đó. Thực hiện chuẩn hóa đối với một số nhiệm vụ công việc như những Phòng Tổng hợp, Thanh tra,… đòi hỏi 100% công chức phải tốt nghiệp đại học, đó qua chương trình bồi dưỡng kiến thức ngạch chuyên viên,... Tại các vị trí công tác đó được chuẩn hóa, các công chức sau một thời gian nhất định vẫn không đáp ứng được yêu cầu, không cố gắng học tập, không đủ trình độ thì buộc phải sắp xếp công tác khác.
Công chức lãnh đạo đều phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đó qua các chương trình bồi dưỡng đào tạo như: quản lý nhà nước, lý luận chính trị theo chuẩn hóa của chức danh đảm nhiệm.
Đối với công chức thuộc diện quy hoạch thì việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng là yêu cầu bắt buộc, qua đó đánh giá năng lực, trình độ để xem xét bổ nhiệm.
Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt tỷ lệ từ 5% trở trên trong tổng nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.