1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của ngành giáo dục
Thứ nhất, nguồn nhân lực ngành giáo dục là nguồn nhân lực có học vấn, có
nói riêng là một nguồn nhân lực có yêu cầu, trình độ khá cao và được đào tạo cơ bản, hệ thống là chủ yếu. Đội ngũ nhân lực giáo dục- đào tạo (GD-ĐT) luôn có trình độ đào tạo khá rộng.
Thứ hai, nguồn nhân lực ngành giáo dục có những đặc điểm của nguồn nhân
lực nói chung và đặc điểm riêng của ngành
- Nguồn nhân lực có đầy đủ phẩm chất, đức tính truyền thống của người lao động Việt Nam, đó là: Con người có bản chất nhân văn - nhân bản, nhân ái trong quan hệ với con người, với cộng đồng; có đầu óc khoa học và duy lý biết sử dụng các quy luật để xây dựng cuộc sống; có nhân cách công dân, ý thức rõ về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; con người lao động có tay nghề cao, sáng tạo ra các giá trị để làm giàu cho mình và cho xã hội.
- Đặc điểm riêng : Ngành giáo dục là ngành tạo ra các sản phẩm đặc thù thông qua đào tạo về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng sống để trở thành nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu về chất lượng: Người lao động được đào tạo bài bản theo những trình độ chuẩn nhất định theo từng cấp học, theo chuyên môn, có hiểu biết sư phạm và phương pháp sư phạm; có tri thức, có nhân cách và đòi hỏi tính gương mẫu cao (thầy giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo);
Sản phẩm lao động của họ có tính trừu tượng, đó là giảng dạy giáo dục các thế hệ học sinh, hình thành và phát triển trí tuệ, đạo đức, nhân cách cho các thế hệ học trò, đào tạo lớp người mới có kiến thức khoa học, kỹ thuật, có đạo đức, năng động, sáng tạo.
Chất lượng của nguồn nhân lực ngành giáo dục quyết định trực tiếp đến chất lượng của các lực lượng lao động kế cận trong tương lai. Trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò chủ đạo của quá trình giáo dục, là lực lượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu giáo dục - đào tạo, từng bước nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước.
Thứ ba, Nguồn nhân lực giáo dục tiểu học phải có phẩm chất đạo đức trong
Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải quan tâm, săn sóc học trò với tình cảm sâu nặng như ruột thịt, song cách thể hiện phải phù hợp với từng lứa tuổi và cấp học. Ở bậc mẫu giáo và tiểu học, người thầy phải dành cho học trò một tình thương đặc biệt như tình cảm của cha mẹ với các con. Người căn dặn: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ, hay "phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình"(5).
Phải gương mẫu về đạo đức. Sự gương mẫu ở đây là người thầy thực hiện trước hết những điều mình dạy học trò. Người nói: "Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dạy sớm mà giáo viên thì trưa mới dạy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu"(6). Người thầy có ý thức về sự gương mẫu của mình tức là đang tự hoàn thiện mình. Người thầy dạy học trò về phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thương yêu lẫn nhau; đoàn kết nội bộ; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Gương mẫu về lĩnh vực đó, nghĩa là người thầy đang trên con đường xây dựng đạo đức cho mình.
Thứ tư, Nguồn nhân lực giáo dục tiểu học là nguồn nhân lực chất lượng,
được đào tạo bài bản
Theo quy chuẩn nghề nghiệp của nguồn nhân lực ngành giáo dục tiểu học, đặc biệt là giáo viên tiểu học phải có các đặc điểm sau:
- Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy; Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
- Phải có kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. Bao gồm các tiêu chí sau: Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối
tượng học sinh; Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học; Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp; Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.
- Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau: Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học; Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới; Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.
- Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chí sau: Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.
- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Lập được kế hoạch dạy học;
biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
Thứ năm, Nguồn nhân lực giáo dục tiểu học là nguồn nhân lực có cơ cấu đa