CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp xử lý tƣ liệu
2.2.1. Phƣơng pháp thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là việc sử dụng, thu thập, hệ thống hóa, xử lý các số liệu thống kê trong một thời gian dài nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài, độ tin cậy của số liệu thống kê và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
Phương pháp thông kê chủ yếu được sử dụng trong chương 3 thống kê trong khái quát chung về quận Hà Đông và tình hình phát triển hệ thống giáo dục của quân. Bên cạnh đó, cũng thống kê các số liệu về công tác quản lý trong tuyển chọn và sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ và thanh tra kiểm tra.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3 khi phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực giáo dục tiểu học, đây là phương pháp xem xét mỗi chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động tại đơn vị nghiên cứu.
Việc so sánh được thực hiện qua các năm từ năm 2012-2016, so sánh qua các năm nhằm thấy được sự phát triển, biến động tăng giảm qua các mốc thời gian để từ đó bổ sung cho các phân tích nhằm tăng tính thuyết phục trong nghiên cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu được sử dụng trong chương 1, 3 khi phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực giáo dục tiểu học, bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù liên quan ngành giáo dục.
Phân tích những kinh nghiệm thực tiễn tại quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh và tại TP. Hạ Long tỉnh Quảng Ninh về công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục cấp tiểu học từ đó tổng hợp lại để đưa ra bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông.
Phân tích sử dụng trong chương 3:
- Phân tích thực trạng công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực - Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực giáo viên
- Thực trạng công tác đãi ngộ và tạo động lực với giáo viên cấp tiểu học - Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá giáo viên
Sau khi phân tích các thực trạng từ đó tổng hợp lại đưa ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của sự việc nghiên cứu.
2.2.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
- Ý kiến chuyên gia: tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu bằng cách gửi trước câu hỏi tới các đối tượng:
+ Giáo viên
+ Nhà quản lý tại Phòng GD&ĐT, tai các trường tiểu học - Bảng hỏi:
Tác giả đã lựa chọn và gửi 200 phiếu tới các cơ quan quản lý như phòng GD- ĐT quận Hà Đông và giáo viên, quản lý của 10 trường tiểu học trên địa bàn quận.
Số phiếu phát ra: 200 phiếu
Số phiếu nhận về: 151 phiếu. Trong đó: Nam: 97 phiếu, Nữ: 54 phiếu Độ tuổi: 22-35: 25 phiếu; Từ 36-45: 78 phiếu; Từ 45-60: 48 phiếu
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG 3.1. Khái quát chung về hệ thống giáo dục – đào tạo quận Hà Đông
3.1.1. Giới thiệu khái quát chung về quận Hà Đông
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12 km về phía Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.
Kể từ ngày 6/10/1954 Thị Xã Hà Đông (Tỉnh Hà Đông ) hoàn toàn giải phóng. Từ năm 1954 đến năm 1975, cùng với cả nước, nhân dân Hà Đông đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN; đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Giai đoạn này Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Tây. Từ năm 1976 đến 1991 Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Sơn Bình. Từ tháng 10/1991 đến tháng 8/2008 Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Tây . Rồi tháng1/8/2008 cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8 tháng 5 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ra nghị quyết thành lập quận Hà Đông trực thuộc thủ đô Hà Nội trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Đông, gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu. Hà Đông trở thành quận có diện tích lớn thứ hai của Hà Nội (sau quận Long Biên).Đến nay, Hà Đông trở thành một Quận của thành phố Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, trái tim của cả nước.
Tổng diện tích tự nhiên 47,9174 Km2 gồm có 17 đơn vị hành chính (17 phường) Dân số khoảng 228,715 người. Thường trú 175,371 người tạm trú: 53,344
người. Quận Hà Đông có nền văn hoá truyền thống lâu đời, có nhiều địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước.
3.1.2. Tình hình phát triển hệ thống giáo dục đào tạo quận Hà Đông
Cùng với bề dày của lịch sử cách mạng , Ngành Giáo d ục và Đào ta ̣o Hà
Đông đươ ̣c hình thành phát tri ển không ngừng ngày càng toàn di ện, chất lượng dạy và học được nâng cao ở các bậc học, luôn đạt được nhiều thành tích cao, nhiều năm là đơn vị tiên tiến xuất sắc của tỉnh (Hà Tây cũ) Hà Nội ngày nay. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hà Đông luôn coi trọng sự nghiệp trồng người, đặt nhiệm vụ Giáo dục và Đào t ạo là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển văn hoá - xã hội của Quận. Với sự nỗ lực của các cấp Ủy đảng, Chính quyền và các ban ngành đoàn thể của Quận, đặc biệt là sự đóng góp công sức, tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo, sự nghiệp giáo dục của quận Hà Đông ngày càng phát triển, Chất lượng giáo dục đạo đức và văn hoá ngày càng đư ợc nâng lên. Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư; môi trường dạy và học ngày càng được cải thiện: xanh, sạch, đẹp. Kết thúc năm học 2010-2011 ngành GD&ĐT quận được UBND Thành phố tặng Bằng khen là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2010-2011 với những thành tích đáng ghi nhâ ̣n.
Năm năm liên tu ̣c (2001-2005) ngành GD&ĐT Hà Đông luôn là đơn v ị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh (Trong đó có 3 năm là lá cờ đầu của tỉnh). Năm 2001 được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Giai đoa ̣n này các k ỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, Hà Đông luôn luôn là đơn vị dẫn đầu (tỉnh Hà Tây ). 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường. 97,8% giáo viên giảng da ̣y đều đ ạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ.
Công tác xã hội hoá giáo dục phát triển, hội khuyến học hoạt động có hiệu quả. Bên ca ̣nh đó , quận Hà Đông từ lâu đã trở thành trung tâm giáo d ục - đào tạo khoa học kỹ thuật với lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề chiếm phần nhiều trong lực lượng lao động. Hà Đông là nơi có nhiều học viện, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo nghề, trường dạy nghề của địa phương và của trung ương , hàng năm thu hút hàng chục ngàn ho ̣c sinh , sinh viên, nghiên cứu sinh thuô ̣c các ngành học tới để h ọc tập,
nghiên cứu nâng cao trình đô ̣ nghiê ̣p vu ̣ phu ̣c vu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng của các ngành trên khắp đất nước . Vượt lên bao khó khăn , thách thức, ngành GD&ĐT quâ ̣n Hà Đông đã phát triển không ngừng về quy mô , đa da ̣ng về loa ̣i hình, ngành học, bâ ̣c ho ̣c đến năm 2016 có tổng số 80 trường, Gồm 28 trường mầm non, 33 trường tiểu học và 19 trường THCS. phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa: Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, của Sở Giáo dục Hà Nội, hiện nay quận Hà Đông đang tiến hành hoàn thành công tác qui hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong năm học đã cơ bản xóa phòng học cấp 4, xóa các điểm trường lẻ; 100% các phòng học đạt chuẩn về chiếu sáng học đường; Có thêm 06 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia nâng tỷ lệ trường chuẩn đạt 36,5%. Phòng Giáo dục đã tham mưu đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cho các đơn vị trường học.
Công tác đào tạo, chuẩn hóa, nâng cao trình độ giáo viên: Triển khai thực hiện Đề án số 01-ĐA/QU của Quận ủy Hà Đông về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo quận Hà Đông giai đoạn 2010-2015.
Để nâng cao chất lươ ̣ng , ngành Giáo dục Quận đã tăng cường t ổ chức nhiều chuyên đề nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được tham gia học tập, bồi dưỡng các lớp do các trường đại học Sư phạm tổ chức theo hình thức từ xa, tại chức. Tham mưu UBND quận trợ cấp ngân sách trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị và quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo đương nhiê ̣m và dự nguồn.
Ngành đã chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, không ngừng đổi mới công tác qu ản lý, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Toàn ngành triển khai hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn theo đúng k ế hoạch biên chế năm học, thường xuyên tổ chức các chuyên đề nâng cao chất lươ ̣ng các giờ học.
Với sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thành phố , sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời c ủa Quận ủy, HĐND, UBND quận cùng với sự đoàn kết nhất trí cao của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên toàn ngành trong vi ệc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
để đạt chỉ tiêu, kế hoa ̣ch năm học. Những thành tích nổi bật của năm học đó là: chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên rõ rệt, công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS được giữ vững, phấn đấu đa ̣t các tiêu chí của phổ câ ̣p Giáo du ̣c Bâ ̣c Trung ho ̣c , các hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp được triển khai đồng bộ, hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn quận đáp ứng viê ̣c đào tạo con người cho quá trình xây dựng quận Hà Đông ngày càng phát triển văn minh , hiê ̣n đa ̣i, xứng đáng là quâ ̣n có thế ma ̣nh của Thủ đô Hà Nội.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục quận Hà Đông, TP Hà Nội đã tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Xác định "Giáo dục là quốc sách" nên những năm qua, quận Hà Đông đã tăng cường đầu tư trang, thiết bị dạy học hiện đại, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên (GV). Nhờ đó, chất lượng giáo dục trên địa bàn quận đã được nâng lên qua kết quả tỷ lệ GV và học sinh (HS) giỏi các cấp tăng nhanh. Hàng năm, có nhiều HS, GV đạt giải tại các kỳ thi cấp TP và quốc gia.
Tình hình phát triển ngành giáo dục tiểu học quận Hà Đông như sau :
Mạng lưới trường, lớp học phủ kín đến tất cả các phường. Tất cả các phường trong địa bàn đều có ít nhất 1 trường tiểu học. Những địa bàn tập trung mật độ dân số cao hoặc diện tích rộng có 2 trường tiểu học trong một phường. Một số phường có phân hiệu (điểm trường).
Toàn quận đã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học đúng tuổi từ năm 2001, đến nay tỷ lệ phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 99,6%. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 năm 2017 đạt gần 100,0% và tỷ lệ trẻ khuyết tật học hoà nhập đạt 96,5%. Tổng số học sinh tiểu học năm 2017 là 30.207 em, số lớp học cấp tiểu học năm 2017 có khoảng 649 lớp. Sỹ số học sinh trung bình trong 1 lớp học trong những năm qua tương đối ổn định ở mức thấp (trong khoảng dưới 50 học sinh/lớp tính từ năm 2010 đến nay). Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện điều kiện dạy, học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm 2017, toàn quận có 31 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia (đạt 89,6%), tỷ lệ học sinh học 2 buổi ở trường/ngày đạt trên 100%. Có 33/33 trường tổ chức cho học sinh học ngoại ngữ từ lớp 3 đến lớp 5 với với tỷ lệ đạt 90,14%; có 33/33 trường tổ chức dạy tin học cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đạt 84,45%. Khoảng 99,5% học sinh tốt nghiệp tiểu học đúng tuổi.
UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TH Văn Yên TH Yên Nghĩa TH Yết Kiêu PHÒNG GD-ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG TH Phú Lƣơng I TH Phú Lƣơng II TH Trần Phú TH Văn Khê TH Vạn Phúc TH Lê Hồng Phong TH Dƣơng Nội A TH Dƣơng Nội B TH Kiến Hƣng TH Kim Đồng TH Lê Lợi TH Phú La TH Phú Lãm TH Đoàn Kết TH Đồng Mai I TH Đồng Mai II TH Nguyễn Trãi TH Lê Trọng Tấn TH Nguyễn Du TH An Hƣng TH Biên Giang TH Ban Mai ( Ngoài công lập) TH Hà Nội Thăng long (Ngoài công lập)
TH Chu Văn An
Bảng 3.1: Một số chỉ báo về hiện trạng giáo dục tiểu học quận Hà Đông năm 2017
Nội dung Số lƣợng
1. Số làng/phường 17
2. Số trường 33
Trong đó : Số trường đạt chuẩn 31
Tỷ lệ trường đạt chuẩn (%) 93,94
3. Số phòng học 649
4. Số học sinh 30207
5. Số giáo viên 994
6. Tỷ lệ giáo viên/lớp 1.5
Nguồn: Sở GD - ĐT Quận Hà Đông-BCTK cấp tiểu học Quận HĐ 2016-2017
Tỷ lệ phòng học/lớp học trung bình toàn quận là 0,96 phòng/lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức học cả ngày ở trường. Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 100%, trong đó các trường tiểu học có tỷ lệ huy động cao là đạt Đoàn Kết 100%, Văn Yên đạt 96,8%, Nguyễn Trãi 93,8%.
a) Đội ngũ giáo viên
Tổng số giáo viên tiểu học năm 2016-2017 của toàn quận Hà Đông có 1070 người.(trong đó quản lý 76 người, giáo viên 994 người).
Trình độ đào tạo:
+ Đạt chuẩn: CBQL, GV, CNV đạt chuẩn 100%
+ Trên chuẩn: CBQL: 100 % ; GVCB : 96,5 %; GV chuyên biệt: 95,2%; NV: 37,5%.
- Tỷ lệ GV/lớp trung bình : 1,5 b) Cơ sở vật chất trường học
Phòng GD quận tích cực tham mưu với UBND quận trong việc xây dựng kế hoạch phát triển quy mô, mở rộng mạng lưới trường lớp phù hợp với tốc độ phát triển dân cư trong khu vực; Bổ sung phòng học và các phòng điều kiện để tổ chức
tính, máy chiếu đa năng,... ; thư viện của nhiều trường đã được đầu tư thêm sách, truyện..…góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.