CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện cong tác quản lý nguồn nhân lực
4.1.1. Dự báo phát triển kinh tế, dân số đến năm 2020
Nhìn chung, sự biến động số người trong các nhóm tuổi đi học của quận trong thời kỳ đến năm 2020 có những xáo trộn lớn và dự kiến phát sinh nhiều khó khăn đối với sự phát triển giáo dục, đào tạo của quận với khi mật độ học sinh các cấp tăng đáng kể.
Công tác giáo dục và đào tạo cần có bước chuyển biến tích cực cả về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất dạy và học. Các trường mới được đầu tư mở rộng phạm vi sử dụng đáp ứng nhu cầu tăng dân số và tăng số trẻ đến trường cơ học của quận.
Dự báo dân số và phân bổ dân số tương lai của thành phố Hà Nội đóng vai trò quan trọng tạo ra khung quy hoạch cơ sở. Trong Quy hoạch chung năm 1998, các chuyên gia đã đưa ra khung dự báo dân số cho Hà Nội đến năm 2020, ngoài ra Quy hoạch Phát triển Vùng thủ đô Hà Nội của Bộ Xây dựng năm 2005 cũng đưa ra kết quả phân tích mới. Sau khi nghiên cứu kỹ dự báo của hai quy hoạch nói trên và cân nhắc một số yếu tố mới, nghiên cứu HAIDEP đã đưa ra đề xuất mới về dự báo dân số cho Hà Nội.
Mặc dù, dân số Hà Nội năm 2020 được ước tính ở mức 4,5 triệu người nhưng rất có thể rằng sau đó quy mô dân số sẽ tiếp tục tăng do tốc độ đô thị hoá của cả nước tới năm 2020 nói chung vẫn thấp và quá trình công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra. Nếu giả định rằng dân số Hà Nội tăng trưởng chậm khoảng 2%/năm sau năm 2020 thì tới năm 2030 dân số Hà Nội sẽ lên tới 5,9 triệu người.
Bảng 4.1: Dân số tƣơng lai của Hà Nội và các khu vực lân cận
QH 1998 Xu hướng QH VTĐ Đề xuất Đô thị
Hà Nội Đô thị Nông thôn Tổng 2.800(2) 4.000(3) 3.700(3) 3.900(3) 1.100(4) 800(5) 600 600 3.900 4.800 4.300 4.500 Khu vực phụ cận (1) - 300 800 600 Tổng - 5.100 5.100 5.100
Nguồn: Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP)
1) Gồm Hà Đông, Trạm Trôi, An Khánh (Hà Tây), Phúc Yên, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Từ Sơn (Bắc Ninh) và Như Quỳnh (Hưng Yên). 2) Bao gồm cả Sóc Sơn. 3) Dân số nông thôn năm 2020 được tính toán dựa trên số liệu năm 2010 (ước tính theo dự báo tổng dân số Hà Nội của Kế hoạch KT-XH 2006-2010 4) QH Vùng thủ đô của BXD (2005) ước tính tăng trưởng dân số Hà Nội từ 2003 đến 2020 là 1,9 triệu người bao gồm cả tăng trưởng tự nhiên và tăng trưởng cơ học (so với 1,8 triệu người của năm 2003)
- Dự báo về phát triển kinh tế-xã hội địa bàn quận Hà Đông đến năm 2020 Quận Hà Đông với vị trí là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh Hà Tây trước đây, nay là một quận nội thành quan trọng phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội. Trong 5 năm qua, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hà Đông đã chủ động, tích cực và sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ TP Hà Nội, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ Quận. Tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu trên địa bàn bình quân 5 năm (2011 - 2015) tăng 19,8% (giá cố định năm 2010), quy mô năm 2015 ước đạt 85.931 tỷ 260 triệu đồng, gấp 2,47 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 90,48 triệu đồng/người/năm - mức cao so với mặt bằng chung trên địa bàn TP. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận bình quân là 1.493 tỷ 396 triệu đồng, trong đó thuế CT - NQD bình quân tăng 22,7%/năm (vượt mục tiêu Đại hội là 5,7%/năm). Thu cân đối ngân sách toàn quận bình quân tăng 24% (vượt mục tiêu Đại hội là 7%/năm).
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ quận đề ra mục tiêu tổng quát, đó là: "Xây dựng quận Hà Đông trở thành đô thị phát triển mạnh, toàn diện và bền vững trên cơ sở xây dựng, phát triển và quản lý đô thị đi đôi với phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại, du lịch và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Chú trọng quan tâm bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; tạo chuyển biến mới trong xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở. Quyết tâm xây dựng Hà Đông trở thành quận quan trọng của Thủ đô Hà Nội".
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu này, Đảng bộ Quận Hà Đông sẽ huy động và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện 3 khâu đột phá. Thứ nhất, tập trung công tác quản lý đô thị, duy trì trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự xây dựng; hoàn thành khớp nối hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch. Thứ hai, nâng cao chất lượng giải quyết các giao dịch hành chính, ý thức, trách nhiệm phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thông tin gắn với cải cách hành chính, xây dựng cơ quan điện tử, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử. Thứ ba, nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức Quận và phường; tập trung công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, sắp xếp bố trí, điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách cán bộ. Theo “Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực cùng những kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hà Đông đã đạt được trong nhiệm kỳ 2010 - 2015. Đồng chí Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ quận Hà Đông cần tiếp tục duy trì thực hiện 7 chương trình đề án mà hiện nay quận đang triển khai, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Ngay sau Đại hội, cấp ủy khóa mới cần khẩn trương quán triệt và cụ thể hoá Nghị
quyết thành các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện; trong đó, xác định những trọng tâm, trọng điểm, những việc cần làm ngay để tập trung lãnh đạo; đồng thời phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành, từng cá nhân; thường xuyên kiểm tra, sơ kết để rút kinh nghiệm chỉ đạo; nhân rộng những điển hình nhằm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ tới. Trước mắt quận cần tập trung thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016, tạo đà thuận lợi thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2016 - 2021.”