Thực trạng công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục khối tiểu học quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục bậc

3.2.2. Thực trạng công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực

Theo báo cáo sơ kết đánh giá công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực là đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tại Hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2016 - 2017 vừa tổ chức tại Hà Nội, đội ngũ cán bộ quản lý tại quận Hà Đông phần lớn đều là các nhà giáo giỏi được điều động sang làm công tác quản lý; đa số đạt chuẩn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao.

Công tác tuyển chọn, bố trí và sử dụng đôi ngũ giáo viên đạt chuẩn, tương đối hợp lý về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.

Biểu đồ 3.2: Chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên tiểu học quận Hà Đông qua các năm

Nguồn : Phòng GD-ĐT Hà Đông

Chỉ tiêu tuyển sinh giáo viên tiểu học qua các năm tại quận Hà Đông phụ thuộc vào nhu cầu thực tế hàng năm, theo đó năm 2015 là đạt nhiều chỉ tiêu hơn cả do phải bổ sung cho lực lượng giáo viên nghỉ hưu và giáo viên chuyển công tác, thêm giáo viên bổ sung vào một số trường như tiểu học vùng xa trung tâm, thiếu nhiều giáo viên ở các môn học như nhạc, họa, tiếng anh, tin…

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo được thực hiê ̣n theo hê ̣ thống các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t triển khai Luâ ̣t Viên chức . Quận Hà Đông đã thực hiê ̣n tốt viê ̣c xây dựng Đề án vi ̣ trí viê ̣c làm , tổ chức chuyển xếp từ nga ̣ch sang hạng cho giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; đánh giá viên chức để rà soát, sàng lọc và tinh giản theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 39-NQ/TW của Trung ương và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ được tăng cường và thực hiện khá tốt, Quận Hà Đông đã có những phương án bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế, chế độ, chính sách cho nhà giáo được bảo đảm.

Tuy nhiên việc bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học còn tồn tại những bất cập, dẫn đến tình trạng mất cân đối cục bộ về cơ cấu giáo viên tiểu học giữa các phường, giữa các trường và giữa các môn học. Cụ thể ở các phường xa trung tâm như Kiến Hưng, Hà Cầu, Xa La thì thiếu giáo viên, còn các vùng trung tâm như quận như Văn Quán (trường tiểu học Văn Yên, Nguyễn Du), Mộ Lao (trường tiểu học Mỗ Lao), Nguyễn Trãi (Trường tiểu học Nguyễn Trãi) thì lại có tình trạng thừa giáo viên. Giữa các trường trong quận cũng xảy ra tình trạng như trên, những trường xa trung tâm thường được coi là trường làng về kinh tế khó khăn thì thiếu giáo viên, còn những trường ở trung tâm thì lại thừa giáo viên. Trong một trường cũng xảy ra mất cân đối giáo viên giữa các môn học, có môn thừa giáo viên, có môn lại thiếu giáo viên vì vậy sẽ không đảm bảo được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc luân chuyển đối với cán bộ quản lý còn chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định nên hiệu quả của công tác quản lý chưa cao.

3.2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục & đào tạo tiểu học.

Những năm qua, quận Hà Đông đã thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành giáo dục nói chung cũng như nguồn nhân lực ngành giáo dục cấp tiểu học nói riêng.

Công tác bồi dưỡng thường xuyên đã tập trung vào việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên theo các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp được triển khai có hiệu quả. Việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ngay tại trường học được đổi mới thông qua sinh hoạt chuyên môn, phát huy sự sáng tạo của giáo viên, cùng nhau rút kinh nghiệm, xây dựng các tiết dạy tốt, tổng kết các sáng kiến, kinh nghiệm.

Phòng GD-ĐT quận Hà đông đã đưa ra chỉ thị yêu cầu các trường tiểu học trên địa bàn phải thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trên địa bàn quận :

- Các trường phải đưa ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phải được triển khai đối với tất cả giáo viên trong nhà trường.

- Ưu tiên đào tạo bồi dưỡng hàng năm đối với giáo viên có chưa đạt chuẩn, hoạch đạt và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn.

- Gắn việc bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đào tạo với bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học.

- Việc thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD phải gắn với công tác quy hoạch cán bô ̣ hàng năm .

Tại quận Hà Đông thực hiện các giải pháp liên kết với các cơ sở uy tín ở nước ngoài trong công tác bồi dưỡng đội ngũ; tổ chức các hoạt động kết nghĩa, giúp đỡ các cơ sở giáo dục ở vùng khó trong đó có các hoạt động hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên thông qua nghiên cứu bài học...

Tuy nhiên, khi chuyển ngang từ ngạch sang hạng chức danh nghề nghiệp, nhiều giáo viên chưa đảm bảo đủ các tiêu chuẩn/tiêu chí theo quy định. Năng lực nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo còn yếu. Khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quản lý, dạy và học của nhiều giáo viên còn hạn chế...

Nhiều cán bộ quản lý trường học khi được bổ nhiệm chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý để có chứng chỉ quản lý giáo dục. Năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý cơ sở giáo dục còn yếu. Việc đánh giá cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo các chuẩn hiệu trưởng chưa thật sự hiệu quả. Việc thực hiện quy định giờ dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông và giờ trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non ở một số cơ sở giáo dục chưa thật sự nghiêm túc...

Mặt khác, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành giáo dục tiểu học, đã được áp dụng trên gần hết các trường Tiểu học của địa bàn quận Hà Đông. Ngành giáo dục quận Hà Đông đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý hàng năm và được triển khai tới tất cả các cán bộ giáo viên. Bên cạnh đó phòng giáo dục và đào tạo quận Hà Đông cũng thường xuyên liên kết, hợp tác với các trường đại học lớn như trường đại học sư phạm Quốc Gia, trường đại học sư phạm Hà nội 1,2… trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ cốt cán.

Ngành giáo dục quận Hà Đông cũng rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên và cán bộ quản lý có nhu cầu đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, đến nay đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục cấp tiểu học quận Hà Đông về cơ bản đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên công tác đào tạo giáo viên cấp tiểu học trong thời gian qua chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nói chung và quy hoạch nguồn nhân lực ngành giáo dục của quận nói riêng. Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được tổ chức thường xuyên nhưng mới chỉ chú trọng bồi dưỡng kiến thức mà chưa thực sự chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, vì vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý còn chậm đổi mới về phương pháp và kỹ năng trong công tác giáo dục, chưa ứng dụng được các phương pháp giáo dục mới vào giảng dạy nên chất lượng còn hạn chế. Dẫn đến tình trạng ở bậc học tiểu học, phổ thông hiện nay mới chỉ trú trọng dạy về kiến thức cho học sinh mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục kỹ năng cho học sinh.

3.2.4. Thực trạng về công tác đãi ngộ và tạo động lực với giáo viên cấp tiểu học

Cùng với tốc độ gia tăng dân số cơ học, số lượng học sinh hàng năm tại quận Hà Đông tăng cao, tạo áp lực lớn đối với thành phố trong việc đảm bảo chỗ học cho học sinh cũng như số lượng và chất lượng giáo viên. Tại quận Hà Đông việc tuyển dụng giáo viên luôn không đủ số lượng, số giáo viên đăng ký dự tuyển thấp hơn chỉ tiêu cần tuyển. Qua hai đợt tuyển dụng năm 2016, quận tuyển được 35 giáo viên và 6 nhân viên nhưng vẫn chưa đủ chỉ tiêu. Trong đó, bậc mầm non thiếu 9 giáo viên, bậc tiểu học thiếu 8 giáo viên và nhân viên, bậc trung học cơ sở thiếu 12 người, gồm giáo viên và tổng phụ trách đội. Ở những huyện vùng ven, việc tuyển dụng giáo viên cũng rất khó khăn. Số giáo viên thiếu nhiều ở các môn nhạc, họa, tin học, tiếng Anh.

Theo quy định, giáo viên được lựa chọn nguyện vọng ứng tuyển nên thường chọn vào những trường lớn, gần trung tâm, dẫn đến tình trạng các trường xa thiếu giáo viên, trong khi nhiều người giỏi nhưng vẫn không trúng tuyển do đăng ký dự tuyển vào những trường lớn, có tỷ lệ cạnh tranh cao. Không chỉ khó tuyển mới mà nhiều giáo viên đang công tác cũng có xu hướng chuyển ngành nghề khác vì thu

nhập không đảm bảo đời sống. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho thấy, giáo viên có thời gian công tác dưới 5 năm thu nhập thấp nhất là hơn 2,8 triệu đồng/tháng, cao nhất là hơn 5,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa đảm bảo để trang trải cuộc sống, giúp giáo viên yên tâm cống hiến với nghề.

Nhìn chung việc đãi ngộ giáo viên cấp tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông mới chỉ thực hiện theo chính sách của Đảng và nhà nước hiện hành, địa phương chưa có những chính sách đủ mạnh để khuyến khích giáo viên tiểu học trong công tác giảng dạy. Công tác thi đua khen thưởng nhiều nơi còn chậm chễ, chưa kịp thời động viên khuyến khích những giáo viên có thành tích cao trong giảng dạy. Mặc dù đã có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên song lương giáo viên tiểu học vẫn còn thấp so với nhiều cấp học khác, đặc biệt là những giáo viên trẻ mới vào ngành. Chế độ trả lương mang tính cào bằng, tính theo thâm niên công tác nên chưa thực sự khuyến khích những giáo viên có năng lực đầu tư đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá giáo viên

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên (HĐSPGV) nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác có liên quan; phát hiện yếu điểm để khắc phục, ưu điểm để phát huy và kinh nghiệm tốt để phổ biến; kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên (GV) một cách hợp lý.

Trong năm học 2016-2017, ngay từ khi xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học, phòng GD-ĐT quận Hà Đông đã xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng trong đó sẽ thanh tra nghiệp vụ 33 trường tiểu học, giáo viên và thanh tra toàn diện. Yêu cầu các trường thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc. Nội dung thanh tra bao gồm: Nghiệp vụ sư phạm (Dự giờ 2 - 3 hoạt động); Thực hiện quy chế chuyên môn; Kết quả giảng dạy; Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Việc thanh tra, kiểm tra Hoạt động sư phạm của các giáo viên và các lớp được Ban chất lượng của nhà trà trường kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của GV một cách khách quan, trung thực, thẳng thắn trên cơ sở đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy.

Kết quả đạt được như sau:

* Thanh tra toàn diện 33 trường Xếp loại tốt: 31/33

Xếp loại khá : 03/33

* Thanh tra nghiệp vụ sư phạm giáo viên các trường - Xếp loại tốt: 620/994.

- Xếp loại khá: 374/994.

Thanh tra nghiệp vụ sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường để qua đó Sở GD-ĐT quận Hà Đông có thể tư vấn các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy, đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định những căn cứ quan trọng để quyết định việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Qua đó xây dựng một đội ngũ giáo viên vừa "hồng" vừa "chuyên" góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam.

Ngoài ra, Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác kiểm tra, nhất là kiểm tra chuyên môn và quản lý chất lượng giáo dục, tăng cường trật tự, kỷ cương, nền nếp trong trường tiểu học. Kiểm tra công tác quản lý việc dạy thêm học thêm, công tác thu - chi trong trường học. Tăng cường kiểm tra đột xuất; xử lý nghiêm các sai phạm sau kiểm tra.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục:

- Phòng Giáo dục & ĐT đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các nhà trường tiến hành tự kiểm định chất lượng giáo dục.

- Đến nay 100% các trường đã hoàn thiện công tác tự đánh giá và gửi báo cáo về phòng GD&ĐT. Công tác quản lý trong nhà trường ngày càng đi vào nề nếp; hồ sơ quản lý của nhà trường được lưu trữ tốt hơn. 04 trường đã được kiểm định đánh giá ngoài đạt cấp độ 1. (trường TH Trần Phú, TH Nguyễn Du, TH Đoàn Kết, TH Biên Giang). Trường TH Yên Nghĩa đã hoàn thiện hồ sơ, chờ đoàn kiểm định đánh giá ngoài của Sở GD&ĐT về kiểm tra tư vấn và KT công nhận.

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục cấp tiểu học quận Hà Đông tiểu học quận Hà Đông

3.3.1. Ƣu điểm

Thứ nhất, Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm và có quyết tâm cao phát triển GD-ĐT (ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, cơ chế ưu tiên huy động vốn, ưu đãi người học và khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân tham gia phát triển GD-ĐT). Kinh tế tăng trưởng nhanh, một mặt tạo nhu cầu đào tạo, mặt khác tạo tiền đề vật chất-tài chính để đầu tư phát triển GD-ĐT. Chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục khối tiểu học quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)