Dự báo tình hình phát triển giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục khối tiểu học quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện cong tác quản lý nguồn nhân lực

4.1.2. Dự báo tình hình phát triển giáo dục đào tạo

Tình hình phát triển giáo dục đào tạo tại Quận Hà Đông trong những năm tới được dự báo tiếp tục tăng lên về số lượng học sinh và giáo viên cấp tiểu học.

- Dự báo quy mô học sinh tiểu học theo khối lớp

Theo dự báo của nhóm làm quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo quận Hà Đông thì đến năm 2017, toàn quận sẽ có tổng số 30.207 học sinh cấp tiểu học. Đến năm 2020 có khoảng 46.696 học sinh tiểu học.

Bảng 4.2: Dự báo học sinh tiểu học toàn quận Hà Đông theo khối lớp đến năm 2020

Đơn vị: Học sinh 2017 2020 Tổng số 30.207 46.696 - Lớp 1 7.186 10.486 - Lớp 2 6.759 10.059 - Lớp 3 6.385 9.685 - Lớp 4 5.156 8.456 - Lớp 5 4.710 8.010

Nguồn: Báo cáo Giao chỉ tiêu và tuyển sinh cấp tiểu học Quận HĐ-Phòng GD&ĐT- Ban chỉ đạo tuyển sinh- UBND quận HĐ.

- Dự báo quy mô lớp học - số giáo viên tiểu học đến năm 2020

Về quy mô lớp học, đến năm 2017 trên địa bàn Quận Hà Đông có khoảng 649 lớp cấp tiểu học. Đến năm 2020, có khoảng 1.045 lớp cấp tiểu học.

Về đội ngũ giáo viên, năm 2017 đang là 994 giáo viên cấp tiểu học. Và đến năm 2020, cần khoảng 1.366 giáo viên tiểu học.

Bảng 4.3: Dự báo quy mô lớp học và số giáo viên cấp tiểu học

Năm 2017 2020

Số lớp Số giáo viên Số lớp Số giáo viên

Lớp 1 150 225 222 316 Lớp 2 141 212 219 300 Lớp 3 128 193 199 290 Lớp 4 110 166 188 270 Lớp 5 120 198 196 285 Tổng 649 994 1045 1.366

Nguồn: Nguồn: Báo cáo Giao chỉ tiêu và tuyển sinh cấp tiểu học Quận HĐ-Phòng GD&ĐT- Ban chỉ đạo tuyển sinh- UBND quận HĐ.

Như vậy, mục tiêu tới năm 2020 số lớp ở cấp tiểu học dự kiến sẽ tăng khoảng 396 lớp (Quận hà đông có 33 trường, dự kiến mỗi trường mỗi năm sẽ tăng khoảng 12 lớp cho toàn khối tiểu học) tương ứng với số giáo viên cần thêm là 372 người trong 3 năm tới.

Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển GDĐT trong những năm tới

- GDMN, tiểu học: Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng GDMN, giáo dục tiểu học, giúp trẻ em phát triển hoài hoà về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Tỷ lệ huy động ra lớp trên 33% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, trên 98% đối với trẻ mẫu giáo, 99,8% đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

- Giáo dục phổ thông: Duy trì và nâng cao CLGD toàn diện và tỷ lệ HS khá, giỏi các cấp học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Bảo đảm cho HS THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng được yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; HS THPT tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Giữ vững và nâng cao chất lượng tiểu học đúng độ tuổi, PCGD THCS. Tỷ lệ huy động trên 99,5% trẻ 6 tuổi vào lớp

1; 99,5% HS trong độ tuổi TH đi học; trên 99% HS hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6; trên 71% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT, số còn lại phân luồng theo học tại các trung tâm GDTX và học nghề.

- Phát triển đội ngũ: Phấn đấu nâng cao chất lượng GV, trên 15% GV giỏi cấp MN, 30% GV giỏi cấp TH; 25% GV giỏi cấp THCS; 15% GV giỏi cấp THPT.

- Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia: phấn đấu công nhận 16 trường.

4.1.3. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục cấp tiểu học quận Hà Đông

Trước yêu cầu đổi mới, định hướng hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực giáo dục cấp tiểu học tại quận Hà Đông đã xác định:

Thứ nhất, Nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, vừa đáp ứng yêu cầu phát

triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, phù hợp với thực tiễn cuộc sống và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục tiểu học ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Thứ hai, Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng thời về cơ cấu, có

phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình và phương pháp mới. Cụ thể:

Về số lượng: đảm bảo đủ giáo viên theo định mức có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình.

Về trình độ: 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Về phẩm chất, đạo đức: có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức tốt.

Đổi mới công tác quản lí giáo dục phù hợp với việc đổi mới chương trình giáo dục. Thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước, quản lí giáo dục.

Nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tương ứng với yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học.

Đảm bảo nhân sự đúng và đủ theo yêu cầu, qui mô của trường trong từng năm học.

Tiếp tục tổ chức dạy 2 buổi một ngày, có bán trú. Xây dựng hoạt động bán trú ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh.

100% giáo viên đạt chuẩn theo qui định hiện hành trong đó có ít nhất 20% GV đạt GV giỏi cấp quận trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, không có GV xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức.

100% các phòng bộ môn, thư viện, thiết bị, thực hành hoạt động tốt

Thứ ba, chiến lược tổ chức quản lý

Đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức giảng dạy đáp ứng mục tiêu đào tạo THCS .

Trong 5 năm tới phấn đấu xây dựng đơn vị trường học đạt tiên tiến hiện đại, thực hiện kiểm định chất lượng giai đoạn 2 qua đó đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu câu phát triển của các trường tiểu học toàn quận.

Thứ tư, đổi mới quản lí giáo dục:

Hoàn thành chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục. Triển khai hệ thống, tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục theo chuẩn đã được công bố.

Thực hiện đúng luật giáo dục, pháp lệnh Cán bộ công chức, Điều lệ nhà trường trung học, làm đúng nguyên tắc về chế độ trách nhiệm của Hiệu trưởng trong toàn bộ hoạt động của nhà trường, tạo mọi điều kiện để các thành viên làm đúng chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Công khai hóa về chất lượng giáo dục, nguồn lực tài chính và hiệu quả đầu tư cho giáo dục. Huy động mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục.

Nghiêm túc thực hiện các phương thức quản lí, lấy kế hoạch làm trung tâm, kết hợp với cơ chế thi đua hợp lí tạo động lực cho dạy và học, trong mọi hoạt động phải sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời khen thưởng và công nhận điển hình tiên tiến. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí.

Thứ năm, Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Thực hiện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sang tạo của người học, dạy học, hợp tác lấy học sinh làm trung tâm.

Luôn thực hiện công tác tự kiểm tra, thanh tra giáo viên theo quy định, kiểm tra chuyên đề. Tổ chức thanh tra dự giờ đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên, ra quyết định thành lập Ban thanh tra, biên bản thanh tra, hồ sơ sổ sách.

Giáo viên bộ môn xây dựng phương pháp học tập bộ môn, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thong qua yêu cầu của từng bài để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt, tạo thói quen học bài, làm bài đầy đủ khi lên lớp.

Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình do Bộ, Sở quy định; thogn6q ua các tiết thao giảng tạo cho học sinh thói quen chủ động vươn lên, nắm bắt kiến thức mới. TRong giảng dạy lồng ghép các phương pháp tích cực giúp học sinh phát huy năng lực trí tuệ.

Thứ sáu, Tổ chức theo dõi, kiểm tra từ cấp trường

Đối với tất cả các trường tiểu học trên toàn quân, Phòng GD-ĐT phải yêu cầu các trường ra quyết định thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến lược. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối quá trình triển khai, điều chỉnh chiến lược trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường.

Đối với hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện chiến lược trong từng năm học. Đối với các Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện các kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuát các giải pháp để thực hiện kế hoạch. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược theo từng học kì,năm học. Đề xuất những giải quát để thực hiện kế hoạch chiến lược.

Thứ bảy, Một số định hướng khác

- Tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n hê ̣ thống văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t liên quan đến tuyển du ̣ng, sử du ̣ng và quản lý viên chức ngành Giáo du ̣c như quy đi ̣nh về danh mu ̣c

khung vi ̣ trí viê ̣c làm và đi ̣nh mức số lượng người làm viê ̣c trong các cơ sở giáo du ̣c; về chế đô ̣ làm viê ̣c của giáo viên và cán bộ qu ản lý giáo dục; các chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giảng viên, chuẩn hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

- Sử dụng các chuẩn để đánh giá và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng những năng lực còn yếu, còn thiếu của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

- Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để chủ động trong công tác dự báo nguồn nhân lực ngành Giáo dục; các trường sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động trong cân đối chỉ tiêu tuyển sinh và lộ trình đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tiến hành xây dựng chuẩn trường sư phạm hiện đại, tự chủ; sử dụng chuẩn này để kiểm định phân tầng, xếp hạng các trường sư phạm và sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm đảm bảo đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về vị trí và trách nhiệm nghề nghiệp, về sự cần thiết cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và tác phong nghề nghiệp. Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, phổ thông thường xuyên; Công văn số 999/NGCBQLCSGD-NG của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục năm học 2016-2017; Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” và xây dựng môi trường nhà trường lành mạnh, tạo điều kiện để các nhà giáo khẳng định mình trong thực tiễn.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương để có cơ chế, chính sách động viên, khích lệ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực công tác với chất lượng, hiệu quả cao; ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán ở các nhà trường, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường công tác thanh tra , kiểm tra viê ̣c quy hoạch đội ngũ , tuyển dụng, bố trí và sử du ̣ng đô ̣i ngũ giáo viên , nhân viên, cán bộ quản lý của các địa phương để có phương án chấn chỉnh, xử lý kịp thời đối với những địa phương có vi phạm. Tiếp thu và giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiến nghị về thực hiện chế độ làm việc và chính sách của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục cấp tiểu học quận Hà Đông dục cấp tiểu học quận Hà Đông

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua, đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.

Chủ thể xây dựng quy hoạch: Sở giáo dục, phòng giáo dục, các trường có trách nhiệm được giao trên địa bàn quận Hà Đông.

Xác định nhu cầu giáo viên và cán bộ quản lý: Tổng thể cho toàn quận Hà Đông và cho các cấp học.

Căn cứ vào định mức số giáo viên bình quân cho 1 lớp học đến năm 2015 sẽ có 100% lớp học được tổ chức học 2 buổi ngày (định mức 1,5 giáo viên/lớp học), nhu cầu giáo viên tiểu học đến năm 2020 như sau:

Bảng 4.4: Dự báo nhu cầu giáo viên tiểu học

Năm 2017 2020

1. Tổng số lớp học 649 1.045

2. Nhu cầu giáo viên (người) 994 1.366

3. Cán bộ quản lý 76 95

Nguồn: Nguồn: Báo cáo Giao chỉ tiêu và tuyển sinh cấp tiểu học Quận HĐ-Phòng GD&ĐT- Ban chỉ đạo tuyển sinh- UBND quận HĐ.

Nhu cầu giáo viên năm 2017 là 994 người, và năm 2020 là 1.366 người, tăng thêm 372 người so với năm 2017. Cán bộ quản lý tăng thêm 19 người.

Cùng với tăng giáo viên tiểu học về số lượng như trên, cần tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để nâng tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn là 80% năm 2017 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Hàng năm tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên về chuyên môn và phương pháp dạy theo chương trình cải cách giáo dục.

Đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên về cơ cấu các bộ môn (tăng thêm giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật, kỹ năng sống… Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ để đảm bảo yêu cầu dạy ngoại ngữ từ lớp 3. Số giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục khối tiểu học quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)