Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục khối tiểu học quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục cấp

tiểu học quận Hà Đông

3.3.1. Ƣu điểm

Thứ nhất, Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm và có quyết tâm cao phát triển GD-ĐT (ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, cơ chế ưu tiên huy động vốn, ưu đãi người học và khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân tham gia phát triển GD-ĐT). Kinh tế tăng trưởng nhanh, một mặt tạo nhu cầu đào tạo, mặt khác tạo tiền đề vật chất-tài chính để đầu tư phát triển GD-ĐT. Chất lượng giáo dục nước ta trong những năm đổi mới đang từng bước được cải thiện, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học sinh, sinh viên được giáo dục toàn diện từng mặt trí, đức, thể, mỹ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao mang vinh quang về cho Tổ quốc

Thứ hai, Cơ chế chính sách quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục

Đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất

lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển giáo dục và đào tạo chung của toàn xã hội. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến nhất định.

Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tương đối hoàn chỉnh. Cơ sở giáo dục đã phân bố rộng khắp đến từng xã/phường và phần lớn các thôn, điểm dân cư. Tình trạng cơ sở vật chất (trường lớp) tương đối tốt. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng liên tục qua các năm. Kết quả phát triển giáo dục đạt được ở mức khá cao (năm 2006 đã thực hiện phổ cấp tiểu học đúng tuổi, tỷ lệ huy động vào THCS ở mức cao). Chất lượng giáo dục- đào tạo được nâng lên một bước trên diện rộng và chiều sâu.

Thứ ba, Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực ngành giáo

dục tại quận Hà Đông đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tăng chất lượng trong quản lý và giảng dạy. Đội ngũ giáo viên tiểu học, giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cấp về cơ bản được chuẩn hoá và tiếp tục nâng cao về chất lượng, tỷ lệ trên chuẩn là tương đối cao, đảm bảo về số lượng theo quy định. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng động, có kiến thức và giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách GD, ĐT trên địa bàn quận.

Thứ tư, Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chất lượng phổ cập

giáo dục trung học cơ sở được duy trì; chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông được nâng lên, đào tạo học sinh giỏi tiếp tục đạt kết quả cao . Nhờ vậy,

kết quả và chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đươ ̣c nâng cao , chất

lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì bền vững

Những kết quả trên đây là thành quả của công tác quản lý, định hướng kế hoạch phát triển, tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện nghiêm chính sách đãi ngộ, các giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, sự gắn kết giữa nhà trường với địa phương và phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn.

3.3.2. Hạn chế

Một là, Chưa có chính sách ưu đãi riêng dành cho phát triển nguồn nhân lực

trong ngành giáo dục của quận Hà Đông.

Ngoài các chính sách của nhà nước ra thì quận chưa có chính sách đãi ngộ thêm để thu hút những giáo viên giỏi, những giáo viên có năng lực trong giảng dạy. Nhiều nơi còn chưa thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý, công tác luân chuyển cán bộ quản lý nên chưa thực sự khuyến khích được những giáo viên có năng lực phấn đấu trong công tác.

Hai là, Tình trạng chênh lệch đội ngũ giáo viên tại các trường tiểu học và cán

bộ quản lý giáo dục trên địa bàn quận.

Đội ngũ giáo viên cấp tiểu học còn chưa đồng bộ, mất cân đối về cơ cấu bộ môn (thiếu giáo viên ngoại ngữ, thể chất, giáo dục mỹ thuật, nhạc họa, tiếng anh..). Mặc dù tỷ lệ đạt chuẩn cao, song còn chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời về kiến thức và phương pháp giảng dạy mới, nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là bộ phận giáo viên đã có tuổi thường ngại tiếp thu các kiến thức cũng như phương pháp dạy học mới, do đó việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như việc ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy học còn nhiều hạn chế trong một bộ phận không nhỏ giáo viên

Ba là, Trên thực tế vẫn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý,bộ phận giáo viên

các cấp nói chung, giáo viên cấp tiểu học nói riêng không phát huy được tác dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học trong tình hình mới. Cơ cấu giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu các môn học. Một bộ phận giáo viên chưa thường xuyên t ự học, tự bồi dưỡng, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy; nô ̣i dung sinh hoa ̣t t ổ, nhóm chuyên môn ở một số trường còn ha ̣n chế . Mô ̣t bô ̣ phâ ̣n giáo viên tiểu ho ̣c còn h ạn chế, tồn tại trong việc nhận xét, đánh giá ho ̣c sinh.

Bốn là, Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên chưa

được đồng bộ, chưa thực sự hiệu quả.

Công tác thanh tra thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: chưa nắm rõ thẩm quyền thanh tra, chưa xây dựng kế hoạch thanh tra các trường thẩm quyền quản lý được quy định tại Nghị định 115; chưa rà soát, bổ sung nhiệm vụ của thanh

tra sở để đề xuất, bổ sung lực lượng thanh tra chuyên trách; công nhận cộng tác viên thanh tra số lượng lớn theo môn học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục hiện nay. Việc triển khai hoạt động thanh tra tiến hành chưa đúng trình tự, đủ thủ tục quy định.

Tại một số trường, một số hiệu trưởng còn hạn chế trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học. Viê ̣c xây d ựng kế hoạch năm học chưa căn cứ vào tình hình thực tiễn đơn vi ̣, chưa câ ̣p nhâ ̣t đầy đủ văn bản chỉ đa ̣o, hướng dẫn của ngành; trong nô ̣i dung công tác kiểm tra nội bộ trường học còn xây dựng kế hoạch thanh tra không đúng qui định.

3.3.3. Nguyên nhân

- Công tác quy hoạch chưa sát thực tế. Hiện nay, UBND quận Hà Đông có chủ trương điều chỉnh dần về dân số tại khu vực trung tâm sẽ giảm, còn dân số tại các phường xa trung tâm sẽ tăng lên, nhất là các khu đô thị xa trung tâm nhằm đảm bảo việc dãn dân, do đó việc quy hoạch sẽ tính tới phương án này. Tuy nhiên, trên thực tế, dân số tại quận đã tăng với tốc độ nhanh, tập trung chủ yếu ở khu vực gần nội thành. Mặt khác, do biến động khách quan của lực lượng giáo viên như nghỉ hưu sớm, chuyển công tác hoặc xin nghỉ việc cũng ảnh hưởng đến công tác quy hoạch.

- Chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, chưa thực sự gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục đặc biệt là nghành giáo dục cấp tiểu học trên địa bàn Quận.

- Cán bộ quản lý, Giáo viên các cấp có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, nhưng việc tuyển dụng chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác bổi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên cấp tiểu học trên địa bàn quận đã được quan tâm, nhưng việc bồi dưỡng giáo viên mới chỉ nặng về kiến thức mà chưa quan tâm đúng mức tới bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cũng như giáo dục kỹ năng cho học sinh.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC CẤP TIỂU HỌC QUẬN HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục khối tiểu học quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)