1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
1.2.4. Tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực của ngành giáo dục cấp tiểu học
1.2.4.1. Tiêu chí về lượng
Số lượng nguồn nhân lực trong ngành giáo dục là phải bảo đảm về số lượng nguồn nhân lực cho đủ, tránh gây mất cân đối nơi thừa giáo viên tại những nơi có
đông dân cư và thiếu giáo viên tại những vùng sâu xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, đảm bảo sự phát triển đồng đều về giáo dục cơ bản cũng như nâng cao.
- Số lượng giáo viên
Số lượng giáo viên phải đảm bảo nhu cầu giảng dạy, tránh tình trạng giáo viên tiểu học phải đảm nhiệm nhiều môn khác nhau, không phù hợp với chuyên môn.
Người giáo viên trong nhà trường hiện đại có điều kiện làm việc khá cơ bản theo thời lượng hàng ngày của công chức, từ đọc sách nghiên cứu, soạn bài, chấm bài, tiếp xúc với học sinh và thực hiện tu nghiệp để cập nhật kiến thức, rèn luyện kỹ năng … giáo viên không phải bươn chải làm thêm để kiếm sống ngoài lương dạy học của mình, khả năng sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến của giáo viên khá thành thạo, giáo viên được giao nhiệm vụ đánh giá học sinh ngay trong quá trình dạy học không chờ đợi đến kỳ thi cuối khoá.
- Cơ cấu giáo viên :
+ Cơ cấu đào tạo 100% giáo viên Tiểu học có trình độ Cao đẳng Sư phạm trở lên. + Nhà trường tự chủ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ từ đầu tư, nhân sự đến chuyên môn.
+ Mô hình quản lý mong đợi hiện nay của nhà trường là mục tiêu đào tạo cần được xác định cụ thể hơn với những công cụ được qui chuẩn như hệ thống chương trình và chuẩn kiến thức; số lượng, chuẩn chất các chức danh nhân sự trong nhà trường; qui chuẩn cơ sở vật chất trường lớp và điều kiện làm việc của giáo viên, nhất là chế độ thu nhập của người lao động trong nhà trường. Phương thức thi cử, đánh giá cần phải được cải tiến và sớm ổn định. Hệ thống thanh tra giáo dục phải được đổi mới thật sự từ chế độ chính sách đến qui chuẩn nhân sự, trách nhiệm và quyền hạn thanh tra.
- Cơ cấu cán bộ quản lý : Tối đa chiếm 30 % trong tổng thể nguồn nhân lực tại một trường.
1.2.4.2. Tiêu chí về chất lượng :
Để có nguồn nhân lực chất lượng tốt luôn cần phải thông qua giáo dục, đào tạo và cũng không thể có sự nghiệp giáo dục, đào tạo mà lại không nhằm vào việc
giáo dục lòng yêu nước, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng ứng dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn... Đó chính là những nhân tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực.
Quản lý chất lượng nguồn nhân lực là quản lý năng lực của người lao động cũng như nâng cao thái độ của người lao động từ đó nâng cao chất lượng lao động. Quản lý năng lực của người lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại cũng như mục tiêu chiến lược trong tương lai.
Cán bộ quản lý và giáo viên tương đối đủ về số lượng, hầu hết đạt chuẩn qui định. Khó khăn trước yêu cầu chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế hiện nay là năng lực đổi mới phương pháp dạy học và điều kiện làm việc của cán bộ quản lý và giáo viên. Cụ thể, thể hiện trên 3 mặt phẩm chất sư phạm như sau :
- Về chuyên môn, giáo viên nắm được kiến thức bộ môn; giới hạn về khả năng tích hợp và hệ thống kiến thức.
- Về nghiệp vụ, giáo viên có khả năng viết bảng và trình bày, diễn đạt theo sách; giới hạn về nắm bắt diễn biến tâm lý học sinh, gợi mở, kích thích, hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tự học; chưa đánh giá được học sinh ngay trong quá trình dạy học, chưa quen sử dụng những công cụ dạy học mới.
- Về đạo đức nghề nghiệp, giáo viên rất yêu nghề mến trẻ, chịu thương chịu khó, chăm sóc học sinh và thực hiện đầy đủ những qui định của nhà trường; giới hạn cơ bản ở đây là giáo viên chưa có điều kiện lắng nghe học sinh, tạo mối quan hệ hợp tác trong dạy và học mà vẫn còn chịu ảnh hưởng quan hệ dạy học áp đặt một chiều.
Chất lượng giáo dục đào tạo
Các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng là nơi đào tạo ra đội ngũ nhân lực ngành giáo dục, nhằm mục tiêu phục vụ sự đổi mới ở trường từ mầm non - phổ thông, thì sự đổi mới ở trường sư phạm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi nó góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo, giải pháp then chốt bảo đảm sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục.
Trường sư phạm phải tiến hành đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người giáo
viên. Cụ thể là đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện trong đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo và năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông.
Trước hết, chương trình đào tạo phải được đổi mới theo mục tiêu chung. Do đó, các trường cần tiếp tục hoàn thiện các quy định trong quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ một cách phù hợp với đối tượng, bối cảnh và vùng văn hóa; Trong đó quan tâm đổi mới quản lý: quản lý dạy học, quản lý chất lượng, quản lý người học; quản lý bằng hệ thống văn bản quy phạm trong nhà trường...
Tiếp theo, để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và nền kinh tế thị trường đối với nguồn nhân lực, các trường cần chú trọng trang bị cho sinh viên sư phạm: phương pháp học, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tư duy, phương pháp áp dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể; Rèn luyện các kỹ năng nghề, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ môi trường, đạo đức nghề nghiệp cho người học, từng bước góp phần phát triển năng lực tư duy và khát vọng cống hiến của sinh viên sư phạm. Những điều này phải được cụ thể hóa ở chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường cũng cần đưa vào nội dung đào tạo các kiến thức thực tiễn từ các cơ sở giáo dục; Các ngành đào tạo giáo viên gắn kết chặt chẽ với chương trình phổ thông; Khắc phục triệt để tình trạng: "Chưa được biết thấu đáo cái cần biết, biết sai cái cần biết hoặc biết cái chưa cần biết"; Tạo động lực học tập và nghiên cứu đối với người học, nhằm chủ động trước một bước đối với nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng giáo viên trong từng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Chương trình đào tạo, cơ chế quản lý, phương pháp giảng dạy... cũng cần kết hợp hiệu quả với vai trò của người thầy, chỉ khi ấy thì công cuộc đổi mới đạt kết quả như mong muốn. Về vai trò của người thầy, lãnh tụ Lê-nin đã từng phát biểu như sau:"...Chỗ dựa vững chắc cho nhà nước Xô Viết trước hết là chiến sĩ Hồng quân, tiếp theo là thầy cô giáo".
Cần hoàn thiện quy chế quản lý về giáo dục từ trung ương đến địa phương để có một cơ chế, chế tài quản lý hiệu quả chất lượng ngành giáo dục nói chung cũng như việc quản lý chất lượng nguồn nhân lực của ngành giáo dục nói riêng. Từ đó xác định cơ chế đánh giá giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục.
1.2.4.3. Tiêu chí khen thưởng, kỷ luật
a. Thi đua khen thưởng
Công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, công tác Chính trị (CTĐ, CTCT) được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong cả nước. Thông qua thi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người và những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế, húc đẩy phong trào phát triển đi lên. Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ,giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”.
Tiêu chí thi đua khen thưởng cũng là một trong những tiêu chí đánh giá được nguồn lực của ngành giáo dục nói chung và giáo dục cấp tiểu học nói riêng. Tiêu chí này sẽ được đánh giá để làm động lực cho cán bộ giáo viên, khích lệ tinh thần và hiệu quả làm việc và giảng dạy:
- Căn cứ vào năng lực chuyên môn, nhiệm vụ được phân công và yêu cầu cụ thể của từng vị trí công tác để xây dựng các tiêu chí thi đua nhằm tạo lên động lực và chuẩn mực góp phần giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Các tiêu chí xếp loại thi đua được xây dựng trên cơ sở phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính chính xác, khách quan và công bằng trong công tác đánh giá thi đua khen thưởng.
- Kết quả xếp loại thi đua là một căn cứ quan trọng để đánh giá xếp loại CBCNVC trong năm học.
- Đánh giá thi đua của mỗi cá nhân được tiến hành theo từng tháng, kết quả thi đua trong năm học là Điểm trung bình thi đua các tháng trong năm học. Đồng thời phải đảm bảo đúng qui trình, thủ tục và xét thi đua.
- Tiêu chí thi đua được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ năm học được qui đổi và cho điểm tối đa cho từng nhiệm vụ cụ thể nếu thực hiện tốt, còn nếu không đáp ứng được các yêu cầu đó thì đối trừ điểm số tương ứng.
- Việc xếp loại thi đua căn cứ vào tổng điểm chung của các tiêu chí và được xếp thi đua theo thứ tự từ cao xuống thấp.
- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua, mọi
cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
b. Công tác kỷ luật
Kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả các cơ quan, hay tổ chức…hay rộng hơn là bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào. Chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó.
1.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục cấp tiểu học
Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước
Để quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục phải quán triệt chính sách phát triển giáo dục dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước để xây dựng chiến lược, quy hoạch chính sách phát triển giáo dục, chính sách cải cách giáo dục, các ngành học, cấp học, nâng cao chất lượng dạy và học, quy mô phát triển. Chính sách đầu tư cho giáo dục đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của ngành giáo dục, các chính sách đầu tư cho giáo dục
như chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tri trả lương, chi bồi dưỡng, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo dục, hiện đại hóa trường lớp và các trang thiết bị học tập .
Cơ chế chính sách quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục
Để quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục có hiệu quả cần có cơ chế chính sách hợp lý như: chính sách tuyển dụng, sử dụng, bố trí, sắp sếp nguồn nhân lực, đào tạo phát triển, chính sách đãi ngộ và các chính sách khác thích hợp để tạo động lực cho nguồn nhân lực ngành giáo dục phát huy tính sáng tạo, chủ động, rèn luyện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Đồng thời tạo cơ chế để thu hút nhân tài, thu hút những người có trình độ chuyên môn cao vào ngành giáo dục cũng như thu hút các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục.
Nhận thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên
Cán bộ, giáo viên, nhân viên cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nếu nhận thức đúng đắn, thì sẽ tạo điều kiện phát triển chất lượng nguồn nhân lực của ngành giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, năng lực của đội ngũ cán bộ quản ly giáo dục cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của ngành.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực bậc tiểu học của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông và bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông
1.3.1. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng
1.3.1.1. Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, với đặc trưng là quy mô dân số đông và phức tạp. Ngành giáo dục thành phố có số lượng cán bộ quản lý, giáo viên đông. Đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức trong công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của thành phố. Trong những năm qua thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng trong tốp đầu của cả nước về giáo dục và đào tạo.
Tại TP. Hồ Chí Minh đã mạnh dạn thực hiện các đột phá trong đánh giá học sinh qua việc thực hiện thí điểm không cho điểm học sinh lớp 1 từ năm học 2011 - 2012, tiền đề cho sự ra đời của Thông tư 30/2014/BGD-ĐT về đánh giá học sinh
tiểu học, góp phần giảm áp lực học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho các em học sinh ham thích đến trường, hứng thú trong việc học.
Với lợi thế 10 năm thí điểm dạy tiếng Anh trong trường Tiểu học, việc triển khai thực hiện Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TPHCM giai đoạn 2011 - 2020” cùng với việc tiếp tục triển khai chương trình Tăng cường tiếng Pháp, dạy tiếng Hoa… đã được quan tâm, tích cực triển khai hiệu quả. Việc trang bị thiết bị dạy học, xây dựng phòng học tiếng Anh đạt chuẩn hiện đại, tổ chức chuyên đề, tập huấn giáo viên đã duy trì và phát triển chất lượng dạy học, tạo môi trường ngôn ngữ, “Open house” (mở cửa đón phụ huynh tham dự tiết học)… được tổ chức phong phú, hấp dẫn. Tỉ lệ học sinh Tiểu học học Ngoại ngữ trong nhà trường hiện là 75,7%, tỉ lệ trường có dạy Ngoại ngữ là 91,2%.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tiếp tục được tích cực thực hiện. Các đơn vị đều kết nối Internet trong công tác báo cáo, thu thập và trao đổi thông tin qua mạng. Các giáo viên đã biết phối hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác và sử dụng khai thác công nghệ thông tin như một phương tiện dạy học, giúp giờ học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Đến nay, tổng số học sinh học Tin học trong nhà trường đạt tỉ lệ 47,9%, tỉ lệ trường có dạy học tin học là 79,5%. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiếp tục được đảm bảo. Số trẻ 11 tuổi