Kết quả thực hiện nội dung, chương trìn hở tổ bộ môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 55)

TT Nội dung hỏi

Kết quả (tính ra %) Có Không Đôi khi 1 Chương trình thực hiện trùng với

thời gian ghi trong KHGD

50,3 10,5 29,2

2 Chương trình thực hiện trùng với thời gian ghi ở bài soạn

48,1 15,2 36,7

3 Chương trình thực hiện trùng với sổ đầu bài

65 15 20

4 Thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định

90 2 8

Nguyên nhân của thực trạng trên chủ yếu là do : phân phối chương trình chưa thực sự hợp lý với thực tế giảng dạy , kiến thức còn nặng so với thời lượng 45 phút của 2 tiết. Ban giám hiệu chưa đi sâu đi sát vào vấn đề quản lý chuyên môn.

2.3.1.2.Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

Quản lý hoạt động này bao gồm: Phân công chuyên môn; Quản lý việc lập kế hoạch công tác, giảng dạy của GV, quản lý việc thực hiện chương

trình, quản lý chất lượng giảng dạy của GV, quản lý nề nếp lên lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, quản lý việc phối hợp trong công tác và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV.

* ) Quản lý khâu lập kế hoạch công tác, giảng dạy của GV:

Đầu mỗi năm học, căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể đượlc giao, Hiệu trưởng yêu cầu mỗi cá nhân lập kế hoạch công tác, giảng dạy cho mình. Trong đó, yêu cầu thể hiện một số nội dung chính:

+ Chỉ tiêu thi đua (về công việc được giao). Ví dụ nếu là GV chủ nhiệm thì đăng ký chất lượng hai mặt giáo dục đối với HS của lớp mình ra sao, danh hiệu thi đua của lớp là gì ? Với GV bộ môn thì chỉ tiêu đăng ký về kết quả điểm số là bao nhiêu phần trăm.

+ Kế hoạch thực hiện chương trình từng tuần, tháng, học kỳ và năm học.

Sau khi GV lập kế hoạch công tác cho mình thì tổ trưởng xem xét nếu chưa phù hợp thì yêu cầu điều chỉnh sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Việc kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác, giảng dạy của GV được kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ.

Kết quả đi ề u t r a việc lập và thực hiện kế hoạch của GV như sau: Bảng 2.8. Kết quả thực hiện việc lập kế hoạch công tác của GV

TT Nội dung Kết quả thực hiện (tính ra %)

1 Có lập kế hoạch 90

2 Lập kế hoạch không đầy đủ, chi tiết 47

3 Thực hiện tốt kế hoạch đề ra 35

4 Thực hiện đôi khi không đúng kế hoạch 50

5 Thực hiện không theo kế hoạch 15

Như vậy có thể thấy hầu hết GV đã lập kế hoạch giảng dạy (90%), tuy nhiên không đầy đủ và chi tiết, thực hiện không đúng với kế hoạch đề ra.

* ) Quản lý việc thực hiện chương trình:

soát a lại chương trình môn học, căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ và Sở lập kế hoạch dạy học bộ môn, trình Hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện. Kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình đã được phê duyệt, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.9. Thực trạng việc thực hiện chương trình dạy học của GV

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (%)

Tốt TB Chưa tốt

CBQL GV CBQL GV CBQL GV 1 Đánh giá việc thực hiện

chương trình qua sổ đầu bài 80 85 15 10 5 5 2 Kiểm tra việc thực hiện

chương trình qua kiểm tra vở ghi

56 68 30 22 14 10

3 Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua dự giờ đột xuất

55 50 29 30 16 20

4 Sử dụng kết quả thực hiện chương trình qua việc kiểm

tra đánh giá HS 53 55 36 36 11 9

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy Ban giám hiệu cũng đã có các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình của GV, tuy nhiên vẫn còn những GV chưa thực hiện tốt chương trình môn học, lỗi chủ yếu là dồn tiết, dạy trước chương trình thêm hoặc cắt bỏ bớt hoặc cho rằng việc thực hiện trình tự chương trình chỉ mang tính hình thức, miễn sao cuối kỳ, cuối năm hoàn thành là được.

* ) Quản lý chất lượng giảng dạy của GV:

cầu mỗi bài soạn có đầy đủ các bước thể hiện mục tiêu bài học, chuẩn bị của giáo viên, học sinh, hoạt động của thày và trò, phương pháp dạy học (cho bài học đó), củng cố, hướng dẫn về nhà cho HS. Theo quy định, hằng tuần trưởng bộ môn (thường là tổ trưởng hay tổ phó chuyên môn) phê duyệt giáo án trước. Định kỳ, thường là mỗi học kỳ 2 lần Ban giám hiệu kiểm tra và ghi vào sổ theo dõi.

Tuy nhiên, một thực tế là các tổ nhóm chuyên môn chỉ kiểm tra qua loa, hình thức rồi ký duyệt. Họ không có thời gian để đọc chi tiết từng giáo án (bài soạn) của GV mà chủ yếu đếm xem có đủ số tiết được quy định trong phân phối chương trình không, GV có trình bày các bước không. Khâu kiểm tra định kỳ của Ban giám hiệu chủ yếu cũng chỉ xác nhận đã soạn bài là chính còn chất lượng bài soạn thế nào thì rất khó kiểm tra.

Về phía giáo viên, kể từ khi thực hiện soạn bài bằng máy tính thì chủ yếu GV lấy trên mạng và có sửa chữa đôi chỗ rồi biến thành giáo án của mình nhằm để đối phó khi kiểm tra.

*) Quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên:

Nhà trường quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua các nội dung sau:

- Phân công chuyên môn:

Căn cứ vào thực tế đội ngũ, biên chế lớp học (theo khối thi Đại học), Hiệu trưởng giao Ban chuyên môn của trường (do Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn) họp với các Trưởng bộ môn để quán triệt về mục đích, yêu cầu và mục tiêu cụ thể đặt ra. Căn cứ vào đó, các tổ nhóm chuyên môn dự kiến phân công chuyên môn cho các thành viên của tổ nhóm mình. Trưởng ban chuyên môn xem xét, điều chỉnh dựa trên một số tiêu chí:

+ Nguyện vọng cá nhân.

+ Cân đối số tiết hợp lý cho GV: Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của GV. + Năng lực chuyên môn, uy tín ...

+ Căn cứ vào độ tuổi (số năm công tác)

+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của những năm học trước. Sau đó tập hợp trình Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Kế thừa (đối với các môn thi Đại học)

Với hình thức của cách làm trên, một phần đáp ứng được yêu cầu chung. Thực tế, các giáo viên Sử, Địa, GDCD, Thể dục (TD), QPAN, Công nghệ cơ bản được giữ nguyên với dự kiến phân công, vì vậy họ hài lòng với sự phân công ấy. Với GV thuộc các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Sinh thì mức độ hài lòng chưa cao vì trong số họ, chỉ có một số người được dạy như ý muốn.

Tác giả đã điều tra các GV thuộc 2 nhóm: Nhóm 1 gồm các GV thuộc các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Tiếng Anh và nhóm 2 gồm các GV thuộc các môn: Sử, Địa, GDCD, TD, QPAN, Công nghệ, Tin thì mức độ hài lòng với sự phân công của Hiệu trưởng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10. Mức độ hài lòng khi được phân công giảng dạy Nhóm 1 Hài lòng (%) Bình thường(%) Không hài lòng(%) Nhóm 1 Hài lòng (%) Bình thường(%) Không hài lòng(%)

1 40 40 20

2 80 10 10

- Dự giờ thăm lớp: Trưởng bộ môn (tổ trưởng, tổ phó) kết hợp với Ban

giám hiệu dự giờ GV, dựa vào đó (kết hợp với một số tiêu chí khác) để đánh giá GV hằng năm. Sau mỗi tiết dự giờ GV, yêu cầu có nhận xét, đánh giá ghi vào phiếu đánh giá (theo 10 tiêu chí).

- Tổ chức Hội giảng cấp tổ, cấp trường: Mỗi năm chia 2 kỳ (thường

vào dịp 20/11 và 26/3 hàng năm). Qua đó chọn ra những giáo viên tiêu biểu có giờ dạy được đánh giá tốt. Cử giáo viên tham dự kỳ thi GV giỏi do cấp trên tổ chức.

là nội dung có nhiều vấn đề cần làm. Chẳng hạn, có tiếp tay cho bệnh thành tích không, có “phù phép” giúp cho chỉ tiêu chuyên môn đạt và vượt so với đăng ký đầu năm không ?

- Tích cực sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học: Phương pháp

được sử dụng nhiều và thường xuyên nhất vẫn là phương pháp thuyết trình, vấn đáp - lấy người dạy làm trung tâm. Có những GV cũng cho HS làm việc nhóm nhưng hiệu quả thấp, chỉ mang tính hình thức đối phó mỗi khi có người dự giờ.

Về sử dụng phương tiện dạy học: Mặc dù trường đã có phòng bộ môn cho một số môn như: Lý, Hóa, Sinh, Tin nhưng hiệu suất sử dụng thấp, nhiều giáo viên còn ngại sử dụng mà chủ yếu chỉ dùng cho bài thực hành. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan là GV ngại khó, có cả nguyên nhân khách quan là nhiều lớp học cùng chương trình mà có 1 phòng bộ môn và hơn nữa nếu GV sử dụng thiết bị dạy học (đặc biệt với Lý, Hóa, Sinh) thì tiết dạy không đủ thời gian. Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy cũng chưa nhiều, chưa thường xuyên. Chỉ có một số ít giáo viên trẻ còn hăng say mới sử dụng.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng vận dụng đổi mới PPDH và sử dụng phương tiện DH PPDH và PTDH Nội dung Thường xuyên (%) Đôi khi (%) Không bao giờ (%) GV HS GV HS GV HS Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp 50 60 50 40 0 0 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS (lấy HS làm trung tâm) 20 20 80 80 0 0 Kết hợp các phương pháp khác nhau 40 30 70 60 0 0 Phương tiện DH Bảng phấn 100 100 0 0 0 0 CNTT 10 5 85 80 15 15

Phương tiện đặc thù bộ môn 20 20 87 85 3 5 Kết quả cho thấy 100% Gv đã vận dụng đổi mới PPDH, tuy nhiên không thường xuyên. Việc sử dụng phương tiện dạy học còn hạn chế, thậm chí còn có tới 15% không sử dụng CNTT.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Nên còn ngại đổi mới , một phần do lãnh đạo nhà trường chưa quyết liệt.

* Quản lý nề nếp lên lớp: Trong quy chế chuyên môn mà nhà trường xây dựng có yêu cầu giáo viên phải ra vào lớp đúng giờ. Giờ vào lớp có hai đợt chuông: Dự báo để GV và HS trở về lớp học và tính giờ

theo dõi giáo viên ra vào lớp. Trường còn quản sinh giúp BGH ghi chép những GV vào muộn ra sớm. Tuy nhiên, thực tế GV còn chậm trễ trong khâu vào lớp. Do nể nang nên BGH cũng chỉ nhắc nhở qua loa nên tình trạng ấy vẫn chưa được cải thiện rõ dệt.

* Quản lý việc thực hiện kiểm tra đánh giá HS: GV căn cứ vào yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng xây dựng ma trận đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên. Trong kiểm tra đánh giá mỗi học sinh phải được kiểm tra vấn đáp ít nhất một lần/ môn học/ học kỳ. Số lượng bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ thực hiện theo Quyết định 40, nay là Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài kiểm tra của HS (sau khi GV trả bài) phải được lưu giữ nhằm cho mục đích kiểm tra, xác minh của các cấp quản lý.

Tuy nhiên, việc quản lý gặp nhiều khó khăn và chưa kiểm soát được. Đó là mức độ đề ra không đúng với ma trận về độ dễ, khó. Điều đó dẫn đến thước đo kết quả học tập của HS ở các lớp do các GV khác nhau dạy là khó so sánh.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh 2.3.2.1. Quản lý công tác giáo dục nhận thức cho học sinh 2.3.2.1. Quản lý công tác giáo dục nhận thức cho học sinh

Mỗi học sinh sau khi nhập học, buổi đầu tiên tới trường, nhà trường đều dành một buổi giới thiệu với học sinh về truyền thống nhà trường, về những khó khăn thuận lợi trong bối cảnh chung. Qua đó giúp các em có nhận thức ban đầu về nhiệm vụ học tập và có được động cơ học tập đúng đắn. Thông qua các buổi tập trung nhà trường đã lồng ghép tuyên truyền nhằm giúp cho các em có được ý thức học tập để có thể tiếp tục học lên ở bậc cao hơn.

Ngoài ra, khi nhập học nhà trường cũng đã thông báo với cha mẹ học sinh và học sinh về các lớp học nâng cao các môn theo khối thi để gia đình và các em lựa chọn đăng ký vào lớp học có môn nâng cao phù hợp với khả năng, nguyện vọng của các em.

2.3.2.2.Thực trạng việc quản lý nề nếp học tập của học sinh

học, nhà trường xây dựng nội quy học tập cho học sinh như: Đi học đầy đủ, đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng không mất trật tự; phải thực hiện tốt việc chuẩn bị bài ở nhà; nghỉ học phải viết giấy phép có chữ ký của cha mẹ. Lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường. Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức…

Dù đã tăng cường quản lý học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN), đoàn thanh niên và quản sinh nhưng hiệu quả còn thấp. Hằng tuần, GVCN lớp tiến hành sinh hoạt lớp để biểu dương thành tích tập thể lớp, cá nhân đã đạt được đồng thời kiểm điểm những học sinh còn có ý thức chưa tốt, vi phạm nội quy hoặc học tập chưa chăm. Mỗi tháng có một buổi có buổi sinh hoạt đoàn. Nhưng phần nhiều còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

2.3.2.3.Thực trạng quản lý học tập trên lớp của học sinh

Việc quản lý học tập của học sinh trên lớp chủ yếu được giao cho GV bộ môn và GVCN lớp. Trong đó được đánh giá qua các tiêu chí như đi học đúng giờ, chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần thái độ tích cực học tập trên lớp (nghe giảng, phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoạt động nhóm), chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, giữ kỷ luật trong lớp học ...

Căn cứ vào đó, GV bộ môn, GVCN lớp đánh giá tiết dạy trên lớp thông qua Sổ đầu bài. Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch dạy học và những công việc cụ thể của GV bộ môn trên lớp đồng thời nắm được tình hình học tập của lớp trong thời gian nhất định.

Việc ghi sổ đầu bài được quy định như sau:

- Lớp trường ghi ngày tháng (diễn ra tiết học, buổi học), tên môn học, tên HS nghỉ trong tiết.

- Giáo viên bộ môn ghi thứ tự tiết dạy theo phân phối chương trình, trường hợp GV bộ môn bỏ tiết không dạy (do ốm, bỏ tiết hoặc do công việc nhà trường, nghỉ họp, nghỉ giữa kỳ, nghỉ lễ tết ...) do GVCN ghi và ký tên.

GV bộ môn còn phải ghi các thiết bị, đồ dùng dạy học sử dụng cho tiết học; ghi nhận xét chính trong tiết học và kết quả học tập, sự chuyên cần, ý thức kỷ luật hoặc những yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau; ghi xếp loại giờ dạy theo các mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

- Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra Sổ đầu bài từng tuần vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

- Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp kiểm tra (hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trưởng) và ghi nhận xét theo định kỳ (2 tuần một lần) hoặc đột xuất.

- Giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại tiết dạy dựa vào các yêu cầu chính sau: (1). Học sinh vào học đúng giờ, không bỏ tiết, phòng học bàn ghế ngay ngắn, đồ dùng để gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. (2). Học sinh chuẩn bị bài và dụng cụ học tập đầy đủ; tích cực xây dựng bài, chủ động tiếp thu kiến thức, kết quả học tập. (3) Học sinh thực hiện đúng các quy định về ngôn ngữ ứng xử, trang phục và không có hành vi không được làm theo điều lệ trường trung học. Tiết học được xếp thành 4 loại: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (TB), Yếu (Y). Trong đó loại Tốt: Thực hiện đầy đủ cả ba yêu cầu trên. Loại Khá: Thực hiện đầy đủ ba yêu cầu trên nhưng còn vi phạm phải nhắc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)