Đối tượng và các bước khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 99)

Vì quản lý HĐDH liên quan đến một số đối tượng nên tác giả chọn một số nội dung đại diện có tính khái quát cao nhất và chọn 3 chuyên gia, 7 CBQL, 60 GV để tiến hành khảo sát. Tác giả xin ý kiến đánh giá, nhận xét của các đối tượng trên về tính khả thi và tính cấp thiết của biện pháp theo các bước sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra (phiếu điều tra phần phụ lục) với các nội dung:

- Điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết;

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra: 3 chuyên gia, 7 CBQL, 60 GV của nhà trường thuộc tất cả các bộ môn.

Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều trả lời và xử lý số liệu.

Qua khảo sát xin ý kiến các chuyên gia, CBQL và GV về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Lý Nhân Tông thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh hiện nay, tác giả thu được bảng kết quả sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả ý kiến của chuyên gia, CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Lý Nhân Tông thành phố Bắc Ninh.

TT Biện pháp QL Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết K h ô n g cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho

cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐDH trong nhà trường 85 15 0 84 11 0 2 Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch dạy - học khoa học 89 11 0 90 10 0 3 Chỉ đạo quyết liệt việc

đổi mới phương pháp d ạ y – h ọ c

4 Tăng cường đầu tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật

chất, thiết bị kỹ thuật

dạy học

85 15 0 87 13 0

5 Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường

90 8 2 80 16 4

6 XD môi trường thân thiện dân chủ trong N T , đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa NT, GĐ và XH

93 7 0 89 11 0

Từ kết quả trên cho thấy, hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp đề xuất là cần thiết và được thực hiện sẽ khả thi. Tuy nhiên, ở biện pháp 3 và biện pháp 5, các đối tượng được hỏi cho rằng tính cấp thiết là 90% nhưng tính khả thi chỉ có 80%. Điều này cũng cho thấy sự bất cập chung hiện nay ở các trường phổ thông, đòi hỏi sự quan tâm của các nhà quản lý.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản ly hoạt động dạy học tại trường THPT Lý Nhân Tông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Để minh chứng cho giả thuyết khoa học tác giả đã tổ chức khảo nghiệm và kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT Lý Nhân Tông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay được đánh giá có mức độ cao về tính cần thiết và tính khả thi, có thể đưa vào áp dụng để quản lý HĐDH ở trường THPT Lý Nhân Tông thành phố Hải Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp có mối liên hệ chặt

việc sử dụng đồng bộ các biện pháp là cần thiết nhằm đạt được hiệu quả cao trong quản lý HĐDH của nhà trường.

Để thực hiện tốt các biện pháp quản lý đó cần sự quyết tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, được sự ủng hộ của các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là sự ý thức cố gắng của mỗi cán bộ, GV, nhân viên và HS nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiện nay, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với giáo dục ngày càng cao. Đổi mới căn bản giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã và đang được tiến hành. Mục tiêu của việc đổi mới ấy không gì khác là nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội về mọi mặt: Học vấn, kỹ năng, văn hóa ...

Để góp phần nâng cao chất lượng trong các nhà trường phổ thông, việc quản lý tốt HĐDH là hết sức cần thiết.

Với nhận thức như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, tìm hiểu thực trạng của HĐDH cũng như thực trạng của việc quản lý HĐDH của trường THPT Lý Nhân Tông từ đó đề ra các biện pháp cần thiết, có tính khả thi trong quá trình quản lý HĐDH tại Trường hiện nay.

Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống lý luận về HĐDH, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH. Đồng thời khẳng định việc đổi mới quản lý HĐDH đóng vai trò quan trọng

đối với chất lượng và hiệu quả của quá trình DH.

Về nghiên cứu, phân tích thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH: Luận văn đã mô tả khá đầy đủ các HĐDH đang diễn ra trong nhà trường cũng như công tác quản lý HĐDH của trường THPT Lý Nhân Tông.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ấy, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp cụ thể nhằm quản lý HĐDH ở trường THPT Lý Nhân Tông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Đó là:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của HĐDH trong nhà trường

2. Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch dạy - học khoa học 3. Chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới phương pháp d ạ y – h ọ c

4. Tăng cường đầu tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở

vật chất, thiết bị kỹ thuật dạy học

5. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường

6. XD môi trường thân thiện dân chủ trong N T , đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa NT, GĐ và XH

Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng lý luận của khoa học quản lý vào thực tế nhà trường kết hợp với xin ý kiến chuyên gia, nhà quản lý giáo dục và những GV đang công tác giảng dạy tại trường. Qua khảo nghiệm, các biện pháp được đánh giá có mức độ cao về tính cần thiết và tính khả thi, có thể đưa vào áp dụng để quản lý HĐDH ở trường THPT Lý Nhân Tông thành phố Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Kết quả của luận văn c ó thể áp dụng được cho các trường THPT có hoàn cảnh tương tự.

2. Khuyến nghị

Bộ Giáo dục cần nghiên cứu điều chỉnh chương trình, sách giáo khoa các môn học theo hướng giảm tải các kiến thức hàn lâm, tăng cường kỹ năng thực hành. Cân đối số tiết học của các môn học cho phù hợp. Tiếp tục cải tiến công tác kiểm tra đánh giá và tổ chức các cuộc thi cử. Điều chỉnh, bổ sung Thông tư quy định về dạy thêm học thêm. Quan tâm hơn nữa tới chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo. Nghiên cứu điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Hiệu trưởng nhằm ngăn chặn nạn chạy trường, chạy lớp.

2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Giúp nhà trường xây dựng thêm phòng học đ ể thay thế thê 5 phòng học cấp 4 hiện nay thành phòng học cao tầng theo hướng hiện đại hóa, tạo điều kiện về ngân sách giúp nhà trường tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ HDDH và giáo dục .

Đề nghị UBND tỉnh, tiếp tục quan tâm đầu tư hệ thống máy chiếu đến 100% lớp học.

Xây dựng thêm khu vui chơi, giải trí giúp HS có được nhiều sân chơi lành mạnh. Đảm bảo an ninh trật tự, ổn định xã hội.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh

Cần có một cơ chế mềm dẻo, linh hoạt trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học.

Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV, thi và đãi ngộ những GV giỏi. Xem xét lại công tác thi đua khen thưởng và công tác quy hoạch đối với cán bộ quản lý, GV tạo động lực có cán bộ giáo viên không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy.

Thực hiện tuyển dụng giáo viên theo đề xuất của các nhà trường, thứ tự ưu tiên tuyển dụng là người có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ vững vàng, người địa phương để có sự ổn định lâu dài về đội ngũ và có điều kiện phát triển.

Tăng cường hơn nữa quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho nhà trường

+ Đối với cán bộ quản lý

Cần có chiến lược phát triển nhà trường trong tương lai. Nhận thức đúng về vai trò tầm quan trọng của việc quản lý HĐDH trong nhà trường. Thông tin đầy đủ, minh bạch về chủ trương phát triển nhà trường, về tuyển sinh ... Thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục.

Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý mọi mặt trong nhà trường giúp nhà trường không ngừng phát triển, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường. Gương mẫu trong mọi lĩnh vực trước tập thể CB, GV, nhân viên và HS.

Quan tâm tới đời sống giáo viên, tạo môi trường làm việc tốt, dân chủ thực sự trong nhà trường để GV có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình trong công tác, giảng dạy.

Xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan đơn vị, tạo cơ chế phối hợp tốt giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Động viên khích lệ để mọi người vui vẻ hăng say làm việc.

+ Đối với giáo viên: Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, tích cực bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS và là tấm gương sáng trước học sinh về đạo đức và tinh thần học tập, sáng tạo.

- Đối với học sinh và cha mẹ học sinh:

Học sinh cần tích cực trong học tập, tu dưỡng. Đổi mới phương pháp học tập.

Lấy tự học làm trọng, tránh học thêm quá nhiều. Chú ý đến học tập toàn diện.

Cha mẹ học sinh cần thường xuyên liên hệ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. Tham gia xã hội hóa giáo dục, giúp nhà trường có thêm nguồn lực phục vụ công tác DH.

Chi bộ Đảng: Mỗi đảng viên cần gương mẫu trong mọi công tác. Chi bộ lãnh đạo toàn diện hoạt động nhà trường.

Công đoàn: Quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, GV, nhân viên. Thực hiện phối hợp tốt với chính quyền nhằm xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan.

Đoàn thanh niên: Phát huy tốt vai trò của Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục thanh niên. Tích cực tổ chức các hoạt động giải trí, thể thao, văn nghệ ... để HS có một sân chơi trí tuệ, lành mạnh tạo không khí môi trường thân thiện trong nhà trường.

Trên đây là một số khuyến nghị rút ra từ những nghiên cứu bước đầu của tác giả. Những khuyến nghị này đều được dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Tác giả mong rằng các cấp quản lý nghiên cứu vận dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN (1979), Nghị quyết Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IV về cải cách giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục một số khái niệm và luận đề

- Trường CBQL - Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam (2002), Hội thảo tăng cường giải pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, thành phố Huế - 10/2002.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày

5. 05/10/2006 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT .

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam: Tài liệu nghiên cứu, các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

8. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật.

9. Điều lệ trường phổ thông, Bộ GD. H 2001.

10. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. Nxb

ĐHHQG Hà Nội.

11. Trần Khánh Đức (2010), Sự phát triển các quan điểm giáo dục, NXB

ĐHQG Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21. Nxb

Chính trị quốc gia.

13. Đặng Xuân Hải, Bài giảng Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Tài

liệu dành cho lớp cao học quản lý giáo dục.

cao chất lượng đào tạo tại trường CĐCĐ Hà Nội, Đề tài KHCN cấp

thành phố.

15. Nguyễn Trọng Hậu, Bài giảng Lý luận quản lý và quản lý giáo dục dành cho lớp cao học quản lý giáo dục.

16. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lý luận dạy học hiện đại, tài liệu dành cho lớp cao học quản lý giáo dục.

17. Trần Bá Hoành (1996), "Phương pháp tích cực", Nghiên cứu giáo

dục số 3/1996.

18. Trần Bá Hoành (2001), Học và dạy cách học, Tự học, số 17, 4/2001

19. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội.

20. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường

(giáo trình) Khoa quản lý giáo dục (2006) Đại học sự phạm Hà Nội.

21. Trần Kiều (1995), "Một vài suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nước ta", Nghiên cứu giáo dục, số

11/1995.

22. Nguyễn Kỳ - Mô hình dạy học tích cực - Tự học – T6/ 2001

23. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2000).

24. Phan Trọng Luận (1998), "Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học" trong các bộ môn khoa học xã hội và nhân

văn ở THPT", Thông tin khoa học giáo dục, số 65/1998.

25. Lưu Xuân Mới (2002), "Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo", Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo

dục, Thông tin quản lý giáo dục số 4/2002.

26. Quách Tuấn Ngọc (1999), "Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin. Xu thế của thời đại", Đại học và Giáo dục chuyên

nghiệp, tháng 7/1999.

28. Trần Quốc Thành (2002), Đề cương giảng giải KHQL đại cương -

Hà Nội.

29. Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học QL - Trường CBQL TW1 - Hà Nội.

30. Hoàng Tuỵ (2003), "Không thể có sự đổi mới phương pháp trên nền tảng một nội dung lạc hậu", Báo văn nghệ, số 14 (5/4/2003).

31. Thái Duy Tuyên (1996), "Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học", Nghiên cứu giáo dục, số 2/1996.

32. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học - NXB Đại học Quốc gia -

Hà Nội.

33. Harold Koontz (1987), Những vấn đề cốt yếu của quản lý -NXB khoa

học xã hội - Hà Nội.

34. I.F. Kharlamop, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào -

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên)

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường, Ông (Bà) vui lòng

cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau: (đánh dấu x vào ô phù hợp). 1. Xin Ông (Bà) cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết của công tác

quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay:

A - Rất cần thiết?

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 99)