Chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới phương pháp dạy và học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 83 - 91)

Quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Với giáo viên ngoài yêu cầu phẩm chất đạo đức, là tấm gương để học sinh noi theo cần phải có cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Trong số các năng lực và chuyên môn thì việc có được phương pháp dạy học phù hợp sẽ góp phần quyết định cho sự thành công của việc dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả của dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của chính sách đổi mới giáo dục của chúng ta giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học kích thích tính tích cực, chủ động, tự giác.. của người học. Biến họ từ người thụ động lĩnh hội tri thức do giáo viên truyền đạt thành chủ động nắm tri thức ấy một cách sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp dạy học là làm thế nào để người học phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội và cả cách thức để có được tri thức ấy. Chỉ có như vậy chất lượng dạy học mới có hiệu quả cao.

Mục tiêu cuối cùng của hoạt động dạy học là giúp học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng và hoàn thiện nhân cách. Hiện nay việc tiếp nhận tri thức của học sinh khá thụ động. Phương pháp học tập chưa phù hợp, học chủ yếu là để ứng thí nên mục tiêu giáo dục phổ thông đặt ra không đạt được như mong muốn Đặc biệt đối với những học sinh ở thành phố hiện nay, nhiều cha mẹ học sinh muốn con em mình đi học thật nhiều, mỗi môn thậm chí có nhiều thầy cô dạy. Kết quả là kiến thức quá tải đối với các em, kiến thức thực tế thu được không nhiều. Gây ra nhiều hệ lụy như học sinh không

muốn đến trường, không muốn đi học, chán học và tham gia vào các tệ nạn xã hội. Với những học sinh ở nông thôn thì về nhà phải giúp bố mẹ , thời gian đầu tư cho học hành không nhiều .Vì vậy, việc giúp các em có phương pháp học tập tốt, hiệu quả, có được động cơ học tập đúng đắn là rất quan trọng đối với mỗi nhà trường.

Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tạo nên sự tương tác hoạt động của GV và HS: “ Thày quí trò- Trò kính thày”, “ Thày dạy tốt- Trò học tốt”

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện quyết liệt những nội dung đổi mới phù hợp, có thể thực hiện được như sau:

Một là: Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học: Việc xác định mục tiêu

bài học cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản:

- Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ HS phải đạt được sau bài học để thực hiện, đồng thời lấy đó làm căn cứ đánh giá kết quả bài học một cách khách quan, tránh tình trạng đánh giá cảm tính đối với một bài học.

- Chú trọng mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học qua mỗi giờ học, bài học;

Hai là: Đổi mới cách soạn giáo án trên cơ sở 3 định hướng sau:

- Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thày sang hoạt động của trò;

- Giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó mọi hoạt động đều được tính đếm theo một quy trình hợp lý và có sự phối kết hợp rất chặt chẽ các nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học...;

- Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát chất lượng làm việc của học sinh

Ba là: Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động với hai hình thức,

hoặc làm việc độc lập theo nhịp độ phân hoá cá nhân, hoặc làm việc theo nhóm; sử dụng triệt để các phiếu hoạt động học tập; tăng cường giao tiếp thày - trò kết hợp mở rộng giao tiếp trò - trò;

Bốn là: Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra,

giảm số câu hỏi tái hiện sự kiện, tăng tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng tạo, chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời cho học sinh.

Những hoạt động đổi mới trên cần được Hiệu trưởng quán triệt đồng bộ đối với tất cả các giáo viên, ở tất cả các bộ môn. Tinh thần chỉ đạo chung là: trong mỗi tiết học bình thường, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng hơn là được suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội nội dung học tập.

Tổ chức thực hiện:

*Tổ chức cho giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm:

Giúp GV đổi mới phương pháp dạy học cần thực hiện những nội dung sau:

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của môn mình dạy thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục & Đào tạo tổ chức; thông qua tổ nhóm chuyên môn và tự bồi dưỡng. Tích cực viết đề tài chuyên môn, SKKN. Yêu cầu hằng năm, mỗi giáo viên viết một vấn đề nghiên cứu về chuyên môn hay đổi mới phương pháp giảng dạy cho một bài cụ thể nào đó hoặc SKKN có thể áp dụng vào thực tiễn.

- Rà soát lại toàn bộ chương trình, sách giáo khoa của mỗi môn học. Điều chỉnh lại cho phù hợp với mục tiêu dạy học và chuẩn kiến thức, kỹ năng, trình độ. Giảm bớt khối lượng kiến thức mang tính hàn lâm, tinh lọc những kiến thức cơ bản để thầy và trò có đủ thời gian hoạt động biến chúng thành những năng lực thực tiễn, giảm bớt những câu hỏi kiểm tra trí nhớ thuần túy, tăng câu hỏi phân tích khám phá, tự nghiên cứu. Điều này

giao cho tổ nhóm chuyên môn phân tích, đánh giá và thực hiện.

- Định hướng cho giáo viên đổi mới cách triển khai phương pháp dạy học, cụ thể đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Muốn xây dựng động lực của quá trình dạy học cần biết biến nhu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của học sinh bằng cách tạo ra các tình huống nhận thức, đưa người học tới đỉnh điểm của mâu thuẫn, chia những khó khăn vừa sức với học sinh. Đồng thời phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn tới của học sinh bằng khả năng của mình.

- Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau. Không có phương pháp dạy học nào là tồi, mỗi phương pháp đều có giá trị riêng. Tính hiệu quả của phương pháp phụ thuộc người thực hiện biết phát triển và thích nghi nó. Nếu các phương pháp dạy học mà kết hợp bổ sung cho nhau thì sẽ phù hợp với đối tượng học tập đa dạng, chống nhàm chán.

- Phát triển năng lực tự học của học sinh. Khả năng tự học là nguồn lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học sao cho hiệu quả.

- Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng cá nhân. Điều đó tạo ra được sự đua tranh; tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án giải quyết; hỗ trợ nhau; kỹ năng hoạt động tư duy tập thể và khẳng định mình thông qua tập thể.

- Tăng cường kỹ năng thực hành nhằm tạo ra nguồn lực thực tiễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học như phương tiện nghe nhìn, phần mềm hỗ trợ…

- Đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học. Trong đó bài soạn phải được thực hiện muộn nhất trước 3 ngày lên lớp giờ đó và sớm nhất trước 2 tuần. Về giáo án, yêu cầu thể hiện rõ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và bức tranh thiết kế bài soạn.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh mặt xấu và biểu dương mặt tốt. Hằng năm tiến hành kiểm tra toàn diện 50% giáo viên, đánh giá giáo viên. Mỗi năm học, Ban giám hiệu dự giờ mỗi giáo viên ít nhất một tiết; tổ trưởng chuyên môn dự giờ mỗi giáo viên ít nhất 2 tiết; giáo viên dự giờ của nhau ít nhất 16 tiết (mỗi học kỳ 8 tiết)

- Tổ chức Hội giảng các cấp (từ nhóm, đến tổ rồi cấp trường) hằng kỳ, hằng năm.

- Mỗi tổ chuyên môn có 50% số giáo viên viết đề tài chuyên môn, thông qua tổ chuyên môn vào cuối học kỳ I; 50% số giáo viên viết SKKN có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy.

- Tổ chức học bồi dưỡng nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ công tác đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Hằng năm, mỗi giáo viên có ít nhất một đổi mới về phương pháp giảng dạy cho một số bài nào đó được thể hiện qua bài soạn và có nghiệm thu của tổ, nhóm chuyên môn.

- Có kế hoạch cử giáo viên đi học nâng cao trình độ (trên chuẩn).

* Chỉ đạo cho học sinh đổi mới phương pháp học tập, có động cơ học tập đúng đắn:

Trước hết cần giúp các em nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của phương pháp học tập cũng như học tập và phát triển toàn diện. Để học sinh có được phương pháp học tập tốt, chủ động, tích cực trong việc tiếp thu kiến thức.

Hiện nay học sinh và cha mẹ học sinh ở thành phố thường tập trung vào học các môn để thi đại học, ít quan tâm thạm chí thờ ơ, buông xuôi các môn học khác. Vì vậy, phải giúp cho họ thấy được rằng phải học đều ở các môn là rất cần thiết. Tuy nhiên mục đích cuối cùng của việc học là để hoàn thiện nhân cách của người học. Nếu không có hiểu biết toàn diện (thông qua

các môn học) thì làm việc gì cũng khó, dễ dẫn đến lệch lạc trong tư duy, lối sống.

Ngoài ra, những năm gần đây, nhiều môn tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ) nên nhiều học sinh chỉ ghi nhớ kết quả cuối cùng vân dụng vào giải bài để có kết quả nhanh mà không hiểu bản chất hiện tượng - vốn ngôn ngữ cũng như diễn đạt kém. Vì vậy trong công tác kiểm tra đánh giá trong nhà trường cần cân đối giữa kiểm tra theo hình thức tự luận (TL) và TNKQ một cách hợp lý. Có thể, mỗi đề kiểm tra nên có 50% nội dung yêu cầu TL, 50% nội dung kiểm tra TNKQ.

Một điểm thực tế nữa, hiện nay học sinh thành phố được cha mẹ cho đi học thêm nhiều nên hầu như không có thời gian tự học. Điều này thể hiện rất rõ là vài năm gần đây những học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học danh tiếng (có điểm tuyển đầu vào cao) thường là học sinh ở nông thôn. Vì vậy cần giúp cho học sinh và cha mẹ học sinh thấy được rằng tự học là rất quan trọng. Hầu hết các tài năng là do tự học. Do đó, cha mẹ học sinh cần quan tâm nhắc nhở học sinh dành thời gian đáng kể cho việc tự học ở nhà, không nên học thêm nhiều.Với những học sinh ở nông thôn thì GVCN vận động cha mẹ nên dành thời gian cho các em học ở nhà và trên lớp nhiều hơn .

Tự học tạo ra tri thức bền vững cho học sinh cũng như mỗi con người. Muốn có kết quả học tập tốt, ngoài việc học tập trên lớp học sinh phải tích cực tự học. Tự học là một trong những hoạt động quan trọng, chủ đạo của học sinh. Tự học của học sinh chủ yếu là học sinh tự tổ chức hoạt động thông qua việc lập kế hoạch học tập bộ môn, tự giải quyết các vấn đề về lý thuyết, bài tập, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, đọc tài liệu tham khảo, thảo luận với bạn bè, tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ học tập…

Để việc tự học của học sinh thu được kết quả cao, bên cạnh ý thức của các em cần có sự động viên, hướng dẫn, giúp đỡ, khích lệ đúng mức của giáo viên, nhà trường và cha mẹ học sinh.

bài ở nhà thì sau mỗi tiết học cần dành thời gian hợp lý để hướng dẫn các em học tập ở nhà một cách chi tiết. Đầu mỗi tiết học có kiểm tra đánh giá về kết quả tự học của học sinh để động viên khích lệ hay uốn nắn kịp thời. Giáo viên cũng có thể giao một số chuyên đề cho các nhóm học sinh làm việc ở nhà và có nghiệm thu, đánh giá việc thực hiện đó.

Về phía nhà trường, cần đưa vào nội dung, quy chế rõ ràng để giáo viên thực hiện hướng dẫn học tập ở nhà cho học sinh sau mỗi tiết học, kiểm tra đánh giá việc tự học ở nhà của học sinh sao cho mức độ và lượng kiến thức giao vừa phải để học sinh có thể thực hiện được. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà và xem đây như một nhiệm vụ đối với học sinh. Đoàn trường tổ chức 15 phút đầu giờ để học sinh truy bài và tổ chức cho học sinh viết SKKN học tập.

Về phía cha mẹ học sinh phải quản lý thời gian học tập ở nhà của con em mình một cách hợp lý.

Để giúp các em học tập tích cực, chủ động sáng tạo thì nhà trường, Đoàn thanh niên, giáo viên cần tổ chức nhiều hoạt động học tập đa dạng và phong phú, cuốn hút học sinh tham gia. Biến yêu cầu học tập quy định bởi chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo ra các tình huống nhận thức, các trò chơi, các cuộc thi có sự tham gia của nhiều thành viên như “Hành trình tri thức” ,” Rung chuông vàng”…

Trường cần kết hợp giữa học tập với các hoạt động giải trí khác như văn nghệ, thể thao… tạo môi trường thân thiện sao cho học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, không còn thấy căng thẳng, áp lực từ việc học hành, thi cử.

Hình thức hoạt động nhóm cũng là điều mà trường, giáo viên cần quan tâm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, chỉ đạo các em đồng thời có kiểm tra đánh giá các hoạt động ấy. Việc tổ chức hoạt động nhóm thông qua nhiều hình thức như tạo sân chơi tìm hiểu về hành trình tri thức với các nhóm học sinh tham gia hay giao cho một vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu… Điều đó

sẽ giúp cho các em kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.

Học đi đôi với hành cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi học sinh vì mục đích cuối cùng của giáo trình dạy học là tạo năng lực thực tiễn cho HS. Vì vậy nhà trường, GV cần tạo cho người học sinh thao tác hành động thực tế, học qua tình huống thực tiễn cuộc sống, giải thích được thực tiễn bằng lý thuyết, rèn luyện kỹ năng sống chung ...

Như vậy, đổi mới phương pháp học tập cần chú đến tự học của HS, học tập tích cực chủ động, kỹ năng làm việc nhóm, học đi đôi với hành.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 83 - 91)