2.3.2.1. Quản lý công tác giáo dục nhận thức cho học sinh
Mỗi học sinh sau khi nhập học, buổi đầu tiên tới trường, nhà trường đều dành một buổi giới thiệu với học sinh về truyền thống nhà trường, về những khó khăn thuận lợi trong bối cảnh chung. Qua đó giúp các em có nhận thức ban đầu về nhiệm vụ học tập và có được động cơ học tập đúng đắn. Thông qua các buổi tập trung nhà trường đã lồng ghép tuyên truyền nhằm giúp cho các em có được ý thức học tập để có thể tiếp tục học lên ở bậc cao hơn.
Ngoài ra, khi nhập học nhà trường cũng đã thông báo với cha mẹ học sinh và học sinh về các lớp học nâng cao các môn theo khối thi để gia đình và các em lựa chọn đăng ký vào lớp học có môn nâng cao phù hợp với khả năng, nguyện vọng của các em.
2.3.2.2.Thực trạng việc quản lý nề nếp học tập của học sinh
học, nhà trường xây dựng nội quy học tập cho học sinh như: Đi học đầy đủ, đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng không mất trật tự; phải thực hiện tốt việc chuẩn bị bài ở nhà; nghỉ học phải viết giấy phép có chữ ký của cha mẹ. Lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường. Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức…
Dù đã tăng cường quản lý học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN), đoàn thanh niên và quản sinh nhưng hiệu quả còn thấp. Hằng tuần, GVCN lớp tiến hành sinh hoạt lớp để biểu dương thành tích tập thể lớp, cá nhân đã đạt được đồng thời kiểm điểm những học sinh còn có ý thức chưa tốt, vi phạm nội quy hoặc học tập chưa chăm. Mỗi tháng có một buổi có buổi sinh hoạt đoàn. Nhưng phần nhiều còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
2.3.2.3.Thực trạng quản lý học tập trên lớp của học sinh
Việc quản lý học tập của học sinh trên lớp chủ yếu được giao cho GV bộ môn và GVCN lớp. Trong đó được đánh giá qua các tiêu chí như đi học đúng giờ, chuẩn bị bài ở nhà, tinh thần thái độ tích cực học tập trên lớp (nghe giảng, phát biểu ý kiến xây dựng bài, hoạt động nhóm), chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, giữ kỷ luật trong lớp học ...
Căn cứ vào đó, GV bộ môn, GVCN lớp đánh giá tiết dạy trên lớp thông qua Sổ đầu bài. Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát việc thực hiện kế hoạch dạy học và những công việc cụ thể của GV bộ môn trên lớp đồng thời nắm được tình hình học tập của lớp trong thời gian nhất định.
Việc ghi sổ đầu bài được quy định như sau:
- Lớp trường ghi ngày tháng (diễn ra tiết học, buổi học), tên môn học, tên HS nghỉ trong tiết.
- Giáo viên bộ môn ghi thứ tự tiết dạy theo phân phối chương trình, trường hợp GV bộ môn bỏ tiết không dạy (do ốm, bỏ tiết hoặc do công việc nhà trường, nghỉ họp, nghỉ giữa kỳ, nghỉ lễ tết ...) do GVCN ghi và ký tên.
GV bộ môn còn phải ghi các thiết bị, đồ dùng dạy học sử dụng cho tiết học; ghi nhận xét chính trong tiết học và kết quả học tập, sự chuyên cần, ý thức kỷ luật hoặc những yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau; ghi xếp loại giờ dạy theo các mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.
- Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra Sổ đầu bài từng tuần vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
- Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp kiểm tra (hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trưởng) và ghi nhận xét theo định kỳ (2 tuần một lần) hoặc đột xuất.
- Giáo viên bộ môn đánh giá xếp loại tiết dạy dựa vào các yêu cầu chính sau: (1). Học sinh vào học đúng giờ, không bỏ tiết, phòng học bàn ghế ngay ngắn, đồ dùng để gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. (2). Học sinh chuẩn bị bài và dụng cụ học tập đầy đủ; tích cực xây dựng bài, chủ động tiếp thu kiến thức, kết quả học tập. (3) Học sinh thực hiện đúng các quy định về ngôn ngữ ứng xử, trang phục và không có hành vi không được làm theo điều lệ trường trung học. Tiết học được xếp thành 4 loại: Tốt (T), Khá (K), Trung bình (TB), Yếu (Y). Trong đó loại Tốt: Thực hiện đầy đủ cả ba yêu cầu trên. Loại Khá: Thực hiện đầy đủ ba yêu cầu trên nhưng còn vi phạm phải nhắc nhở. Loại TB: Yêu cầu (1) và (3) thực hiện nghiêm túc, yêu cầu (2) chỉ ở mức bình thường hoặc cả ba yêu cầu đạt mức bình thường. Loại Yếu: Một trong ba yêu cầu có vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng tới kết quả của tiết học hoặc yêu cầu (2) đạt dưới mức trung bình.
Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến về mức độ thực hiện quy định ghi sổ đầu bài và đánh giá xếp loại HS
Nghiêm túc bám sát quy định Có để ý nhưng chưa sát Không để ý đến quy định 25% 70% 5%
K ế t q u ả t r ê n c ho thấy, số giáo viên quan tâm và thực hiện nghiêm túc quy định về ghi Sổ đầu bài và đánh giá xếp loại giờ dạy còn thấp
làm cho Hiệu trưởng khó đánh giá xếp loại các lớp học sinh. Tìm hiểu qua Sổ đầu bài các lớp thấy phần lớn các tiết học đều được giáo viên xếp loại Tốt. Điều này, xuất phát từ hai nguyên nhân chính: (1) Sự dễ dãi của giáo viên khi đánh giá, không bám sát tiêu chuẩn; (2) nể nang giữa GV bộ môn với GVCN lớp (vì các lớp phải xếp thi đua với nhau)
2.3.2.4. Thực trạng quản lý phương pháp học tập của học sinh, việc học tập ở nhà và học thêm của học sinh
Quản lý học tập ở nhà của học sinh chủ yếu thông qua khâu kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh của GV bộ môn và GVCN lớp. Bởi vậy không theo dõi được quá trình học tập cũng như cách tự học của học sinh nên không có cơ sở đánh giá, việc nhắc nhở uốn nắn còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra, học sinh ở thành phố do áp lực từ nhiều phía, nhiều em học sinh phải đi học thêm quá nhiều, ít có thời gian tự học. Tính chủ động trong học tập hiện nay của học sinh không cao. Nhiều em học thêm quá nhiều nhưng kết quả học tập lại thấp. Nhà trường tuy có ý kiến nhắc nhở phụ huynh nhưng hiện nay là không kiểm soát được. Theo khảo sát của tác giả, có tới 80%số học sinh được hỏi đều tham gia học thêm ngoài nhà trường với những nguyên nhân khác nhau.
Phương pháp học tập rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh nhưng chủ yếu thông qua GV bộ môn và GVCN lớp. Học sinh thường không tự lập kế hoạch học tập cho mình mà chủ yếu việc học tập của họ là thụ động được giao bởi GV.
Hiện nay trường có 30 lớp, trong đó mỗi khối có 10 lớp, mỗi lớp trung bình khoảng 45 học sinh. Việc học tập của học sinh được thực hiện chủ yếu ở lớp học qua các tiết học với các môn học. Việc học tập trên lớp của học sinh được thực hiện theo thời khóa biểu. Trong đó, mỗi tuần học 6 buổi, mỗi buổi được bố trí từ 4 đến 5 tiết. Mỗi tiết học 45 phút. Trong một buổi, không
môn học nào được bố trí quá 2 tiết (trừ môn Ngữ văn và Toán). Ngoài ra còn có môn học chéo buổi là Giáo dục thể chất và Quốc phòng - an ninh.
Do học sinh vào trường có điểm thi tuyển đầu vào cao trung bình mà các em lại có mục tiêu học tiếp lên cao. Vì vậy nhà trường còn tổ chức dạy bồi dưỡng thêm kiến thức để các em có thể thi vào các trường Đại học, Cao đẳng.
Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường được diễn ra công khai. Về hình thức, đó là sự đồng thuận của các bên gồm: Học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và được Sở Giáo dục Đào tạo phê duyệt. Học sinh đăng ký học thêm chủ yếu là các môn theo khối thi Đại học mà các em dự định thi.
2.3.2.5. Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá xếp loại và kết quả học tập của học sinh
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 và mới đây (bắt đầu thực hiện từ học kỳ 2 năm học 2012-2013) là Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu được giao cho giáo viên dạy bộ môn đảm trách.
Kết quả thống kê đánh giá, xếp loại hai mặt giáo dục đối với học sinh qua 5 năm gần đây ( xem phần phụ lục) ta thấy lượng học sinh khá, giỏi rất nhiều. Nhưng thực tế thì như thế nào? có đúng như vậy không ? Tác giả đã khảo sát thông qua phỏng vấn GV thấy GV bộ môn không thuộc khối thi của học sinh thường dễ dãi, tạo điều kiện để học sinh tập trung vào môn mà các em sẽ thi Đại học nên kết quả học tập (thể hiện ở điểm trung bình môn) thường cao hơn khả năng thực tế của các em.
Vấn đề học tập ở nhà và tự học hiện nay của học sinh có thể nói là không tốt. Qua khảo sát HS vào cuối năm học 2013 - 2014, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát học ở nhà của HS
TT Nội dung khảo sát Thực hiện (%)
1 Lập kế hoạch tự học 15
2 Dành thời gian từ 2 - 3 giờ tự học mỗi ngày 45 3 Dành thời gian dưới 2 giờ tự học mỗi ngày 35
4 Không tự học ở nhà thường xuyên 20
5 Sử dụng phương tiện hỗ trợ học tập 52
6 Tự kiểm tra kết quả học tập 39
Kết quả cho thấy việc tự giác thực hiện tự học ở nhà của học sinh còn rất yếu, cần được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng học tập.
2.3.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ hoạt động dạy học
Trường có 30 phòng học, 3 phòng bộ môn, 1 phòng đa chức năng, 1 phòng truy cập Internet, 1 phòng thư viện, 1 phòng y tế học đường. Mỗi phòng bộ môn có 1 cán bộ chuyên trách quản lý. Nói chung, các phòng đã có đầy đủ thiết bị chiếu sáng, quạt mát. Phòng thư viện đã xây dựng thư viện chuẩn. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Tài liệu phục vụ bạn đọc (giáo viên, học sinh) tuy cũng đã
Hiệu quả khai thác và sử dụng các phòng Lý, Hóa, Sinh, Internet chưa cao. Diện tích phòng được xây như phòng học thông thường. Trong đó một phần được ngăn ra để chứa đồ (phòng Lý, Hóa, Sinh), phần còn lại để học. Phần phòng bố trí để thí nghiệm thực hành còn bất cập. Nếu phù hợp với bài thực hành thì lại không phù hợp với tiết dạy dùng thí nghiệm biểu diễn. Phòng Internet riêng, chỉ giành cho giáo viên nhưng chủ yếu là để vào điểm. Giáo viên ít vào phòng để truy cập vì hệ thống máy được trang bị đã cũ.
Trường không có phòng bộ môn riêng cho các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ .... mà chỉ có phòng bộ môn kể trên nên có khó khăn nhất định, đặc biệt với môn Ngoại ngữ.
Về quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Hàng năm, học sinh vào lớp 10 được nhà trường giới thiệu và cho học sinh đăng ký mua sách giáo khoa. Tài liệu tham khảo do học sinh tự mua.
Tác giả đã khảo sát để tìm hiểu đánh giá của giáo viên và học sinh về thực trạng của việc đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học và thực trạng việc sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học
Nội dung khảo sát
Mức độ đầy đủ (%)
Đầy đủ Bình thường Thiếu
CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS Cơ sở vật chất phòng học 70 65 60 15 20 25 15 15 15 Trang thiết bị phục vụ dạy học 60 55 52 25 35 30 15 10 23
Số lượng các phòng chức năng và phòng bộ môn
55 48 50 40 38 40 5 14 10
SGK, tài liệu tham khảo
45 42 20 40 37 70 5 21 10
Bảng 2.15. Thực trạng việc sử dụng trang thiết bị phục vụ dạy học
Nội dung khảo sát
Mức độ sử dụng Tốt Trung bình Chưa tốt CBQL GV HS CBQL GV HS CBQL GV HS Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ HĐDH 15 20 12 40 38 45 45 42 57
Với kết quả thu được từ nội dung khảo sát ở trên, ta thấy cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học là tương đối đầy đủ nhưng việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị lại chưa được tốt. Đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy học c ò n chưa cao.