thiết bị kỹ thuật dạy học
3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Xây dựng cơ sở vật chất trường học là tạo ra môi trường cảnh quan trường học đẹp đẽ, hài hòa phù hợp với môi trường giáo dục. Trường lớp khang trang sạch đẹp, đà y đ ủ t i ệ n n ghi , không gian thoáng mát, môi trường trong lành … tạo tâm lý thoải mái cho thày và trò làm việc cũng góp phần nâng cao chất lượng DH và giáo dục.
Thiết bị kỹ thuật dạy học được trang bị hiện đại, phù hợp, dễ sử dụng và có chất lượng là rất cần thiết trong quá trình dạy học, đặc biệt giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy học được thuận lợi.
Tuy nhiên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần đi đôi với việc bố trí, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tạo được một môi trường thuận lợi giúp giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi dạy tốt và học tốt.
3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
mua sắm xây dựng, tu bổ trường lớp, bàn ghế, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thư viện ...
- Xây dựng, tu bổ phòng học đảm bảo không gian, sáng sủa, thoáng mát, đảm bảo số lượng, chất lượng bàn ghế, bảng, ánh sáng, quạt mát phục cho HĐDH của GV và HS. Phấn đấu mỗi lớp có một phòng học riêng, trang bị cả hệ thống nghe nhìn, khai thác Internet.
- Thường xuyên mua sắm, bổ sung các trang thiết bị cần thiết, đồ dùng thí nghiệm phục vụ HĐDH.
- Xây dựng các phòng bộ môn, thực hành thí nghiệm và thư viện chuẩn. - Xây dựng quy chế khai thác sử dụng, bảo quản một cách có hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy học.
- Đào tạo nhân viên có tinh thần trách nhiệm, c ó chuyên môn làm việc ở các phòng bộ môn, thư viện.
- Xây dựng phòng khai thác thông tin từ mạng Internet cho cán bộ, GV, nhân viên và HS.
- Chú ý đến việc tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường.
- Tập trung giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản công cho cán bộ viên chức và học sinh...
Có thể nói, muốn tổ chức, quản lý tốt hoạt động dạy học, cần coi trọng vai trò của cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học. Việc tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú nhằm phát huy vai trò tác dụng của CSVC, thiết bị dạy học và Thư viện trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng trong nhà trường hiện nay.
3.3.5. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường
3.3.5.1. Mục đích, ý nghĩa
Kiểm tra đánh giá phải phản ánh trung thực và sát với khả năng trình độ của người dạy và người học.
Kiểm tra đánh giá tốt giúp động viên kịp thời thày và trò nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực đồng thời cũng giúp phát hiện những tồn tại, khiếm khuyết để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giúp nâng cao chất lượng DH.
3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện ở hai nội dung: - Đối với hoạt động giảng dạy của GV:
Hiệu trưởng cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ, Sở và nhà trường. Nâng cao nhận thức cho GV về mục đích, ý nghĩa vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá GV.
Kiểm tra HĐDH của GV từ khâu lập kế hoạch giảng dạy, soạn bài, giảng dạy trên lớp (thông qua dự giờ), sử dụng đồ dùng dạy học (thông qua theo dõi sổ mượn trả và kiểm tra trực tiếp), việc thực hiện quy chế chuyên môn, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá GV được tiến hành thường xuyên, có thể đột xuất hoặc có báo trước. Trong kiểm tra GV chia 2 loại là kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo chuyên đề. Kế hoạch kiểm tra cần được xây dựng từ đầu năm học về mặt định mức.
Mỗi GV sau khi được kiểm tra cần được trao đổi rút kinh nghiệm. Trong đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những việc đã làm được và chưa làm được để GV có thêm động lực quyết tâm thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy của mình.
- Đối với hoạt động học tập của HS:
Yêu cầu GV đánh giá kết quả học tập của học sinh phải công khai, công bằng và phản ánh đúng năng lực của HS. Việc ra các đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải được quan tâm sao cho nằm trong yêu cầu
chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ các mức độ nhận thức và phải thực hiện theo ma trận đề đã thống nhất trong tổ chuyên môn được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
Việc đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi kỳ, mỗi năm học phải được lãnh đạo nhà trường thành lập Hội đồng xét duyệt đảm bảo tính toàn diện của k h â u k i ể m t r a đánh giá.