1.3.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học phù hợp:
Căn cứ nội dung, chương trình THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Căn cứ chỉ thị nhiệm vụ năm học và những văn bản chỉ đạo của cấp trên; Căn cứ vào thực tế về số lượng, trình độ giáo viên, cơ cấu giáo viên các bộ môn; Căn cứ vào số lượng, năng lực của học sinh; Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất; Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Hiệu trưởng trường THPT xây dựng kế hoạch dạy học c h o từng năm học phù hợp.
1.3.2.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động của giáo viên và học sinh
a. Tổ chức hoạt động của giáo viên:
Hoạt động dạy của thày là hoạt động chủ đạo trong hoạt động giáo dục nói chung. Do đó việc tổ chức hoạt động dạy là việc rất quan trọng.
Trước hết, phải tổ chức hoạt động của các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường. Sau đó là tổ chức hoạt động của mỗi cá nhân trong nhà trường.
* ) Về việc tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn:
- Hàng năm, cần tổ chức lại vị trí quản lý của lãnh đạo tổ (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) dựa trên:
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
+ Năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cấp tổ chuyên môn và tầm nhìn.
+ Đạo đức nghề nghiệp và tín nhiệm của giáo viên trong tổ.
Trên cơ sở đó có quyết định việc bổ nhiệm (hay bổ nhiệm lại) chức danh lãnh đạo tổ.
- Yêu cầu mỗi tổ chuyên môn căn cứ vào nhiệm vụ quyền hạn cần xây dựng quy chế làm việc ở cấp độ tổ và xác định mục tiêu cần đạt trong năm học với định hướng những năm tiếp theo.
- Lưu ý việc đào tạo, quy hoạch cán bộ tổ.
* ) Về việc tổ chức hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường (Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh ...)
Căn cứ quy định, điều lệ về tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức để xây dựng được khối đoàn kết trong cơ quan đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu chung.
*) Về việc tổ chức hoạt động của giáo viên
Căn cứ quyền hạn, nhiệm vụ được giao, yêu cầu mỗi giáo viên phải có kế hoạch cá nhân, trong đó chỉ rõ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao,
biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành.
Những quy định cụ thể mà người giáo viên phải thực hiện như:
- Chuẩn bị lên lớp: Yêu cầu mỗi giáo viên phải có đủ tài liệu về kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình), sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, bài soạn, đồ dùng dạy học…
- Thực hiện các quy chế chuyên môn, ngày công lao động như thực hiện chương trình môn học, soạn bài đầy đủ theo quy định, ra vào lớp đúng giờ, chấm trả bài đầy đủ, đúng thời gian quy định, vào sổ điểm, học bạ ...
- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh theo quy định: Yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định về kiểm tra đánh giá học sinh theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên đổi mới kiểm tra đánh giá sao cho việc kiểm tra đánh giá được khách quan, trung thực sát năng lực học sinh đồng thời có tác dụng điều chỉnh, uốn nắn quá trình học tập.
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học với mục tiêu dạy học lấy người học làm trung tâm.
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với bộ môn, kiểm tra bài lên lớp nhằm tăng hiệu quả giờ dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Thường xuyên học tập (tham gia các lớp bồi dưỡng, tự học, dự giờ thăm lớp ...) để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học như viết đề tài chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực hiện tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp (nếu là giáo viên chủ nhiệm) được quy định trong điều lệ trường trung học.
- Tham gia các công tác khác.
Quản lý hoạt động của giáo viên tập trung vào quản lý các nội dung sau:
+ Phân công công việc (giảng dạy kết hợp công tác khác)
+ Thực hiện quy chế chuyên môn: Đảm bảo đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định, thực hiện chương trình, ra vào lớp, chuẩn bị lên lớp, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
+ Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. b.Tổ chức hoạt động của học sinh:
Mục tiêu cần đạt đối với mỗi học sinh là nắm được những kiến thức phổ thông cơ bản hiện đại, rèn luyện để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và những kỹ năng cơ bản khác sẵn sàng tham gia vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục học tập cao hơn. Cái đích cần đạt, đó là phát triển, hoàn thiện nhân cách.
Trong nhà trường phổ thông, cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú như hoạt động học tập văn hóa, thể thao, văn nghệ, giải trí, lao động, tình nguyện ...
Trong đó hoạt động học tập là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất. Đây là hoạt động song song, cùng tồn tại với hoạt động dạy của giáo viên (quan hệ thống nhất biện chứng). Quản lý các hoạt động học tập cơ bản gồm:
- Động cơ học tập: Cần tổ chức hoạt động dạy học để tạo hứng thú cho học sinh qua đó tạo động lực học tập.
- Phương pháp học tập: Chủ động nắm vững kiến thức, cách tự học, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.
- Chất lượng học tập (thông qua kiểm tra đánh giá hoặc kết quả thực tiễn công việc được giao)
- Hình thành quan điểm, thái độ học tập đúng đắn: tự giác, tự chủ, chuyên cần, trung thực có ý chí, lý tưởng.
- Khen thưởng và kỷ luật: Công khai chế độ khen thưởng, kỷ luật sao cho có tác dụng giáo dục tốt.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đây là một trong các khâu của quá trình dạy học. Việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định. Đồng thời, việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, phản ánh đúng thực trạng về kiến thức và năng lực hiện có của học sinh, qua đó giúp học sinh khắc phục thiếu sót,
điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp.
- Quan tâm đến giáo dục toàn diện: Giúp học sinh nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, quan điểm về nhân sinh quan, thế giới quan. Tránh học lệch, học tủ, học chỉ để ứng thí. Con người là tổng hòa các mối quan hệ, nên để có thể hội nhập được với xã hội cần có nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhiều cha mẹ học sinh và học sinh chủ yếu tập trung để học lệch (tập trung vào các môn thi chuyển cấp hoặc Đại học) mà cho các em học thêm quá nhiều vào những môn học nhằm mục đích thi cử, ít quan tâm tới giáo dục toàn diện. Do vậy, việc thực hiện công tác quản lý cần làm rõ để cha mẹ học sinh và học sinh nắm được, giáo dục toàn diện là vấn đề quan trong và phải quan tâm đúng mực.
Quản lý hoạt động học của học sinh cần tập trung vào các nội dung cơ
bản sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện của học sinh (ở lớp, ở trường, ở nhà)
- Quản lý phương pháp học tập. - Động cơ, thái độ học tập…
1.3.2.3. Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh
Đây là chức năng quan trọng của quản lý. Không có kiểm tra giám sát cũng là không có quản lý.
Căn cứ mục tiêu, kế hoạch đặt ra và chuẩn (nếu có) để đánh giá những việc làm được, chưa làm được của tổ chức, cá nhân để có những động viên, chấn chỉnh kịp thời.
- Kiểm tra hoạt động thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, đặc biệt là tổ chuyên môn. Qua đó kiểm tra từ khâu lập kế hoạch hoạt động của tổ, khâu tổ chức chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn và kiểm tra đánh giá của tổ trưởng đối với tổ viên. Kiểm tra tổ chuyên môn về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện quy chế dân chủ và chỉ tiêu
chuyên môn.
- Kiểm tra hoạt động của giáo viên
Về việc thực hiện ngày, giờ lao động, về thực hiện các quy chế chuyên môn và chỉ tiêu chuyên môn, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Kiểm tra hoạt động của học sinh
Về việc thực hiện nội quy học tập, kết quả học tập thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, giáo vụ ...
- Kiểm tra việc đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng cho các hoạt động dạy học.
- Kiểm tra các hoạt động giáo dục khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp dạy nghề, văn hóa văn nghệ thể thao, tham quan du lịch và sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội…
1.3.2.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Để thực hiện tốt các mục tiêu dạy học thì đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là rất cần thiết.
Cơ sở vật chất trong trường học bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất như: phòng học, phòng bộ môn, bàn ghế, hệ thống điện, đồ dùng dạy học, thư viện, sân chơi, sân tập ... và cảnh quan trường học.
Ngoài việc có kế hoạch mua sắm, xây dựng mới cần chú ý tới bảo dưỡng, bảo quản cơ sở vật chất đã có. Người Hiệu trưởng phải tranh thủ các nguồn lực bằng nhiều cách, như từ ngân sách nhà nước cấp, xã hội hóa giáo dục, phát động phong trào làm đồ dùng dạy học ...
Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình giáo dục nói chung, dạy học nói riêng diễn ra được hiệu quả nhất. Từ việc xây dựng, bố trí phòng học, bàn ghế, bảng viết, máy chiếu, hệ thống điện chiếu sáng, quạt mát đến xây dựng, sắp đặt, bổ sung trang thiết bị, tài liệu cho phòng bộ môn, thư viện và sân chơi, bãi tập cho học sinh ... phải được quan tâm sát sao, đặc biệt là
những trang thiết bị giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt nhất.
Song song với tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy học cần phải có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất ấy.
Trong quản lý cơ sở vật chất trường học cần chú ý đến quản lý những nội dung như trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng, trang thiết bị phục vụ dạy học, phòng chức năng: phòng học bộ môn, thư viện ... và quản lý nguồn kinh phí, xây dựng quy chế sử dụng cơ sở vật chất trường học.
Ngoài việc xây dựng, bổ sung, quy chế sử dụng cơ sở vật chất (CSVC) trường học cần chú ý tới môi trường, cảnh quan trường học như hệ thống cây xanh, bảng hiệu, hàng quán ... trong và xung quanh trường học.
1.3.2.5. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Để có được hiệu quả cao trong giáo dục nói chung, trong dạy học nói riêng người Hiệu trưởng phải quan tâm tới phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Về phía nhà trường cần cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời về quá trình và kết quả học tập rèn luyện của học sinh tại nhà trường cho cha mẹ các em được biết để kết hợp giáo dục. Cung cấp những thông tin cần thiết về chủ trương, đường lối của nhà trường, những hoạt động, thời gian học tập diễn ra tại nhà trường, quan hệ giữa các thành viên trong lớp học với giáo viên. Thông tin về quan hệ giữa các học sinh trong lớp, trong trường và những thông tin về giáo viên dạy lớp đó tới cha mẹ học sinh.
Thường xuyên giữ liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với cha mẹ học sinh.
- Về phía gia đình học sinh
Giữ mối quan hệ thường xuyên với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp. Cung cấp những thông tin về sức khỏe, cá tính, sở thích ... của con với nhà trường đồng thời sẵn sàng kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục.
- Về phía xã hội: Cần quan tâm tới nhu cầu xã hội, dư luận xã hội trong việc xây dựng mục tiêu trong nhà trường sao cho hài hòa giữa các bên. Nhà trường cần cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về những chủ trương đường lối phát triển nhà trường ... tạo sự đồng thuận của xã hội.
Tiểu kết chương 1
Dạy học là hoạt động cơ bản, trọng tâm của nhà trường. Nó được diễn ra thường xuyên, lâu dài,... Việc nắm vững cơ sở lý luận về quản lý nói chung, quản lý h o ạ t đ ộ n g d ạ y h ọ c nói riêng sẽ giúp c á c n h à q u ả n l ý có cách nhìn khoa học hơn về thực trạng của việc quản lý đang diễn ra tại trường mình trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Từ đó đưa ra được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học, phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Quản lý hoạt động dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì vậy, người q u ả n l ý cần nắm được những vấn đề lý luận cơ bản để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ NHÂN TÔNG
THÀNH PHỐ BẮC NINH 2.1. Khái quát về Trường THPT Lý Nhân Tông
Trường THPT Lý Nhân Tông ngày nay, tiền thân là trường Phổ thông vừa học vừa làm Yên Phong được thành lập theo Quyết định số 382/QĐ-UB ngày 3/5/1977 của UBND tỉnh Hà Bắc, địa điểm nằm tại Xã Đông Phong - huyện Yên Phong. Đến năm 1990 trường đổi tên thành trường cấp 2- 3 Yên Phong. Năm 2000 trường được đổi tên thành trường THPT Lý Nhân Tông. Địa điểm trường nằm tại Phường Vạn An - TP Bắc Ninh. Gần 40 năm xây dựng và phát triển, mái trường XHCN này đã đào tạo hàng vạn học sinh tốt nghiệp ra trường, trong đó có nhiều học sinh nỗ lực phấn đấu, trưởng thành trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học. Trong những năm qua, bằng nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của các thế hệ các thầy giáo, cô giáo và học sinh, cùng với sự chăm lo của các lực lượng xã hội, chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà của trường gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Đến nay trường THPT Lý Nhân Tông đã trưởng thành về mọi mặt, trở thành địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của phụ huynh và học sinh trong khu vực.
Với quy mô đào tạo giữ ổn định từ nhiều năm nay, Trường liên tục có 3 khối lớp, khối 10 có 10 lớp, khối 11 có 10 lớp, khối 12 có 11 lớp. Tổng số học sinh của nhà trường là trên 1200 học sinh. Trường đạt trường chuẩn quốc gia (năm 2014).
Những thành tích của trường đạt được:
- Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ: số 1654-QĐ/TTg ngày 22/9/2011;
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: số 6856/QĐ/BGD&ĐT ngày 16/11/2006;
2/11/2007;
- Nhiều năm liền đạt Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “tập thể lao động tiên tiến”;
- Chi bộ Đảng liên tục đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”,
vững mạnh tiêu biểu;
- Công đoàn liên tục được công nhận Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, nhận được nhiều bằng khen, giấy khen.
- Đoàn trường liên tục được công nhận Đoàn trường vững mạnh xuất sắc và được TW đoàn TNCS Hồ chí Minh tặng bằng khen...