Xây dựng môi trường thân thiện dân chủ trong nhà trường, đồng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 94 - 96)

thời phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

3.3.6.1. Mục đích, ý nghĩa

Tạo môi trường giáo dục thân thiện, tạo cho GV và HS có cảm giác gần gũi, muốn đến trường - mỗi ngày đến trường là một ngày vui sẽ góp phần nâng cao chất lượng DH.

Chỉ có môi trường làm việc thân thiện, dân chủ mới tạo được niềm say mê, sáng tạo trong công việc cho mỗi thành viên trong nhà trường.

Chất lượng và hiệu quả của DH nói riêng, giáo dục nói chung phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp giáo dục giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội. Vì vậy việc quan tâm phối hợp giáo dục giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội là hết sức cần thiết và không thể thiếu trong công tác quản lý giáo dục.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Xây dựng môi trường dân chủ, thân thiện trong nhà trường:

+ Đối với tập thể sư phạm cần thực hiện tốt quy chế tập trung dân chủ. Tạo ra bầu không khí dân chủ thực sự trong nhà trường. Xây dựng quy chế làm việc chi tiết, trong đó chỉ ra rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi tổ chức, cá nhân và sự phối hợp trong công tác của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường. Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân đều được phát biểu

ý kiến của mình, được tham gia vào việc quyết định những vấn đề quan trọng trong nhà trường. Công đoàn xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường. Lấy đối thoại là phương tiện duy nhất để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong nhà trường. Con người phải tôn trọng lẫn nhau, dù ở vị trí, địa vị nào. Ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều cần được tôn trọng.

+ Đối với HS trong nhà trường: Quan tâm giúp đỡ, thương yêu giúp nhau cùng tiến bộ. Đoàn trường xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong HS. Tổ chức chuyên đề về tình bạn, tình yêu, tình thày trò ... trong những buổi sinh hoạt chi đoàn (định kỳ mỗi tháng 1 lần). Tổ chức cho HS tham gia lao động, thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Mỗi HS đều có quyền bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình ...

+ Đối với quan hệ giữa GV và HS: Người thày cần mẫu mực trong giao tiếp, ứng xử. Mọi cử chỉ, nói năng của người thày đều tác động trực tiếp và nhận thức của HS. Người thày phải là điểm sáng văn hóa của nhà trường, nhà trường là trung tâm văn hóa của địa phương.

Người thày mẫu mực về trang phục, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ; Có thái độ và biểu hiện phù hợp với hành vi, ngôn ngữ phù hợp nội dung, tình huống; Biết khoan dung, thương yêu và tôn trọng HS. Tạo môi trường tốt nhất cho mỗi HS có thể phát huy khả năng của mình. Với học sinh, cần chăm chỉ, lễ phép, tôn trọng thày cô, bạn bè sao cho thày ra thày, trò ra trò. Thày giáo cần luôn tạo ra bầu không khí giao tiếp tốt, tạo mối thân thiện giữa người dạy và người học.

- Tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng cho GV, cho HS:

Với GV tổ chức các buổi Hội thảo khoa học, các chuyên đề về giáo dục về xã hội cần quan tâm ... Với HS tổ chức các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao, ngoại khóa, dã ngoại ... Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, văn nghệ có cả GV và HS cùng tham gia ...

Có thể nói, nếu thực hiện tốt những nội dung nói trên sẽ tạo ra được một môi trường dân chủ, thân thiện thực sự giúp nâng cao được chất lượng

DH, GD trong nhà trường.

- Phối hợp tốt giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội trong công tác giáo dục:

Đây là thành tố tạo nên sự thành công của giáo dục. Với gia đình, hàng năm vào đầu và cuối mỗi học kỳ nhà trường cần tổ chức họp tất cả CMHS ở các lớp thông báo công khai tình hình hoạt động của nhà trường, những khó khăn thuận lợi của nhà trường. Công khai kết quả đánh giá xếp loại hai mặt giáo dục của con em họ. Tìm biện pháp khắc phục khó khăn, kết hợp giáo dục HS.

Thành lập Ban thường trực CMHS. Thường xuyên tổ chức trao đổi với Ban thường trực về tình hình học tập của HS trong nhà trường để có biện pháp tháo gỡ những vướng mắc.

Yêu cầu GV chủ nhiệm lớp có sổ liên lạc với CMHS, hàng tuần hay đột xuất thông báo tình hình học tập của HS để CMHS biết được phối hợp giáo dục.

Với xã hội, nhà trường cần thực hiện tốt kịp thời, đầy đủ thông tin tạo đồng thuận giúp đỡ của xã hội về chiến lược phát triển nhà trường. Tránh dư luận không tốt về nhà trường trong các công tác như tuyển sinh, xếp lớp, đánh giá kết quả học tập của học sinh, và dạy thêm học thêm ... Để làm tốt công việc này, trường cần tranh thủ tuyên truyền đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển nhà trường qua nhiều kênh. Nhà trường lập trang Web riêng và giao Ban Công nghệ thông tin thu thập, xử lý và đăng những thông tin của trường một cách kịp thời, phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 94 - 96)