Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch dạy học khoa học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 80 - 83)

3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Việc kế hoạch hóa hoạt động dạy học trong một cơ sở giáo dục nói chung và trường THPT Lý Nhân Tông nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục tại trường, bao gồm: Cán bộ, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập…

Xây dựng kế hoạch dạy học nhằm cụ thể hóa nội dung dạy học, thực hiện mục tiêu chương trình giảng dạy là công việc quan trọng của cán bộ quản lý nhà trường. Xây dựng kế hoạch là xác định mục tiêu cần đạt, xác định và đảm bảo nguồn lực để đạt mục tiêu và quyết định những hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu của nhà trường. Người quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động phải bám sát chương trình quy định và theo chỉ đạo của Bộ

và Sở cũng như điều kiện của nhà trường . Năng lực của người quản lý thể hiện rất rõ ở việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà trường.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng mục tiêu cần đạt được trong từng năm học của nhà trường. Trong đó trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Công đoàn vững mạnh, xuất sắc; Đoàn Thanh niên được các cấp tặng bằng khen. Đối với giáo viên 75% đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 20% đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua; Chỉ tiêu chuyên môn từng môn đạt 95% từ trung bình trở lên, trong đó khá, giỏi từ 60% trở lên; giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh đạt 50% số GV tham dự trở lên. Đối với học sinh: Khối 10, 11 lên lớp thẳng 100%, đỗ tốt nghiệp phổ thông 98% trở lên; thi đỗ Đại học, Cao đẳng75% trở lên. Trường không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội. Học sinh giỏi của trường tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao. Để thực hiện được mục tiêu trên cần:

Hoàn thiện bộ máy tổ chức chính quyền, đoàn thể trong nhà trường, rà soát đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên từng bộ môn nói riêng.

Xây dựng nguồn nhân lực, vật lực thực hiện mục tiêu giảng dạy. Xác định chủ đề năm học và từng tháng trong năm học. Xây dựng chương trình hoạt động giáo dục nói chung.

Hoàn thiện nội dung, chương trình dạy học bám sát theo sự chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo.

Hiện nay, theo nguyện vọng đăng ký của học sinh khi trúng tuyển vào trường chủ yếu vào ban cơ bản: Cơ bản A, B và D. Vì mục tiêu của đa số học sinh là học tiếp ở bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại học) nên nhà trường chọn học SGK thuộc chương trình chuẩn và bố trí dạy tự chọn nâng cao theo khối thi Đại học cho HS. Vì vậy các tổ, nhóm chuyên môn lựa chọn nội dung dạy tự chọn sau đó thông qua Ban chuyên môn nhà trường và trình Hiệu trưởng phê duyệt. Thống nhất nội dung, chương trình dạy học các bộ môn bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ môn học được quy

định.

Về xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu: Trước hết Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào nhiệm vụ năm học, hướng dẫn chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo, căn cứ nguồn lực nhà trường dự kiến mục tiêu cần đạt. Mục tiêu ngày thông báo rộng rãi trong lãnh đạo chủ chốt đơn vị, giáo viên, nhân viên nhà trường để họ cùng nghiên cứu chuẩn bị đóng góp ý kiến. Trong Đại hội viên chức đầu mỗi năm học, xin ý kiến đóng góp của các tổ chức cá nhân trong nhà trường về mục tiêu cần đạt của đơn vị. Sau cùng cân nhắc thống nhất thành mục tiêu chung của trường để mội thành viên của nhà trường cùng phấn đấu đạt mục tiêu ấy.

Từ mục tiêu chung đã được xác lập trên tinh thần đồng thuận và bám sát chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo, người quản lý chỉ đạo các tổ chức, cá nhân xác định mục tiêu của mình từ đó xây dựng kế hoạch cho tổ chức, cá nhân đó.

Cụ thể, đối với tổ trường chuyên môn cần thực hiện các việc sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, từ phân công chuyên môn, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình bộ môn đến tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Tổ chức phân tích, xây dựng kế hoạch dạy học chung (phân phối chương trình) phù hợp. Giảm bớt kiến thức mang tính hàn lâm, tinh lọc những kiến thức cơ bản để thày và trò có đủ thời gian làm việc đồng thời đảm bảo HS có đủ kiến thức thi HSG và Đại học

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

* Đối với giáo viên: Xây dựng kế hoạch công tác giảng dạy cho từng năm học. Thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học được quy định bởi Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo. Soạn bài đầy đủ, có chiến lược trước khi lên lớp. Chuẩn bị phương pháp, phương tiện dạy học hợp lý.

Tích cực tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và thực hiện tốt chỉ tiêu chuyên môn. Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động chuyên môn khác như Hội giảng, viết đề tài chuyên môn, SKKN, Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học bộ môn…

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn của Thông tư 58 của Bộ Giáo dục & Đào tạo với tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã được quy định.

* Đối với học sinh: Xây dựng kế hoạch học tập cho mình, trong đó cần chi tiết hóa kế hoạch học tập cho từng môn học. Cần làm rõ việc chuẩn bị sách vở, tài liệu học tập bộ môn, tự học ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên và tham khảo thêm. Tham gia đầy đủ các tiết học trên lớp và chương trình ngoại khóa. Đảm bảo thời lượng học tập chung và cân đối hợp lý cho mỗi bộ môn. Học sinh tham gia kiểm tra và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Cần lưu ý và quan tâm đúng mức tới phân công công tác, giảng dạy cho giáo viên và phân chia học sinh vào các lớp. Đây là công việc rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Khi phân công chuyên môn ( phân giáo viên vào dạy các lớp) phải xét đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của họ. Việc phân đúng người đúng việc sẽ tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra việc phân công giáo viên vào các lớp phải tính đến khả năng phối hợp trong công tác của giáo viên đó với các giáo viên khác và học sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Việc phân chia học sinh vào các lớp học, trước hết phải dựa trên đăng ký nguyện vọng của học sinh (đăng ký theo khối thi Đại học hiện nay). Ngoài khối thi, các lớp phải có cơ cấu nam nữ phù hợp, trình độ học sinh trong một lớp không quá chênh lệch.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại trường trung học phổ thông lý nhân tông thành phố bắc ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)