Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động kinh doanh ngoại hối của

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối của

hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Như ta đã biết, nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại là nhân tố xuất phát từ bên ngoài ngân hàng, ngân hàng không có khả năng kiểm soát được. Đó là những yếu tố liên quan đến:

 Cơ chế và chính sách điều hành thị trường hối đoái

Việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối có phát triển hay không do ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Những cơ chế và chính sách điều hành thị trường ngoại hối của ngân hàng nhà nước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM. Ở thị trường ngoại hối Việt Nam, do nền kinh tế còn kém phát triển nên ngân hàng nhà nước còn ấn định mức tỷ giá giao dịch chỉ cho phép biến động +/- 3%/ năm . Mặt khác cơ quan điều hành thị trường cũng chỉ cho phép các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc có nhu cầu mua bán ngoại tệ chính đáng mới được

giao dịch và phải xin phép với các thủ tục rườm rà. Hiện nay thị trường vẫn chưa thực sự mở cửa, cho phép các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tham gia vào thị trường ngoại tệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, đơn giản hóa các thủ tục cấp phép.

 Cơ chế điều hành tỷ giá

Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam do ngân hàng trung ương quy định dựa trên kết quả giao dịch trong ngày trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam và tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại không được lớn hơn +/- 0,25% so với tỷ giá chính thức. Mức dao động cho phép (biên độ) của tỷ giá mà do ngân hàng nhà nước quy định được nới rộng dần theo thời gian trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của kinh tế Việt Nam. Ban đầu tỷ giá là cố định, sau đó tỷ giá có biên độ dao động từ mức +/- 0.25%; +/-0.3% … và hiện nay +/- (3%-5%)

 Tình hình phát triển kinh tế

Giá cả các loại tiền tệ phụ thuộc vào mức cung và cầu trên thị trường của chính nó và các loại tiền tệ khác nữa. Tuy nhiên, về cơ bản tỷ giá phụ thuộc vào tình hình kinh tế của các quốc gia. Khi một quốc gia tăng trưởng kinh tế tốt, xuất khẩu mạnh hơn các nước liên đới thì nguồn ngoại tệ thu về dồi dào làm cho nội tệ lên giá và tỷ giá giảm và ngược lại. Vậy tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào Xuất Nhập Khẩu ròng (NX) của 1 quốc gia. Khi NX 0 thì tỷ giá giảm và ngược lại. Một quốc gia phát triển tốt thì mức độ giao dịch diễn ra sôi động và thị trường hối đoái càng có điều kiện phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, các yếu tố như lãi suất, lạm phát tác động đến tỷ giá hối đoái theo hai hướng ngược nhau. Khi lãi suất tăng thì cầu về nội tệ sẽ tăng làm cho đồng nội tệ tăng giá nên tỷ giá sẽ giảm và ngược lại. Đối với lạm phát khi lạm phát tăng, thì giá cả hàng hóa trong nước sẽ tăng làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, lượng cung tiền trong nuớc tăng lên làm cho giá trị nội tệ sẽ giảm hay tỷ giá sẽ tăng.

 Mức dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương

Khi dự trữ ngoại hối tăng thì cung ngoại tệ trên thị trường giảm và tỷ giá sẽ tăng do ngoại tệ tăng giá. Chi tiêu ngân sách của chính phủ cũng tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái. Khi ngân sách thâm hụt do chính phủ chi tiêu nhiều thì giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ tăng làm cho xuất khẩu giảm nên tỷ giá sẽ tăng.

 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế đến thị trường ngoại hối Việt Nam

Hội nhập kinh tế tạo điều kiện giúp các nước tham gia có thể phát huy những tiềm năng của nền kinh tế đồng thời tận dụng được những ưu thế của các quốc gia khác, căn cứ vào tiêu chí của quá trình hội nhập là đảm bảo sự công bằng trong giao dịch thương mại- tài chính nhằm hướng tới mục đích hợp tác và cùng phát triển.

Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường ngoại hối Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng do sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô hướng đến nền kinh tế thị trường, qua đó tác động đến cung cầu ngoại tệ, cụ thể là ảnh hưởng do: tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường dịch vụ, giảm dần các hạn chế trong thị trường tài chính, là những hoạt động có liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ và trực tiếp gia tăng nguồn cung và cầu ngoại tệ.

 Thị trường ngoại tệ không chính thức (thị trường chợ đen)

Tỷ giá thị trường tự do được quyết định bởi cung cầu thị trường tự do. Các nguồn cung và cầu trên thị trường tự do bao gồm: kiều hối,du lịch nước ngoài, buôn lậu và các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn ngoại tệ chính thức. Giao dịch tự do được thực hiện chủ yếu tại các tiệm vàng hoặc đại lý thu đỏi ngoại tệ không chính thức.

Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ đen là một tất yếu xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam.Nắm bắt được những tín

hiệu thị trường này, nơi mà các lực thị trường về cơ bản là không điều phối được các quy định hành chính, có thể giúp ích công tác điêu hành tỷ giá

So với tỷ giá USD của ngân hàng , tỷ giá USD ở chợ đen phần nào phản ánh cung cầu, giá cả trên thị trường chính thức. Bằng chứng là mỗi khi tỷ giá trên thị trường chính thức tăng, giảm thì tỷ giá trên thị trường chợ đen cũng tăng giảm theo

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Ngoài yếu tố pháp lý mà bất kỳ NHTM nào cũng chịu sự điều chỉnh thì một nhân tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng của các ngân hàng đó là uy tín, thương hiệu của ngân hàng đó. Có nhiều yếu tố cấu thành uy tín thương hiệu của ngân hàng trong đó phải kể đến: vốn, công nghệ, khả năng đa dạng hoá các sản phẩm và chất lượng của các sản phẩm đó.

Thứ nhất. ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, nó huy động vốn trong nền kinh tế rồi lại phân phối vốn ra nền kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, một ngân hàng luôn có sẵn ngoại tệ để giao dịch sẽ tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng. Điều này không những có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn tạo niềm tin khi khách hàng đến gửi tiền. Khi có vốn thì ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn khi giải quyết vấn đề công nghệ. Có công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng chuyên nghiệp hơn trong hoạt động và sáng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tiện ích lớn thoả mãn nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng. Một ngân hàng có uy tín thương hiệu tốt trên thị trường sẽ tạo được sự tin tưởng hơn của khách hàng. Do đó khi có nhu cầu thì khả năng họ sẽ tìm đến giao dịch với những ngân hàng này nhiều hơn.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh trên TTNH là hoạt động đặc thù đòi hỏi uy tín cao của các ngân hàng vì các giao dịch thường chỉ được xác nhận qua điện thoại, fax…song một khi đã được xác nhận thì các giao dịch bắt buộc

phải thực hiện. Nếu giao dịch không được thực hiện sẽ gây rủi ro rất lớn cho đối tác. Do đó một ngân hàng lớn và có uy tín cao thường thu hút được nhiều giao dịch ngoại tệ hơn các ngân hàng nhỏ và có uy tín thấp.

Thứ ba, bên cạnh yếu tố uy tín thương hiệu thì kinh nghiệm trong hoạt động KDNH cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một ngân hàng có thâm niên trong lĩnh vực KDNH, có nhiều kinh nghiệm hơn trong kinh doanh sẽ dễ có những dự đoán xác đáng hơn trước những biến động thị trường, do đó sẽ có những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn và dễ gặt hái được những thành công hơn so với những ngân hàng kém kinh nghiệm hơn trong cùng lĩnh vực.

Thứ tư, chất lượng nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng có thể đem đến những thành công hay thất bại trong kinh doanh cho một ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực KDNH thì yếu tố này càng trở nên quan trọng. Một ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực KDNH có các chuyên viên được đào tạo bài bản, có kiến thức, am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh thì sẽ giảm thiểu khả năng mắc những sai sót khi tác nghiệp, từ đó tác động tới hiệu quả KDNH của ngân hàng.

Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố mang tính chất chủ quan như uy tín thương hiệu, kinh nghiệm kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động KDNH của các ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam cần phải chú ý hơn nữa tới các yếu tố này để có các biện pháp phù hợp hơn trong việc thúc đẩy hoạt động KDNH tại ngân hàng mình phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)