Các hình thức kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung của phát triển kinh doanh ngoại hối

1.3.2. Các hình thức kinh doanh ngoại hối

1.3.2.1. Giao dịch hối đoái giao ngay ( SPOT TRANSACTION)

Giao dịch ngoại hối giao ngay là hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, trong đó ngày thanh toán có giá trị trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Trong thời hạn 2 ngày này, các bên tiến hành kiểm tra, hoàn tất giấy tờ thủ tục thanh toán. Loại giao dịch này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay và nơi diễn ra được gọi là thị trường ngoại hối giao ngay.

1.3.2.2. Giao dịch hối đoái kỳ hạn ( FORWARD TRANSATION)

Giao dịch kỳ hạn được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngân hàng tại một thời điểm đã xác định trong tương lai và còn nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro trước những biến động về tỷ giá. Đây là nghiệp vụ kinh doanh trong đó các yếu tố của giao dịch như tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch được xác định ở thời điểm hiện tại còn việc thực hiện giao dịch lại ở một thời điểm xác định trong tương lai. Đối với loại nghiệp vụ này, cách xác định tỷ giá chủ yếu dựa vào 2 yếu tố trên thị trường, đó là:

 Tỷ giá giao dịch

Xác định tỷ giá kỳ hạn theo công thức:

Tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay + Điểm kỳ hạn Điểm kỳ hạn = S(Rt – Rc)T / 1+ RcT

Trong đó:

S là tỷ giá giao ngay

Rt là lãi suất đồng tiền định giá Rc là lãi suất đồng tiền yết giá

T là thời hạn hợp đồng tính theo năm.

1.3.2.3. Giao dịch hoán đổi tiền tệ ( SWAP TRANSATION)

khác với các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai là những hợp đồng được tiêu chuẩn hóa và được thực hiện trên sàn giao dịch của sở giao dịch tiền tệ tương lai. Ngoài ra, các hợp đồng giao dịch tiền tệ tương lai không chỉ được sử dụng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro mà còn được sử dụng nhằm mục đích đầu cơ.

Các giao dịch tương lai được thực hiện bằng cách: Khách hàng khi có nhu cầu mua hoặc bán một lượng ngoại tệ cụ thể thì sẽ đặt các lệnh mua hoặc bán tương ứng gửi cho các nhà môi giới hay các thành viên của sở giao dịch. Trên sở giao dịch, công ty thanh toán bù trừ sẽ hạch toán các khoản lãi, lỗ của các bên vào số tiền ký quỹ ban đầu. Để tránh rủi ro, các nhà thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu nhà kinh doanh ký quỹ bổ sung trong trường hợp số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống đến một mức quy định nào đó. Nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung trong thời gian quy định, nhà thanh toán bù trừ có thể tự động thanh lý hợp đồng với nhà kinh doanh này.

Đối với giao dịch tương lai, khối lượng các loại ngoại tệ giao dịch được quy định cụ thể, ví dụ đối với GBP là 5.000.000, đối với EUR là 10.000.000…

Cũng giống như tỷ giá kỳ han, tỷ giá trong các hợp đồng tương lai chính là tỷ giá giao ngay dự đoán tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.

1.3.2.4. Giao dịch tương lai ( FUTURE TRANSATION )

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một công cụ hữu hiệu cho các nhà đầu tư, những người đi vay ngoại tệ và các Ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái hoặc kinh doanh thu lợi nhuận.

Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau, tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng. Do số lượng tiền mua vào và bán ra là bằng nhau nên giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho các ngân hàng tham gia giao dịch, do đó mà tránh được rủi ro tỷ giá.

Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, tỷ giá hoán đổi phản ánh điểm kỳ hạn hay điểm hoán đổi mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Do đó xét về bản chất thì:

Tỉ giá hoán đổi = Điểm hoán đổi = Điểm kỳ hạn Tỷ giá hoán đổi chính là điểm kỳ hạn nên có thể viết: Tỷ giá hoán đổi = Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá kỳ hạn

Việc xác định tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap được các đối tác tham gia thoả thuận. Trong thực tế ngân hàng yết giá có thể áp dụng tỷ giá giao ngay khác nhau trong hợp đồng. Tuy nhiên, để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch các bên thường chọn tỷ giá giao ngay trong giao dịch Swap là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán.

1.3.2.5. Giao dịch hối đoái quyền chọn ( OPTION TRANSATION )

Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền ( chứ không có nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng

tiền nhất định trong tương lai tại mức tỷ giá đã được thỏa thuận, gọi là tỷ giá quyền chọn hay tỷ giá giao dịch. Ngược lại đối với người bán hợp đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài việc sẵn sang giao dịch khi người mua muốn.

Có hai loại hợp đồng quyền chọn tiền tệ là hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ và hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ:

- Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ (call option) là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì luôn quan tâm đến quyền được mua tiền tệ ở mức tỷ giá đã xác định, nếu thấy có lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi

- Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ (put option) là là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng sau khi đã trả phí mua quyền chọn thì có quyền bán một đồng tiền nhất định tại mức tỷ giá đã xác định trong hợp đồng nếu thấy có lợi hoặc quyền không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)