Nhóm giải pháp tổ chức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 93 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.1. Nhóm giải pháp tổ chức kinh doanh

Nâng cao uy tín ngân hàng

Hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối là hoạt động kinh doanh đặc thù đòi hỏi uy tín cao của ngân hàng vì các giao dịch thường chỉ được xác nhận qua fax, điện thoại…song một khi đã được xác nhận các giao dịch buộc phải được thực hiện. Nếu giao dịch không được thực hiện và kịp thời thì sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho đối tác. Chính vì vậy với ưu thế của Vietcombank là ngân hàng TMCP Nhà nước cùng với vị thế tiên phong trong mảng KDNH sẽ thu hút và nhận được sự tin tưởng từ rất nhiều khách hàng. Vietcombank cần tiếp tục duy trì và giữ vững vị thế của mình để ngày càng lớn mạnh hơn, trở thành một ngân hàng uy tín và lớn mạnh không chỉ trong nước mà còn vươn xa ra cả Châu lục.

Trong nhiều năm qua, bên cạnh các giải thưởng, bình chọn của các tổ chức trong nước, Vietcombank còn được các tổ chức, định chế tài chính khu vực và quốc tế đánh giá và bình chọn cho những danh hiệu cao như: Được Tạp chí The Asian Banker trao tặng 03 giải thưởng là: “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” và "Ngân hàng cung cấp sản phẩm th tín dụng tốt nhất Việt

Nam"; được Tạp chí Nikkei bình chọn trong “Danh sách 300 công ty năng động nhất Châu Á”; là Ngân hàng duy nhất của Việt Nam lọt vào “Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á” do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen và tạp chí Campaign Asia đánh giá; được Forbes định giá là ngân hàng có thị giá lớn nhất khối ngân hàng Việt Nam trong Top 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới; năm thứ hai liên tiếp được Euromoney bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, được The Asian Banker bình chọn là “Ngân hàng có bảng cân đối mạnh nhất Việt Nam”... Mới đây nhất, ngày 08/11/2016, Vietcombank là ngân hàng duy nhất lọt vào Top 10 doanh nghiệp bền vững 2016 trong lĩnh vực dịch vụ do Bộ công thương, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Liên đoàn Lao động và VCCI trao tặng.

Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng

Nâng cao năng lực tài chính của NHTM đóng vai trò quan trọng trong khả năng tham gia vào các giao dịch ngoại hối của ngân hàng. Tiêu chí đầu tiên, trực tiếp nhất thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng là vốn điều lệ. Sở dĩ vốn điều lệ ảnh hưởng đến khả năng tham gia các hoạt động ngoại hối vì các ngân hàng trung ương trên thế giới đều quy định một hạn mức nhất định cho các NHTM đối với các giao dịch ngoại hối. Hạn mức này chính là trạng thái ngoại hối được phép duy trì cuối ngày làm việc và được tính dựa trên vốn điều lệ của các NHTM. Trạng thái ngoại tệ của một ngoại tệ, theo định nghĩa trong quyết định 1081/ 2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 do NHNN ban hành về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

Nâng cao trình độ và chất lƣợng của đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối

Nhân tố con người luôn đóng vai trò trung tâm trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với lĩnh vực KDNH là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều về trí tuệ, đòi hỏi

sức làm việc cao và bền bỉ thì việc phát huy mạnh mẽ nhân tố con người lại càng phải được nhấn mạnh. Việc phát huy nhân tố con người cần phải được thực hiện một cách thống nhất, toàn diện, từ đội ngũ cán bộ kinh doanh cho đến ban lãnh đạo.

Đối với các cán bộ lãnh đạo, để đưa ra được những quyết định vi mô và vĩ mô, những quyết định trước mắt và lâu dài đòi hỏi họ phải có kiến thức toàn diện, nắm rõ hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực ngoại hối của NHNN, nắm rõ được tình hình thị trường đồng thời có khả năng dự báo được xu hướng biến động của thị trường để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và thích ứng linh hoạt với những biến động bất ngờ của thị trường nhằm hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo cần có kĩ năng phân bổ hạn mức giao dịch hợp lý tùy theo kinh nghiệm, trình độ của từng cán bộ kinh doanh, điều này yêu cầu sự sâu sát của lãnh đạo đối với nhân viên.

Đối với cán bộ kinh doanh, ngoài những phẩm chất cần thiết như nhanh nhẹn, sáng tạo, chủ động cần phải nắm vững chuyên môn, quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó họ cũng thường xuyên phải tìm hiểu những sự thay đổi của văn bản pháp quy về thực hiện giao dịch hối đoái của NHNN, hiểu rõ tiện ích của các nghiệp vụ kinh doanh để có thể tư vấn cho khách hàng thực hiện các nghiệp vụ này. Đặc biệt, cán bộ kinh doanh cần phải có khả năng ứng dụng tốt công nghệ tin học, có khả năng ngoại ngữ tốt để tham khảo tài liệu của nƣớc ngoài, để cập nhật thông tin cũng như giao tiếp với bên đối tác. Dựa trên những yêu cầu cơ bản này, ngân hàng có định hướng cho công tác tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ phù hợp và đúng đắn để phát huy tốt nhất nhân tố con người trong KDNH.

Cụ thể ở khâu tuyển dụng, cần đặt ra những tiêu chuẩn cơ bản về kinh nghiệm làm việc, về chuyên môn nghiệp vụ, về ngoại ngữ và vi tính làm cơ sở

để tổ chức thi tuyển một cách công khai và khách quan. Khi đã được tiếp nhận, cán bộ kinh doanh cần tiếp tục được bồi dưỡng, đào tạo, đặc biệt là đào tạo ở nƣớc ngoài để có mặt bầng kiến thức, trình độ ngang với các nhà kinh doanh chuyên nghiệp của nƣớc ngoài. Thực hiện tốt khâu tuyển dụng và đào tạo là về cơ bản Ngân hàng đã có được một đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động KDNH, song để phát huy được hết những phẩm chất của các cán bộ này thì Ngân hàng cần có chính sách khen thưởng và đãi ngộ một cách hợp lý. Ngân hàng có thể chấp nhận trả mức lương cao cho những cán bộ quản lý có trình độ. Đối với cán bộ kinh doanh giỏi, Ngân hàng cần có thưởng và mức thưởng có thể được quy định gắn liền với mức lợi nhuận đạt được trong từng kì. Nếu làm được như thế Ngân hàng sẽ khuyến khích được các cán bộ KDNH phát huy được hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc.

Tại Vietcombank, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngày càng khởi sắc, đa dạng cả về nội dung và hình thức. Cán bộ tại Vietcombank luôn được khuyến khích nâng cao trình độ, tham gia các buổi tập huấn nghiệp vụ và các khóa học do Vietcombank và các ngân hàng nước ngoài tổ chức. Với đặc thù hoạt động của Vietcombank địa bàn hoạt động rộng khắp, số lượng cán bộ đông và ngày càng tăng lên, sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đa dạng…, đòi hỏi công tác đào tạo của Vietcombank phải được đổi mới, hoàn thiện cả về nội dung, cách thức tổ chức quản lý để đáp ứng được các yêu cầu thực tế đặt ra.

Công tác đào tạo của Vietcombank trong năm 2016 đã có sự chuyển biến rất lớn cả về số và chất lượng. Nếu như năm 2013, tỷ lệ đào tạo của Vietcombank là 0.36; năm 2015 là 0,9 thì dự kiến của năm 2016 là 1,5.

Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình tác nghiệp

Do các nghiệp vụ KDNH có tính nhạy cảm cao đối với sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới, nên các thông tin thị trường cần phải được các cán bộ kinh doanh nắm bắt và xử lý. Mặt khác các nghiệp vụ KDNH cũng đòi hỏi thời gian giao dịch nhanh chóng , do vậy việc cung ứng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết và là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho hoạt động KD ngoại tệ được thực hiện hiệu quả. Bởi vậy bộ phận kinh doanh ngoại tệ cần được trang bị những trang thiết bị hiện đại để tiếp nhận thông tin sống trên thị trường, và giảm thiểu thời gian giao dịch , góp phấn nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, tăng cường lợi nhuận và rút ngắn khoảng cách phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam và các thị trường tiêu chuẩn trên thế giới.

Hiện nay trang thiết bị cơ sở hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank có thể thực hiện nhanh chóng và chính xác. Vietcombank cũng chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động TTQT-TTTM, đang triển khai để đưa vào vận hành hệ thống Trade Finance (TF) mới đón đầu thế hệ sản phẩm TTQT- TTTM mới dựa trên nền tảng ngân hàng số.

Đẩy mạnh công tác khách hàng

Việc KDNH bên cạnh mục đích là mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì việc chất lượng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giúp Vietcombank thu hút và giữ chân khách hàng , nhất là những khách hàng truyền thống, khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng thường xuyên có giao dịch ngoại tệ, từ đó mở rộng hoạt động dịch vụ của mình để bán chéo sản phẩm dịch vụ là hết sức cần thiết. Bởi vậy hơn hết, Vietcombank cần có những chính sách cũng như những chiến lược đúng đắn nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Cụ thể là:

 Cần có những chính sách đặc biệt như hỗ trợ lãi suất , giảm chi phí dịch vụ với những khách hàng lâu năm, khách hàng tiềm năng cũng như những khách hàng có nhu cầu giao dịch lớn trong mảng kinh doanh ngoại tệ.

 Cam kết hỗ trợ bán ngoại tệ cho các nhu cầu hợp lý đối với những khách hàng truyền thống, có kim ngạch XNK lớn.

 Chuẩn hóa các chiến lược tiếp thị sản phẩm và đảm bảo kế hoạch tiếp thị cụ thể phải được thực thi, nâng cao vai trò quảng cáo và quảng bá thương hiệu.

 Quán triệt tinh thần chỉ đạo-quản lý theo ngành dọc , tạo tính thống nhất trong toàn hệ thống Vietcombank

 Có sự phối hợp thống nhất và nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan đến hoạt động KDNH nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng khi có nhu cầu mua bán ngoại tệ

Trong thời gian qua, Vietcombank áp dụng biểu phí linh hoạt với từng nhóm khách hàng và ưu đãi giảm phí để thu hút các khách hàng tốt. Chính sách giá của Vietcombank cũng đảm bảo tính hấp dẫn với mức phí, lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Mặt khác, với ưu thế là một ngân hàng có quy mô vốn lớn, Vietcombank chủ trương tích cực chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có lãi suất đầu vào thấp, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay, tài trợ đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi lãi suất, ưu đãi tỷ giá hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, với uy tín quốc tế được thị trường trong và ngoài nước công nhận, Vietcombank còn đóng vai trò cầu nối, vai trò trung gian thanh toán giữa các ngân hàng TMCP trong nước với các ngân hàng nước ngoài, hay nói cách khác Vietcombank đã trở thành ngân hàng của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 93 - 99)