Định hƣớng chung cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 88 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Định hƣớng chung cho hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân

thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới

4.3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam tại Việt Nam hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam tại Việt Nam

 Đa dạng hóa các ngoại tệ kinh doanh và chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ:

Mở rộng mạng lưới đại lý thu đổi ngoại tệ. Các đại lý thu đổi ngoại tệ sẽ làm tăng tính sẵn sàng của NH đối với KH trong việc trao đổi ngoại tệ, các đại lý thu đổi ngoại tệ được đặt rải rác sẽ làm giảm tâm lý ngại đi xa đồng thời có thể giảm thời gian chờ đợi của KH, tại các đại lý thu đổi ngoại tệ của chi nhánh khách hàng có thể bán được nhiều loại ngoại tệ khác nhau như USD, EUR, GBP, CHF, SGD, AUD, JPY, CAD. Các đại lý đổi ngoại tệ là kênh thu về nguồn ngoại tệ đáng kể cho Vietcombank mà không bỏ ra nhiều

chi phí, các loại ngoại tệ đại lý thu về Vietcombank mua theo tỉ giá niêm yết ngoại trừ đồng đô la mỹ thì chi 10% hoa hồng.

 Đổi mới mạnh mẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại

Giữ vững mục tiêu số một trên thị trường ngoại hối trong nước và đẩy mạnh tăng trưởng doanh số mua bán ngoại tệ với khách hàng. Duy trì vị trí Top 02 trên thị trường trái phiếu. Duy trì và nâng cao vai trò của Vietcombank trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Phát triển mở rộng thanh toán bằng đồng bản tệ đối với các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, rà soát cải tiến dịch vụ đại lý thanh toán cho các ngân hàng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Nỗ lực mở rộng thị phần TTQT-TTTM thông qua tập trung khai thác có hiệu quả các ngành hàng có kim ngạch XNK lớn, các ngành thế mạnh của địa phương, các khách hàng FDI và doanh nghiệp phụ trợ.

Đảm bảo chất lượng phục vụ, đẩy mạnh tiếp cận nhà tài trợ, Ban quản lý dự án, cơ quan phê duyệt để để duy trì và phát triển thị phần phục vụ các dự án ODA.

 Đa dạng hóa nguồn ngoại tệ tiền mặt trong giao dịch

Để đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh, Vietcombank cũng phải tính đến nhu cầu về loại ngoại tệ của khách hàng. Ngân hàng có thể lập kế hoạch cơ cấu dự trữ ngoại tệ của mình theo hướng đa dạng hoá các loại ngoại tệ, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng đô la mỹ, phân tán rủi ro, thích nghi được những biến động thất thường về tỷ giá.

4.3.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên thị trường quốc tế TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên thị trường quốc tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, Vietcombank đặt mục tiêu luôn đổi mới và tiên phong trong mọi lĩnh

vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh ngoại hối với các sản phẩm về TTQT & TTTM. Với mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch và các kênh giao dịch điện tử, đồng thời với hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới, sự hiện diện của văn phòng đại diện, công ty tài chính tại các thị trường tài chính sôi động như Mỹ, Singapore, HongKong - nơi tất cả các ngân hàng lớn trên thế giới đều có mặt, Vietcombank khẳng định có thể hỗ trợ tốt nhất, nhanh nhất giao dịch thanh toán trong nước và nước ngoài của khách hàng. Đến nay, Vietcombank đã có quan hệ đại lý với hơn 1.800 ngân hàng tại hơn 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Các giải thưởng uy tín mà ngân hàng đạt được thời gian qua cũng đã chứng minh và khẳng định vị thế trong hoạt động đối ngoại nói chung, hoạt động KDNH nói riêng. Vietcombank cam kết dành những chính sách giá, phí tối ưu nhất, đồng thời đảm bảo chất lượng tốt nhất và tốc độ xử lý giao dịch nhanh nhất cho những khách hàng/nhóm khách hàng có giao dịch tổng thể tại Vietcombank. Với thế mạnh trên nhiều lĩnh vực hoạt động, Vietcombank tin tưởng có đủ năng lực và khả năng cung ứng những sản phẩm dịch vụ tổng thể cho các khách hàng.

4.3.3. Một số kiến nghị về phía các cơ quan chức năng của Việt Nam

4.3.3.1.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Để hoàn thiện và phát triển TTNH, NHNN cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình trên thị trường này với tư cách vừa là thành viên, vừa là người tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của thị trường. Cụ thể:

Thứ nhất, NHNN tiến hành mua bán ngoại tệ cuối cùng trên TTNH. Hoạt động này phải diễn ra kịp thời, với quy mô thích hợp nếu không sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè, ngóng đợi khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỉ giá. Muốn vậy, NHNN cần tăng cường mức dự trữ ngoại tệ, đảm bảo mức dự trữ cần thiết để khi cần sẽ có sẵn nguồn ngoại tệ để can thiệp.

Thứ hai, NHNN cần mở rộng số lượng thành viên thông qua những hỗ trợ về tài chính, về nhân lực để các thành viên có đủ điều kiện tham gia thị trường, mặt khác cần tạo môi trường và điều kiện để các thành viên tham gia thị trƣờng được tích cực hơn.

Thứ ba, NHNN cần khuyến khích, cấp phép cho một vài công ty môi giới hoạt động trên TTNH Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các NHTM có nhu cầu mua bán gặp gỡ nhau, làm tăng doanh số giao dịch trên thị trường. Trước mắt, do hệ thống các công ty môi giới chưa kịp hình thành nên NHNN có thể cho phép một số NHTM có hoạt động KDNH lớn, có uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại hối thành lập các công ty con với chức năng môi giới ngoại tệ trên TTNH Việt Nam.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đại hoá khâu thanh toán, trang bị công nghệ thông tin tiên tiến đồng thời đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỉ giá. Mặt khác, tạo quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và các NHTM. Chính vì vậy mà biện pháp kết hối cần được xoá bỏ chứ không chỉ giảm xuống 0% và thay vào đó là sử dụng công cụ tỉ giá để điều tiết cung cầu ngoại tệ trên TTNH.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ KDNH. Có thể thấy trong các quy định mới gần đây NHNN đã có những thay đổi tích cực về kì hạn, về việc xác định tỉ giá của các giao dịch kì hạn và hoán đổi. Riêng đối với nghiệp vụ quyền chọn, do mới được đưa vào thực hiện nên còn nhiều mới m trong khi nội dung nghiệp vụ này rất phức tạp bởi vậy NHNN cần có quy định chặt chẽ về hành lang pháp lý, đặc biệt là những quy định về hạch toán lỗ, lãi, nộp thuế VAT đối với ngân hàng và cả doanh nghiệp.

Thứ sáu, NHNN cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các NHTM có hoạt động kinh doanh quốc tế, được thực hiện giao dịch quyền lựa chọn. Trên cơ sở có nhiều NHTM cùng thực hiện nghiệp vụ này sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm trên thị trường giữa các NHTM trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, phấn đấu giảm phí hợp đồng.

4.3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan

Thứ nhất, tiếp tục có những cải cách về thủ tục, giấy tờ theo hướng nhanh chóng, thuận lợi để hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài được diễn ra dễ dàng và thuận lợi

Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại: Xúc tiến việc hội nhập tích cực trong khu vực tạo điều kiện tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu

Thứ ba, đầu tư hơn nữa cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư nƣớc ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp.

Thứ tư, xây dựng một hệ thống các biện pháp nghiêm khắc chống lại các hành vi lậu và mua bán ngoại tệ trái phép dẫn tới những lộn xộn cho hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ.

Tóm lại, tất cả các giải pháp mang tính khái quát và các kiến nghị mang tính cụ thể riêng l trên đây đều nhằm hướng tới một TTNH Việt Nam phát triển cũng như hoạt động KDNH sôi động và hiệu quả tại Vietcombank. Trong đó, các khuyến nghị về nguồn nhân lực, chính sách khách hàng, phối hợp các hoạt động liên quan đối với Vietcombank; cùng các giải pháp về chính sách tỉ giá, hoàn thiện thị trường, mở rộng phạm vi nghiệp vụ KDNH đối với NHNN được đặc biệt nhấn mạnh.

4.4. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

Hoạt động phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank vẫn còn rất nhiều rào cản và tồn tại một số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động KDNH tại Vietcombank là hết sức cần thiết để có thể đưa hoạt động KDNH nói riêng, hoạt động kinh doanh của Vietcombank nói chung ngày càng phát triển hơn. Đưa Vietcombank không chỉ trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam mà còn là một ngân hàng mạnh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)