Nhóm giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 99 - 105)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật

Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hiện nay Vietcombank đang kinh doanh một số ngoại tệ mạnh như USD, JPY, GBP, CHF, HKD, AUD, CAD, EUR… nhưng giao dịch bằng USD vẫn chiếm một tỉ trọng lớn bởi USD vẫn là đồng ngoại tệ mạnh nhất và được chấp nhận thanh toán phổ biến nhất tại tất cả các thị trường trong nƣớc cũng như quốc tế. Song thực tế trong thời gian qua những biến động về kinh tế, chính trị đã làm cho đồng USD liên tục mất giá so với EUR và JPY. Mặt khác Nhật Bản và liên minh châu Âu đang là những cường quốc và khu vực kinh tế phát triển mạnh cho nên các đồng tiền này cũng ngày càng làm tốt chức năng phương tiện thanh toán quốc tế. Vì vậy Vietcombank cũng phải tính đến việc đẩy mạnh kinh doanh các đồng tiền này nhiều hơn. Việc đa dạng hoá loại ngoại tệ kinh doanh còn có ý nghĩa phân tán rủi ro. Nếu chỉ tập trung kinh doanh đồng USD thì khi tỉ giá VND/USD biến động theo hướng bất lợi sẽ dẫn đến những khoản lỗ trong KDNH mà không có nguồn để bù đắp.

Tuy nhiên, để đa dạng hoá các loại ngoại tệ kinh doanh Ngân hàng cũng phải tính đến nhu cầu của khách hàng. Mặc dù trên thị trường ngoại hôi quốc tế EUR, JPY và một số đồng tiền mạnh khác đang được ưa chuộng nhưng trên TTNH Việt Nam tỉ giá USD/VND vẫn biến động tăng và tâm lý cũng như thói quen cất trữ USD đã ăn sâu vào trong người dân cũng như các doanh nghiệp. Hơn nữa, nhu cầu thanh toán cho phía nước ngoài của các công ty nhập khẩu vẫn chủ yếu là USD. Do đó, nếu Ngân hàng nắm giữ quá nhiều các loại ngoại tệ khác mà không bán được thì có thể bị lỗ. Bởi vậy Ngân hàng cần lập kế hoạch về cơ cấu các loại ngoại tệ trong dự trữ ngoại tệ của mình theo hƣớng đa dạng hoá và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Với doanh số kiều hối hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng ước tính hơn 10% doanh số kiều hối hàng năm của Việt Nam, Vietcombank hiểu được tầm quan trọng của việc đa dạng hóa dịch vụ và mở rộng mạng lưới hợp tác. Trong nhiều năm qua Vietcombank đã phối hợp với nhiều đối tác là công ty chuyển tiền, ngân hàng nước ngoài nhằm cung cấp cho khách hàng là bà con Việt kiều ở nước ngoài, người lao động, các doanh nhân, nhà đầu tư… dịch vụ chuyển tiền về nước nhanh nhất, thuận tiện và an toàn nhất. Đồng thời Vietcombank cũng sẽ hát triển thêm các dịch vụ thanh toán kiều hối mới như chuyển tiền nhanh thông qua việc làm đại lý thanh toán cho các công ty chuyển tiền quốc tế. tiếp tục duy trì, mở rộng dịch vụ kiều hối truyền thống như chuyển tiền từ nước ngoài về qua hệ thống ngân hàng đại lý. Trong thời gian tới, Vietcombank sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp tác tại nhiều quốc gia với tầm nhìn cung ứng dịch vụ kiều hối toàn cầu cho người Việt.

 Trong thanh toán xuất nhập khẩu

Trong những năm gần đây, hoạt động TTQT-TTTM của Vietcombank đã vượt ra khỏi giới hạn truyền thống cả về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Dựa trên các nghiệp vụ truyền thống như Tín dụng chứng từ, Nhờ thu, Chuyển tiền, Bảo lãnh, Bao thanh toán…

Vietcombank đã đưa ra thị trường các sản phẩm mới, sản phẩm chuyên biệt như Bao thanh toán chuyên biệt, Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (L/C UPAS), LC nội bộ được thanh toán tước hạn (EPLC), Chiết khấu nhanh, Chia s rủi ro, Chuyển tiền KRW đi Hàn Quốc, Bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu,,… nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán, nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

 Trong thanh toán th tín dụng.

Trong hoạt động thanh toán th : Hiện nay chưa có qui định về hạn mức th tín dụng chi tiêu ở nước ngoài, do vậy để đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi đi

ra nước ngoài mà không chịu ảnh hưởng của qui định về ngoại hối, Vietcombank có thể khuyên khách hàng nên mở th tín dụng quốc tế tại VCB(nhất là các đối tượng có con đang du học và khách hàng thường hay công tác du lịch ở nước ngoài). Chi nhánh cần có các chính sách khuyến khích khách hàng sử dụng th tín dụng bằng cách:

Để phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán th tín dụng, Vietcombank cần mở rộng các đối tượng khách hàng, nới lỏng điều kiện phát hành như giảm tỷ lệ cầm cố, thế chấp, thậm chí mở rộng phát hành th trên cơ sở tín chấp.

Tăng cường quảng bá sản phẩm th Vietcombank ra thị trường. Với những nỗ lực như vậy sẽ gia tăng thanh toán th tín dụng nước ngoài qua chi nhánh và gia tăng việc sử dụng th của VCB ở nước ngoài, từ đó sẽ gia tăng nguồn ngoại tệ mà chi nhánh mua, bán được từ nhóm khách hàng này.

Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Như đã nói ở trên, trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro, hay nói cách khác, lợi nhuận là cái giá phải trả cho sự mạo hiểm. Ngân hàng ngoài việc đa dạng hóa các hoạt động có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Có thể phòng ngừa rủi ro bằng những cách sau:

Thứ nhất, duy trì trạng thái ngoại tệ cân bằng (square position ). Có thể nói đây là một biện pháp loại trừ rủi ro và đặc biệt an toàn nhưng đồng thời ngân hàng cũng mất cơ hội đầu tư vào biến động tỷ giá.

Thứ hai, quản lý trạng thái ngoại tệ theo từng thời kỳ, theo định mức trạng thái được phép là +/-30% vốn tự có của ngân hàng và có thể thay đổi linh động trạng thái ngoại tệ của mình theo xu hướng thị trường. Các lãnh đạo là những người phân tích vấn đề này nên họ phải có khả năng phân tích và

phán đoán tốt cung cầu thị trường cũng như nắm rõ khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Đối với công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Vietcombank thiết lập hệ thống chính sách quản lý tập trung trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống và các biện pháp phòng ngừa rủi ro để hạn chế các tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động ngân hàng.

Năm 2017, Vietcombank tiếp tục triển khai áp dụng khung quản lý rủi ro thị trường theo yêu cầu của Basel II, triển khai một số mô hình về quản trị rủi ro thị trường như: Mô hình đo lường rủi ro thị trường giao dịch, mô hình đo lường rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng… và áp dụng một số hạn mức rủi ro thị trường theo thông lệ quốc tế

KẾT LUẬN

Kinh doanh ngoại hối là một hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại trong việc góp phần gia tăng nguồn thu cũng như hỗ trợ, thúc đẩy các nghiệp vụ khác phát triển.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Vietcombank luôn xác định rõ và hướng tới việc xây dựng một ngân hàng hoạt động chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật và bắt nhịp với các thông lệ quốc tế, đảm bảo hoạt động an toàn và bền vững. Liên tục nhiều năm liền từ 2000-2012, Vietcombank đã vinh dự được các tạp chí, tổ chức danh tiếng như The Banker, Financial Time, EuroMoney, Asia Money, Trade Finance, … bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Với đà tắng trưởng mạnh của nền kinh tế trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng tại Vietcombank đã đạt được những con số hết sức ấn tượng và đầy triển vọng. Các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi được triển khai đã giúp Vietcombank trong việc cân bằng trạng thái ngoại hối, giúp giảm thiểu rủi ro tỷ giá, giảm sức ép cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đồng thời với việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, Vietcombank đã có sự đầu tư đáng kể vào việc nâng cao công nghệ, đào tạo nhân lực, đổi mới phương thức tổ chức quản lý kinh doanh nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank cũng còn tồn tại nhiều hạn chế khi chưa có sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, công nghệ ứng dụng tại Vietcombank chưa đáp ứng tối đa yêu cầu quản lý kinh doanh, công tác quản trị rủi ro còn một số hạn chế.

Bên cạnh đó, tác giả cũng xin đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và Chính phủ để góp phần hoàn thiện chức năng quản lý của các cơ quan này và tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng thương mại phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Frederich. S. Mishkin, 1995. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài

chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. Lê Quốc Lý, 2003. Quản lý ngoại hối và điều hành tỉ giá hối đoái ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

3. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2011-2016. Báo cáo thường

niên hàng năm. Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Tiến và cộng sự, 2001. Giáo trình Nghiệp vụ Kinh doanh ngoại hối. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Nguyễn Văn Tiến, 2001. Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Nguyễn Văn Tiến, 2004. Cẩm nang Thị trường ngoại hối và các giao dịch

Kinh doanh ngoại hối. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

7. Đinh Xuân Trình, 2002. Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại

thương. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

8. Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, 2003. Xây dựng cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Website 9. www.mof.gov.vn 10. www.sbv.gov.vn 11. www.sgo.gov.vn 12. www.tapchiketoan.info 13. www.vietcombank.com.vn 14. www.vneconomy.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 99 - 105)