Đánh giá ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại hố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá ƣu điểm, hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại hố

ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

3.3.1. Ưu điểm

 Lợi thế cạnh tranh lớn trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối

Với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam, Vietcombank ra đời với mục đích chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại. Do đó, Ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, th , kiều hối. VCB chiếm lĩnh khoảng 20% thị phần thanh toán XNK cả nước. Doanh số thanh toán th quốc

tế của VCB chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. VCB cũng là một trong các Ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành th các loại: 30% th ghi nợ, 30% th tín dụng quốc tế, 20% th ATM. Mạng lưới POS đứng thứ nhất với thị phần 26%, mạng lưới ATM đứng thứ hai với thị phần 14%.

Kết thúc năm 2017, với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu hệ thống ngân hàng về thị phần kinh doanh và dịch vụ ngoại hối với doanh số mua bán ngoại hối (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 34,63 tỷ USD, tăng 14,6% so cùng kỳ, đạt 102,2% kế hoạch 2017. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,64 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ, đạt 96,9% kế hoạch.

 Nguồn cung ngoại tệ dồi dào

Vietcombank đã khẳng định được vai trò, vị thế “anh cả” của mình trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực KDNH. Là đầu tầu dẫn dắt, tiên phong, có hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước và thị phần thanh toán quốc tế trên 25%, đặc biệt với nguồn ngoại tệ từ các công ty nước ngoài, cũng như lượng kiều hối dồi dào từ nguồn khách hàng lâu năm, nguồn cung ngoại tệ của Vietcombank có thể nói là rất dồi dào, luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Hình 3.9: Tốc độ tăng trƣởng dự trữ ngoại tệ

Ngày 29/12/2017, thương vụ chuyển nhượng sở hữu tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) hoàn tất với giao dịch kỷ lục gần 5 tỷ USD với 110.000 tỷ đồng do Vietcombank đứng ra xử lý. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đầu mối mua trọn gần 5 tỷ USD ở thương vụ này, để nhà đầu tư chuyển đổi sang VND thanh toán tiền mua cổ phần Sabeco.Trong lịch sử hoạt động ngân hàng Việt Nam chưa từng có một giao dịch nào lớn như vậy mà do một ngân hàng nội địa đứng ra xử lý. Trước đó, hồi tháng 4/2015, Vietcombank cũng là ngân hàng duy nhất thu xếp và thực hiện thành công khoản đầu tư 1 tỷ USD vào trái phiếu bằng ngoại tệ cho Chính phủ. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử một định chế tài chính trong nước thu xếp được khoản ngoại tệ lớn như vậy mà không phải đi huy động trên thị trường quốc tế.

 Chiến lược kinh doanh trở thành ngân hàng đa năng

Năm 2010, Vietcombank chính thức thay đổi chiến lược kinh doanh từ Ngân hàng bán buôn sang Ngân hàng đa năng. Một trong những chính sách VCB áp dụng là ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng để tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử như VCB Internet

Banking, VCB Money, SMS Banking, VCB Cyber Bill Payment... Với việc chuyển hướng kinh doanh, VCB thu hút được hơn 6 triệu khách hàng bán l , giúp Vietcombank phát triển thị phần cũng như thu hút thêm nguồn ngoại tệ.

 Xếp hạng cao từ các tổ chức quốc tế

Không ngừng hướng đến các chuẩn mực hiện đại với mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam, Vietcombank luôn duy trì sự phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững để khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường, xác lập vị thế là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong danh sách bình chọn các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như: “Thương hiệu quốc gia” 4 lần liên tiếp (Hội đồng Thương hiệu quốc gia trao tặng); “Top 500 ngân hàng đứng đầu thế giới” 2 năm liên tiếp (Tạp chí The Banker bình chọn”; “Top 100 công ty đáng quan tâm nhất tại khu vực Asean” (Tạp chí Nikkei Asian Review bình chọn); “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” (Nielsen và Anphabe khảo sát và công bố)…

Được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất ngành ngân hàng, trong nhiều năm liền, Vietcombank luôn duy trì vị thế dẫn đầu về chỉ số sức mạnh thương hiệu toàn quốc để trở thành 1 trong 10 thương hiệu mạnh tại Việt Nam suốt hơn 1 thập kỷ qua. Năm 2015, thương hiệu Vietcombank cũng được hãng tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance đánh giá ở mức A+, cao nhất so với các ngân hàng tại thị trường Việt Nam và nằm trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới.

Với hiệu quả hoạt động không ngừng tăng trưởng qua từng năm để đạt được sự bứt phá ngoạn mục trong năm 2014 với tốc độ tăng trưởng nhiều lĩnh vực kinh doanh trọng yếu cao hơn các năm trước đây và cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cho ngân sách nhà nước trong nhiều năm qua.

Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được The Asian Banker trao tặng 3 giải thưởng quan trọng trong gói giải thưởng Transaction Banking Awards, gồm: “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”; “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam”.

Việc liên tục và thường xuyên nhận được các giải thưởng uy tín từ các tổ chức tài chinh hàng đầu trên thé giới giúp Vietcombank ngày càng khẳng định thế mạnh của mình không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường Châu lục và thế giới.

3.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, Vietcombank cũng còn những mặt hạn chế nhất định khiến cho năng lực cạnh tranh, nhất là cạnh tranh trên thị trường tài chính quốc tế còn yếu. Cụ thể là:

*Hạn chế trong việc sử dụng các sản phẩm phái sinh:

Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các ngân hàng chưa hiệu quả. Mặc dù các ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ phái sinh lại càng xa lạ. Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá, giới thiệu của ngân hàng đối với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi, làm

doanh nghiệp chưa biết hoặc không hứng khởi với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của ngân hàng.

Hạn chế trong khâu nhận diện và phân tích t giá:

Các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hiện còn khá ít so với những số lượng công việc mà họ phải đảm nhiệm. Do đó, khả năng chuyên môn trong từng nhiệm vụ cụ thể có thể nói là chưa được phù hợp và nhuần nhuyễn. Cùng một nhân viên giao dịch họ phải thực hiện chức năng phân tích thị trường, dự đoán xu hướng tỷ giá. Công việc này cần một đội ngũ chuyên sâu kinh nghiệm hơn và cần có hẳn một chương trình nghiên cứu biến động tỷ giá, được hỗ trợ bằng phần mềm công nghệ hiện đại để có thể theo kịp bước tiến của thị trường ngoại hối quốc tế. Đặc thù của công việc kinh doanh ngoại tệ là cần những nhân viên tr chịu được áp lực nhưng cũng chính vì lý do đó họ thường thiếu kinh nghiệm, thiếu nhạy bén và chưa được đào tạo nhiều. Đồng thời, các biện pháp phân tích hiện nay áp dụng ở Vietcombank chủ yếu là phân tích cơ bản và dựa vào kinh nghiệm, chưa có độ chính xác cao. Môi trường kinh doanh cũng không thích hợp áp dụng bởi lẽ những rủi ro tỷ giá thường đến trong ngắn hạn, còn áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật đòi hỏi một khung thời gian lớn hơn sẽ có độ chính xác cao hơn và loại bớt được các tín hiệu nhiễu của thị trường. Do đó cần kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để phát huy hiệu quả cao nhất. Hơn nữa, phương pháp định lượng chỉ có thể áp dụng cho những biến số đo lường được, rất khó đánh giá đối với các biến số như: tâm lý, tin đồn…mà phân tích kỹ thuật có thể đánh giá các biến số này tốt hơn.

*Hạn chế trong công tác điều tiết và kiểm soát t giá:

Như đã đề cập phần trên, các giao dịch chỉ được kiểm tra lại vào ngày hôm sau cùng với bảng báo cáo về tình hình mua bán ngoại tệ sẽ được trình lên trưởng phòng. Do đó, các hạn mức về trạng thái ngoại tệ của ngân hàng

qua đêm sẽ không được giám sát, nếu có biến động mạnh nào về tỷ giá thì tổn thất ngân hàng sẽ gánh chịu hoàn toàn do chưa kịp đưa ra biện pháp phòng tránh nào giúp giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, việc đánh giá vào cuối ngày giao dịch chỉ thấy được lãi lỗ của cả phòng chứ không thấy được kết quả kinh doanh của từng nhân viên riêng biệt để tìm ra nguồn gốc phát sinh lỗ. Cho nên các chiến lược quản lý đưa ra cũng chưa được phù hợp và đạt được hiệu quả tối đa.

Hơn nữa việc qui định hạn mức cho từng dealer mà không có cơ chế kiểm tra kịp thời khi dealer vô tình kinh doanh vượt quá hạn mức của mình. Thông thường một giao dịch viên thực hiện các giao dịch của mình với khách hàng và nhập vào hệ thống quản lý dữ liệu Core Banking, trong khi hệ thống này chưa kiểm soát được một cách tự động hạn mức của giao dịch viên. Trang thái giao dịch của Dealer chỉ được kiểm tra thông qua Trưởng phòng KDNT và Phòng kế toán, làm cho các biện pháp đưa ra chưa kịp thời.

 Hạn chế trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ

Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ cán bộ được đào tạo trong ngành ngân hàng cao hơn các ngành kinh tế khác, tuy nhiên tỷ lệ được đào tạo chuyên ngành lại thấp hơn các ngành khác, cụ thể: nguồn nhân lực có trình độ đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng là 30,06%, trình độ đại học các ngành khác là 34,9%; cao học ngành tài chính ngân hàng 1,35%, cao học các ngành khác là 1,75%. So với mặt bằng chung về quy mô về nguồn nhân lực thì nhân lực tại Vietcombank hiện tại vẫn khá ít so với nhu cầu thực tế. Đặc biệt là các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ mảng Thanh toán Quốc tế, Tài trợ Thương mại…

Ngoài ra quy mô vốn nhỏ, hệ số an toàn vốn vẫn còn thấp thấp, nợ xấu vẫn còn tồn tại, những khó khăn từ khu vực sản xuất kinh doanh chưa được

khắc phục triệt để…. cũng là những hạn chế mà Vietcombank cần phải khắc phục để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối

CHƢƠNG 4: CƠ HỘI, THÁCH THỨC, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI

HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 4.1. Cơ hội

Với lộ trình hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở, đi kèm đó là những chính sách hỗ trợ của ngân hàng nhà nước được được ra nhằm phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng đã mang lại cho các NHTM, đặc biệt là Vietcombank rất nhiều cơ hội để phát triển hoạt động KDNH. Cụ thể là:

 Thị trường ngoại hối Việt Nam đang phát triển theo hướng tự do hóa, tạo điều kiện cho kinh doanh ngoại hối phát triển

Tự do hóa thị trường ngoại hối là một bộ phận quan trọng trong tiến trình tự do hóa lĩnh vực tài chính ngân hàng. Pháp lệnh ngoại hối 28 ra đời thể hiện việc nới lỏng dần sự kiểm soát của NHNN đối với hoạt động ngoại hối, khiến cho thị trường ngoại hối có điều kiện phát triển tự do theo quy luật thị trường , đã đem lại cho thị trường ngoại hối một luồng sinh khí mới. Giờ đây tham gia vào thị trường ngoại hối ngoài các TCTD và tổ chức kinh tế , các cá nhân và tổ chức khác cũng được phép thực hiện các giao dịch kỳ hạn và quyền chọn so với chỉ được thực hiện giao dịch giao ngay như trước kia. Các TCTD cũng được trao quyền tự chủ với việc thiết lập thủ tục giao dịch, các điều khoản đặt cọc, hợp đồng và xử lý vi phạm ,tự đưa ra quy định về chứng từ xuất trình và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phù hợp pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Các quy định của ngân hàng nhà nước chỉ mang tính chất nguyên tắc chung , không quá chi tiết, gò bó. Việc cấp giấy phép thực hiện các giao dịch kỳ hạn hoán đổi cũng đã được bãi bỏ, thay vào đó các TCTD được phép hoạt động ngoại hối theo giấy phép của NHNN đều được phép kinh doanh tất cả các loại hình giao dịch hiện có trên thị trường. Một loạt

những nỗ lực trên đã khiến thị trường ngoại hối có một sức sống mới, sôi động, thông thoáng, linh hoạt và tự chủ hơn.

 Sự gia tăng của luồng vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào thị trường Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường khả năng và tư duy xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra biện pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là sự tham gia tích cực hơn của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng tại Việt Nam. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam cũng sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh với nhiều cơ hội và nhiều khách hàng hơn.

4.2. Thách thức

Hội nhập quốc tế mặc dù mang lại rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó việc phát triển kinh doanh ngoại hối trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt do sự hiện diện của các NH nước ngoài. Tuy hiện nay, các ngân hàng liên doanh, NHNNg mới chỉ chiếm thị phần nhỏ trên thị trường Việt Nam (10-15% thị phần tín dụng, 5-7% thị phần huy động vốn) nhưng với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các NHNNg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 77)