Quy mô và phạm vi của hoạt động kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung của phát triển kinh doanh ngoại hối

1.3.1. Quy mô và phạm vi của hoạt động kinh doanh ngoại hối

Cuối năm 2017, NHNN đã cấp phép bổ sung hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho một số ngân hàng thương mại trong nước như: Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Saigonbank); Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) và Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank). Trước đó, mảng dịch vụ KDNH tập trung chủ yếu ở các ngân hàng ngoại như ANZ, HSBC, Shinhan Vietnam… và một số NHTM như Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB hay Eximbank.

Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2017, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của nhiều ngân hàng đạt 3 con số như: Vietinbank tăng 25,2%, đạt 164 tỷ đồng; ngân hàng BIDV đạt 513 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, Techcombank 203 tỷ đồng, tăng 25,7%. Hay như ngân hàng Eximbank chỉ tính riêng trong quý III/2017, hoạt động kinh doanh ngoại hối đem về 56 tỷ đồng, tăng 51%.

Hiện nay, nhiều ngân hàng bắt đầu chuyển dịch chiến lược tăng trưởng theo hướng giảm dần hoạt động theo phương thức truyền thống là dựa hoàn toàn vào tín dụng mà mở rộng sang ngoại hối, dịch vụ, chứng khoán… Với chính sách lãi suất 0% và sự linh hoạt trong điều hành tỷ giá liên ngân hàng góp phần giúp tỷ giá USD ổn định, cùng với cơ chế điều hành tỷ giá mới của

NHNN theo hướng công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày dự báo sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại. Trên thực tế, kinh doanh ngoại hối là mảng dịch vụ giúp các ngân hàng ít bị nợ xấu ăn mòn lợi nhuận và tỷ lệ an toàn vốn khá cao.

Thông tư 28/2016/TT-NHNN đã mở rộng phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản của ngân hàng thương mại, cụ thể các NHTM được thực hiện 18 hoạt động ngoại hối sau đây:

1) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay

2) Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ;

3) Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là TCTD;

4) Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ;

5) Phát hành, đại lý phát hành th ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán th ngân hàng quốc tế;

6) Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;

7) Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;

8) Giao cho TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đối ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;

9) Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;

10) Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

12) Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối;

13) Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các TCTD được phép khác, tổ chức tài chính trong nước;

14) Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các TCTD được phép khác; 15) Mở tài khoản thanh toán cho TCTD nước ngoài;

16) Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ TCTD nước ngoài;

17) Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường trong nước;

18) Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)