CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
3.1.2. Kết quả kinh doanh và chiến lược phát triển trở thành ngân hàng
Nam của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong thời gian qua, đã có những ngân hàng trở thành số 1 về quy mô xét trên một số tiêu chí như: tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ hay lợi nhuận… Tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể thì sự vượt trội và khác biệt của những tổ chức tín dụng này là chưa rõ ràng và chưa nhận được sự đánh giá, ghi nhận của cơ quan quản lý và xã hội, chưa nói đến phạm vi khu vực và quốc tế. Theo kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng số 1 Việt Nam phải là một tổ chức tài chính ngân hàng đa năng, không những lớn về quy mô hoạt động mà còn là ngân hàng có chất lượng kinh doanh tốt, tiên phong áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại, có vị trí tầm khu vực và quốc tế. Với nền tảng và thực lực của mình, Vietcombank được NHNN đã tin tưởng đặt niềm tin và giao cho phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Từ bảng xếp hạng vị thế của Vietcombank trên thị trường theo các tiêu chí đánh giá về giá trị vốn hóa thị trường, vốn chủ sở hữu, dịch vụ th , mạng lưới ATM&POS, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, vốn huy động cũng như doanh số kiều hối, doanh số kinh doanh ngoại tệ…. có thể thấy, với tốc độ và đà tăng trưởng hiện có của mình, Vietcombank đang dần chiếm lĩnh vị thế số 1 của mình trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và tương lai xa hơn là cạnh tranh trên trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Hình 3.1: Vị thế thị trƣờng của Vietcombank
Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/
Năm 2017, kết quả kinh doanh của Vietcombank đã mang lại nhiều con số kỷ lục ấn tượng, trong đó phải kể đến mức lợi nhuận vượt 11.000 tỷ
trước tới nay. Theo đó, huy động vốn của Vietcombank tính đến cuối năm 2017 đạt 889.724 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2016, thực hiện 118% kế hoạch 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bán buôn và bán l lần lượt là 19,6% và 21,9%. Huy động vốn từ khối FDI đạt 72.380 tỷ đồng, tăng 28,1% so với 2016, thực hiện 113,3% kế hoạch 2017. Trong tổng nguồn vốn, huy động vốn không kỳ hạn thị trường I tăng 27,2% so với 2016 (chiếm tỷ trọng 29,4% vốn huy động). Huy động vốn ngoại tệ đạt gần 6 tỷ USD, tăng 17,6% so với 2016, chiếm tỷ trọng 18,2%, đạt 109,7% kế hoạch 2017.
Hình 3.2: Tổng tài sản Vietcombank giai đoạn 2011-2016
Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên tổng tài sản của Vietcombank từ năm 2011 đến 2016 đã tăng gấp đôi từ 366.7 tỷ đồng lên 787.9 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh ấn tượng của năm 2017, tổng tài sản của Vietcombank vượt mức hơn 1000 tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng đạt 553.053 tỷ đồng, tăng 17,2% so với 2016. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng định hướng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán l
và giảm dần tín dụng bán buôn. Tỷ trọng tín dụng bán buôn/bán l tương ứng là 59,2%/40,8%; trong khi 2016 cơ cấu là 66,9%/33,1%.
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được cơ cấu theo hướng mở rộng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tiếp tục kiểm soát tỷ trọng tín dụng trung dài hạn dưới mức 46%. Dư nợ cho vay khách hàng FDI đạt 39.692 tỷ đồng, tăng 27% so với 2016, thực hiện 90,7% kế hoạch 2017.
Bảng 3.1: Báo cáo tài chính tỷ lệ tín dụng của Vietcombank
Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/
Chất lượng tín dụng được ngân hàng kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,11%, giảm 0,35 điểm phần trăm so với cuối năm 2016. Ngân hàng dành hơn 6.187 tỷ đồng để dự phòng rủi ro.
Về hoạt động dịch vụ, doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 45,1 tỷ USD, tăng 27,2% so cùng kỳ, thực hiện 120,3% kế hoạch 2017. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14,9% so cùng kỳ.
Hình 3.3: Hiệu quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 của 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất
Ngu n: http://cafef.vn
Trong báo cáo hiệu quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017, Vietcombank dẫn ngôi đầu bảng về lợi nhuận với 4.230 tỷ đồng, tiếp đến là VietinBank với lợi nhuận ít hơn Vietcombank trên 300 tỷ. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn (ROAA, ROAE) đạt tương ứng là 0,98% và 17,78%. Tỷ lệ NIM đạt 2,47%; tỷ trọng thu ngoài lãi/tổng thu nhập đạt 25,2%. Lợi nhuận trước thuế trước dự phòng rủi ro của ngân hàng ghi nhận 17.206 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2016 và đạt 111% kế hoạch 2017. Sau khi trừ dự phòng, lợi nhuận trước thuế đạt 11.018 tỷ đồng, tăng 32,9% so với năm 2016, thực hiện 116% kế hoạch 2017 và là con số cao nhất từ trước tới nay. Đồng thời con số hơn 11.000 tỷ cũng là lợi nhuận cao nhất của một ngân hàng Việt đạt được cho đến thời điểm này.
Cổ phiếu của Vietcombank năm 2017 cũng ghi nhận mức cao kỷ lục (đã tính đến các yếu tố điều chỉnh), cho đến ngày 12/1 là trên 58.000 đồng, nâng vốn hóa thị trường lên trên 155 nghìn tỷ đồng, là ngân hàng có vốn hóa cao nhất ngành và nằm trong top đầu của toàn thị trường chứng khoán.
Ngày 09/06/2017, tại MAX Atria, Singapore EXPO, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của The Asian Banker, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vinh dự là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được The Asian Banker trao tặng 3 giải thưởng quan trọng trong gói giải thưởng Transaction Banking Awards, gồm: “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”; “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam”.
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.