Phƣơng pháp Case-study

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp Case-study

Case Study là phương pháp nghiên cứu thông qua các trường hợp điển hình, các tình huống cụ thể, có thật liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này thực sự có hiệu quả trong việc đánh giá về sự can thiệp, sự tác động hay thay đổi của một biện pháp, chính sách cụ thể nào đó.

 Luận văn sử dụng phương pháp này để:

- Mô tả hiện thực về tình hình phát triển hoạt động KDNH tại Vietcombank - Giải thích các quan hệ nhân – quả của các yếu tố can thiệp

- Thăm dò, phát hiện những hệ quả của sự can thiệp mà những hệ quả ấy chưa có biểu hiện rõ nét

 Luận văn thực hiện phương pháp như sau:  Bước 1: Xác định câu hỏi phân tích.

Ví dụ: Tại sao Vietcombank lại được biết đến là ngân hàng hàng đầu về hoạt động KDNH? Vietcombank làm gì để duy trì vị trí số 1 về mảng KDNH trong bối cảnh các NHTM đang ngày càng phát triển hoạt động KDNH trước những quy định "cởi mở" hơn của NHNN về hoạt động KDNH?

 Bước 2: Xây dựng case

- Chọn tư liệu để xây dựng Case: Các case chủ yếu được lấy từ kết quả báo cáo kinh doanh của Vietcombank và những kết quả đầy khả quan trong bối cảnh hoạt động KDNH tại các NHTM ở Việt Nam đang ngày càng phát triển ồ ạt.

- Nội dung của case là vấn đề có liên quan tới các hoạt động như: Kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế...

Đối với từng case, Luận văn thực hiện các công việc: + Xác định dữ liệu chính, phụ trong case

+ Xây dựng những giả thuyết

+ Xác định nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đối với vấn đề đặt ra trong case

+ Lựa chọn giải pháp tối ưu + Đánh giá lựa chọn giải pháp. Bước 3: Phân tích hoặc tổ chức thảo luận

Một số case, tác giả đặt ra, phân tích và tổng hợp. Một số case là chủ đề được bàn thảo trong các cuộc họp chuyên đề, họp nhóm.

 Bước 4: Tổng hợp thông tin và kết luận

Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả nhận định xu hướng của vấn đề có liên quan tới phát triển hoạt động KDNH tại Vietcombank.

CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Việt Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ th , ngân hàng điện tử…

Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên

doanh, liên kết. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Vietcombank có được lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, th , kiều hối. Vietcombank chiếm lĩnh khoảng 20% thị phần thanh toán XNK cả nước. Doanh số thanh toán th quốc tế của Vietcombank chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng. Vietcombank cũng là một trong các Ngân hàng dẫn đầu về việc phát hành th các loại: 30% th ghi nợ, 30% th tín dụng quốc tế, 20% th ATM. Mạng lưới POS đứng thứ nhất với thị phần 26%, mạng lưới ATM đứng thứ hai với thị phần 14%. Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Vietcombank được biết đến là sự sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

3.1.2. Kết quả kinh doanh và chiến lược phát triển trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Nam của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong thời gian qua, đã có những ngân hàng trở thành số 1 về quy mô xét trên một số tiêu chí như: tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ hay lợi nhuận… Tuy nhiên nếu nhìn một cách tổng thể thì sự vượt trội và khác biệt của những tổ chức tín dụng này là chưa rõ ràng và chưa nhận được sự đánh giá, ghi nhận của cơ quan quản lý và xã hội, chưa nói đến phạm vi khu vực và quốc tế. Theo kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng số 1 Việt Nam phải là một tổ chức tài chính ngân hàng đa năng, không những lớn về quy mô hoạt động mà còn là ngân hàng có chất lượng kinh doanh tốt, tiên phong áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại, có vị trí tầm khu vực và quốc tế. Với nền tảng và thực lực của mình, Vietcombank được NHNN đã tin tưởng đặt niềm tin và giao cho phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Từ bảng xếp hạng vị thế của Vietcombank trên thị trường theo các tiêu chí đánh giá về giá trị vốn hóa thị trường, vốn chủ sở hữu, dịch vụ th , mạng lưới ATM&POS, tổng tài sản, dư nợ tín dụng, vốn huy động cũng như doanh số kiều hối, doanh số kinh doanh ngoại tệ…. có thể thấy, với tốc độ và đà tăng trưởng hiện có của mình, Vietcombank đang dần chiếm lĩnh vị thế số 1 của mình trong ngành ngân hàng tại Việt Nam và tương lai xa hơn là cạnh tranh trên trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Hình 3.1: Vị thế thị trƣờng của Vietcombank

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Năm 2017, kết quả kinh doanh của Vietcombank đã mang lại nhiều con số kỷ lục ấn tượng, trong đó phải kể đến mức lợi nhuận vượt 11.000 tỷ

trước tới nay. Theo đó, huy động vốn của Vietcombank tính đến cuối năm 2017 đạt 889.724 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2016, thực hiện 118% kế hoạch 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bán buôn và bán l lần lượt là 19,6% và 21,9%. Huy động vốn từ khối FDI đạt 72.380 tỷ đồng, tăng 28,1% so với 2016, thực hiện 113,3% kế hoạch 2017. Trong tổng nguồn vốn, huy động vốn không kỳ hạn thị trường I tăng 27,2% so với 2016 (chiếm tỷ trọng 29,4% vốn huy động). Huy động vốn ngoại tệ đạt gần 6 tỷ USD, tăng 17,6% so với 2016, chiếm tỷ trọng 18,2%, đạt 109,7% kế hoạch 2017.

Hình 3.2: Tổng tài sản Vietcombank giai đoạn 2011-2016

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên tổng tài sản của Vietcombank từ năm 2011 đến 2016 đã tăng gấp đôi từ 366.7 tỷ đồng lên 787.9 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh ấn tượng của năm 2017, tổng tài sản của Vietcombank vượt mức hơn 1000 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng đạt 553.053 tỷ đồng, tăng 17,2% so với 2016. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo đúng định hướng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán l

và giảm dần tín dụng bán buôn. Tỷ trọng tín dụng bán buôn/bán l tương ứng là 59,2%/40,8%; trong khi 2016 cơ cấu là 66,9%/33,1%.

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được cơ cấu theo hướng mở rộng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn và tiếp tục kiểm soát tỷ trọng tín dụng trung dài hạn dưới mức 46%. Dư nợ cho vay khách hàng FDI đạt 39.692 tỷ đồng, tăng 27% so với 2016, thực hiện 90,7% kế hoạch 2017.

Bảng 3.1: Báo cáo tài chính tỷ lệ tín dụng của Vietcombank

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Chất lượng tín dụng được ngân hàng kiểm soát với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,11%, giảm 0,35 điểm phần trăm so với cuối năm 2016. Ngân hàng dành hơn 6.187 tỷ đồng để dự phòng rủi ro.

Về hoạt động dịch vụ, doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 45,1 tỷ USD, tăng 27,2% so cùng kỳ, thực hiện 120,3% kế hoạch 2017. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14,9% so cùng kỳ.

Hình 3.3: Hiệu quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017 của 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất

Ngu n: http://cafef.vn

Trong báo cáo hiệu quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017, Vietcombank dẫn ngôi đầu bảng về lợi nhuận với 4.230 tỷ đồng, tiếp đến là VietinBank với lợi nhuận ít hơn Vietcombank trên 300 tỷ. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn (ROAA, ROAE) đạt tương ứng là 0,98% và 17,78%. Tỷ lệ NIM đạt 2,47%; tỷ trọng thu ngoài lãi/tổng thu nhập đạt 25,2%. Lợi nhuận trước thuế trước dự phòng rủi ro của ngân hàng ghi nhận 17.206 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2016 và đạt 111% kế hoạch 2017. Sau khi trừ dự phòng, lợi nhuận trước thuế đạt 11.018 tỷ đồng, tăng 32,9% so với năm 2016, thực hiện 116% kế hoạch 2017 và là con số cao nhất từ trước tới nay. Đồng thời con số hơn 11.000 tỷ cũng là lợi nhuận cao nhất của một ngân hàng Việt đạt được cho đến thời điểm này.

Cổ phiếu của Vietcombank năm 2017 cũng ghi nhận mức cao kỷ lục (đã tính đến các yếu tố điều chỉnh), cho đến ngày 12/1 là trên 58.000 đồng, nâng vốn hóa thị trường lên trên 155 nghìn tỷ đồng, là ngân hàng có vốn hóa cao nhất ngành và nằm trong top đầu của toàn thị trường chứng khoán.

Ngày 09/06/2017, tại MAX Atria, Singapore EXPO, trong khuôn khổ Hội nghị thường niên của The Asian Banker, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vinh dự là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được The Asian Banker trao tặng 3 giải thưởng quan trọng trong gói giải thưởng Transaction Banking Awards, gồm: “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”; “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam”.

Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố. Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

3.2.1. Quy chế hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank

Bên cạnh việc tuân thủ theo những quy định hiện hành của NHNN về Quản lý ngoại hối và KDNH , Vietcombank hiện đang thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng là cá nhân và

doanh nghiệp, các TCTD khác và thực hiện mua bán với NHNN theo đúng qui định của thông tư số 20/2011/TT-NHNN.

Các loại hình giao dịch: với thế mạnh là ngân hàng luôn dẫn đầu trong

các hoạt động ngoại tệ, VCB tổ chức thực hiện đa dạng các giao dịch ngoại tệ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như mua bán giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi trong đó có hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.

Các đ ng tiền được giao dịch: Ngân hàng được giao dịch tất cả các

ngoại tệ mà ngân hàng niêm yết, tuỳ tình hình thực tế mà Tổng Giám Đốc được phép quy định các ngoại tệ được niêm yết, thông thường VCB giao dịch các ngoại tệ: USD, EUR, JPY, AUD, GBP…

T giá giao dịch: Các giao dịch bán l với khách hàng trong nước được

VCB áp dụng theo tỷ giá niêm yết tại thời điểm giao dịch theo qui định của NHNN. Ngoài ra, đối với các giao dịch lớn hơn, để thu hút khách hàng VCB còn chủ động đưa ra qui định giao dịch theo tỷ giá thỏa thuận.

Thời gian giao dịch: các giao dịch ngoại tệ trong nước được cho phép

thực hiện trong giờ hành chính. Riêng các giao dịch kinh doanh vốn có thể diễn biến qua đêm do sự chênh lệch múi giờ giữa nước ta các trung tâm giao dịch ngoại tệ lớn trên thế giới.

Phương thức giao dịch: Các giao dịch ngoại tệ trong nước đều phải

chính thức ký hợp đồng mua bán ngoại tệ cho dù trước đó có thể giao dịch qua điện thoại, fax…VCB tham gia vào hệ thống giao dịch Reuter Dealing System, thông qua mạng này mua bán với thị trường quốc tế. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quốc tế chỉ được thực hiện tại Hội Sở, các chi nhánh không được phép thực hiện nghiệp vụ này

3.2.2. Quy mô hoạt động KDNH của Vietcombank

Trước hết, ta có thể theo dõi tình hình hoạt động KDNH tại các ngân hàng thương mại

Hình 3.4: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng thƣơng mại 6 tháng đầu năm 2016

Ngu n: http://vietnamfinance.vn

Có thể thấy rằng, từ năm 2016 trở lại đây các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối

Xét trong nửa đầu năm 2016, Vietcombank dẫn đầu về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối với mức lãi 1.083 tỷ đồng. Tăng so với cùng kỳ năm 2015 là 18%. Đứng sau Vietcombank là VietinBank với mức tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tương đối mạnh trong nửa đầu năm 2015. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2016, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của VietinBank đạt mức 343 tỷ đồng, tăng vọt 429% so với con số 65 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Sacombank là ngân hàng đứng ở vị trí số 3 về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu năm 2016 chứ không phải BIDV. Con số mà Sacombank đạt được là 262 tỷ đồng, tăng 123% so với 6 tháng đầu năm 2015. Trong khi đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của BIDV đạt 205 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, tăng 294% so với cùng kỳ năm 2015. Một ngân hàng đang

trong thời kỳ khủng hoảng như Eximbank lại có mức lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối khá mạnh, đạt mức 122 tỷ đồng nửa đầu năm 2016, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế bởi Eximbank là ngân hàng chuyên về mảng xuất nhập khẩu. ACB và Techcombank lần lượt đạt mức lãi thuần 98,7 tỷ đồng và 87,7 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, tăng lần lượt 110% và 712% so với 6 tháng đầu năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)