Quy mô hoạt động KDNH của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 61 - 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thƣơng

3.2.2. Quy mô hoạt động KDNH của Vietcombank

Trước hết, ta có thể theo dõi tình hình hoạt động KDNH tại các ngân hàng thương mại

Hình 3.4: Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng thƣơng mại 6 tháng đầu năm 2016

Ngu n: http://vietnamfinance.vn

Có thể thấy rằng, từ năm 2016 trở lại đây các ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối

Xét trong nửa đầu năm 2016, Vietcombank dẫn đầu về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối với mức lãi 1.083 tỷ đồng. Tăng so với cùng kỳ năm 2015 là 18%. Đứng sau Vietcombank là VietinBank với mức tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tương đối mạnh trong nửa đầu năm 2015. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2016, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của VietinBank đạt mức 343 tỷ đồng, tăng vọt 429% so với con số 65 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Sacombank là ngân hàng đứng ở vị trí số 3 về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu năm 2016 chứ không phải BIDV. Con số mà Sacombank đạt được là 262 tỷ đồng, tăng 123% so với 6 tháng đầu năm 2015. Trong khi đó, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của BIDV đạt 205 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2016, tăng 294% so với cùng kỳ năm 2015. Một ngân hàng đang

trong thời kỳ khủng hoảng như Eximbank lại có mức lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối khá mạnh, đạt mức 122 tỷ đồng nửa đầu năm 2016, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân xuất phát từ thực tế bởi Eximbank là ngân hàng chuyên về mảng xuất nhập khẩu. ACB và Techcombank lần lượt đạt mức lãi thuần 98,7 tỷ đồng và 87,7 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, tăng lần lượt 110% và 712% so với 6 tháng đầu năm 2015.

Vietcombank vẫn thống trị hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng về lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối không cao, trong khi Techcombank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cao nhất.

3.2.2.1. Doanh số

Vietcombank được biết đến là NHTM đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ kinh doanh ngoại hối cho nền kinh tế ngay từ khi thành lập cách đây gần 55 năm. Hoạt động kinh doanh ngoại hối từ lâu được xem là một trong những thế mạnh và niềm tự hào của Vietcombank. Cho đến nay, Vietcombank vẫn đang duy trì và phát huy được vai trò dẫn dắt thị trường, thể hiện qua việc Vietcombank vẫn nắm giữ thị phần kinh doanh ngoại hối cao nhất hệ thống ngân hàng trong nước và nhiều lần nhận được các giải thưởng quốc tế về ngân hàng xuất sắc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại. Với chiến lược mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngoại tệ như đàm phán vay vốn từ các đối tác nước ngoài, các sản phẩm phái sinh và cấu trúc khác như: hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ, quyền chọn ngoại tệ…trong tương lai kỳ vọng khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank sẽ đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.

Hình 3.5: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh 2016 của Vietcombank

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu hệ thống ngân hàng về thị phần kinh doanh và dịch vụ ngoại hối với doanh số mua bán ngoại tệ theo báo cáo của ban điều hành ngân hàng Vietcombank về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, hoạt động dịch vụ tăng trưởng khả quan trên các mảng kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại, dịch vụ th , và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt 69,4 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2016; thị phần cải thiện lên mức 16,34% từ mức 15,47% của năm 2016. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14,9% so cùng kỳ. Vị thế dẫn đầu thị trường kinh doanh và dịch vụ ngoại tệ tiếp tục được giữ vững. Doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 45,1 tỷ USD, tăng 27,2% so cùng kỳ, đạt 120,3% kế hoạch 2017. Hoạt động th tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường: (i) Doanh số thanh toán th tăng

31,67% so với cùng kỳ; (ii) Số lượng phát hành th tín dụng quốc tế tăng 1,35% so với cùng kỳ; (iii) Doanh số sử dụng th tăng 24,18% so với cùng kỳ; (iv) Mạng lưới đơn vị chấp nhận th tăng thêm 11.773 đơn vị. Dịch vụ Online Banking và SMS chủ động có mức tăng trưởng khá, thực hiện kế hoạch tương ứng ở mức 123,8% và 135,5%. Hoạt động vốn tín dụng quốc tế tiếp tục được chú trọng phát triển. Năm 2017, tổng

giá trị các dự án ODA mới Vietcombank được giao làm ngân hàng phục vụ đạt 790,65 triệu USD; trong bối cảnh nguồn vốn này đang thu hẹp thì Vietcombank vẫn tiếp tục duy trì vị thế là ngân hàng hàng đầu trong việc phục vụ các dự án vốn vay ODA.

Hình 3.6: Doanh số giao dịch kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank từ 2011-2016

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Theo số liệu báo cáo về doanh số giao dịch kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2011-2016, doanh số về giao dịch kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank tăng trưởng mạnh mẽ với 34.6 tỷ USD năm 2011 và đạt 60.4 tỷ USD năm 2016. Đặc biệt ở giai đoạn năm 2013-2014, doanh số giao

dịch kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank tăng trưởng mạnh mẽ gần 40%, đưa tổng doanh số giao dịch kinh doanh ngoại tệ năm 2014 đạt 62.1 tỷ USD.

Vietcombank dẫn đầu trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế với 15,5% thị phần đối với tài trợ thương mại, với nền tảng khách hàng vững chắc bao gồm các nhà xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam và mạng lưới đại lý ngân hàng rộng khắp với khoảng 2000 ngân hàng trên toàn thế giới. Vietcombank cũng được bình chọn là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền, được Standard Chartered Bank trao tặng Chứng nhận Dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc về xử lí tự động (2009), đồng vị trí số 1 cho giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất trên sàn giao dịch điện tử" năm 2009 do EuroMoney bình chọn. Các dịch vụ thanh toán quốc tế hiện nay Vietcombank đang cung cấp bao gồm:

- Thư tín dụng xuất nhập khẩu - Nhờ thu xuất nhập khẩu

- Chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Chuyển vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam - Chuyển vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài

- Chuyển tiền trả nợ vay, lãi vay nước ngoài - Chuyển tiền cho vay, thu hồi nợ nước ngoài

Hình 3.7: Thị phần thanh toán quốc tế của Vietcombank giai đoạn 2011-2016

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được thị phần thanh toán XNK của Vietcombank dao động từ khoảng 14-22%, chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số thị phần thanh toán quốc tế của toàn ngành.

Hình 3.8: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu

Ngu n: http://www.vietcombank.com.vn/

Với những lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng cao, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, hoạt

động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank vẫn duy trì được đà tăng trưởng và giữ vị trí đứng đầu trong ngành. Trong năm 2011 nền kinh tế thế giới và trong nước bất ổn, Nhà nước hạn chế việc cho vay nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank. Tuy nhiên, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank năm 2011 vẫn tăng với doanh số 16.3 tỷ USD tăng 25,5% so với năm trước, chiếm thị phần 19,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tính đến năm 2015 và năm 2016, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng đáng kể với mức doanh số lần lượt là 22.35 tỷ USD và 27 tỷ USD, tăng khoảng 50-65% so với năm 2011. Với giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất về Tài trợ thương mại” được The Asian Banker và Trade Finance giao trải thưởng trong 8 năm liền, Vietcombank luôn được đánh giá là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán xuất nhập khẩu, nắm giữ 20% - 30% thị phần trong lĩnh vực này.

Vietcombank cũng rất đầu tư để thực hiện các công tác huy động ngoại tệ thông qua kênh chính đó là kênh huy động thụ động từ tiền gửi ngoại tệ từ cá nhân, tổ chức và kênh chủ động bằng việc phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

Bảng 3.2: Tình hình huy động ngoại tệ tại Vietcombank năm 2014, 2015, 2016

Đv: t đ ng

Năm 2014 2015 2016

Tiền gửi ngoại tệ 89.938.366 96.029.906 105.862.116 Phát hành GTCG bằng ngoại tệ 117.315 1,434.725 51.197 Tổng nguồn ngoại tệ huy động 90.055.681 97.464.631 105.913.313

(Ngu n: Phòng kế toán Vốn VCB)

Lượng ngoại tệ gửi vào ngân hàng là một trong những nguồn cung chủ yếu cho việc kinh doanh ngoại tệ. Vì thế, Vietcombank luôn cố gắng đảm bảo

cho nguồn này duy trì và phát triển một cách hợp lý. Lượng tiền ngoại tệ gửi vào Vietcombank từ năm 2014 có giá trị gần 90 tỷ đồng đến năm 2016 đã tăng lên 105 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ diễn ra một cách tích cực hơn nhờ nguồn vốn này. Ngoài ra Vietcombank đã phát hành thành công các giấy tờ có giá để huy động ngoại tệ với lãi suất hợp lí vào những thời điểm thích hợp chứ không phát hành bằng mọi giá do đó giúp cho việc huy động đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên số lượng ngoại tệ đã giảm nhiều trong năm 2016 nguyên nhân là do sụt giảm tiền gửi ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng. Đồng thời nhận thấy trong năm nguồn ngoại tệ dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nên ngân hàng gần như không phát hành giấy tờ có giá để huy động trong năm.Việc giảm nguồn ngoại tệ không phải do ngân hàng khó khăn trong việc huy động, bằng chứng là ngân hàng giảm hẳn đi khoản vay ngoại tệ và vay thông qua phát hành nhưng hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra suôn s .

3.2.2.2. Loại hình giao dịch

Các sản phẩm phái sinh ngoại hối:  Hoán đổi ngoại tệ

Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch mà doanh nghiệp thực hiện đồng thời hai giao dịch, một giao dịch giao ngay để mua (hoặc bán) một lượng ngoại tệ và một giao dịch kì hạn để bán (hoặc mua) chính lượng ngoại tệ đó trong tương lai. Tỉ giá giao dịch, lượng ngoại tệ giao dịch và kì hạn thanh toán được xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng.

 Quyền chọn ngoại tệ

Đây là giao dịch giữa bên mua quyền (doanh nghiệp) và bên bán quyền (Vietcombank), trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định ở một mức tỉ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua quyền thực hiện quyền

chọn của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỉ giá đã thoả thuận trước. Các loại quyền chọn:

- Quyền chọn mua (Call option): Là quyền được mua một lượng ngoại tệ tại tỉ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định.

- Quyền chọn bán (Put option): Là quyền được bán một lượng ngoại tệ với tỉ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm xác định.

 Giao dịch ngoại hối tương lai

Giao dịch ngoại hối tương lai là giao dịch mua/bán ngoại tệ theo tỉ giá được xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào 1 thời điểm trong tương lai theo thoả thuận.

3.2.2.3. Những rủi ro trong kinh doanh ngoại hối mà ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thường gặp

Rủi ro tỷ giá

Hoạt động KDNH của các NHTM là một hoạt động hết sức nhạy cảm và luôn chứa đựng các rủi ro. Các đối tượng luôn phải chịu rủi ro hối đoái là các ngân hàng và các công ty tham gia vào nền tài chính quốc tế. Khi tham gia vào KDNH, có rất nhiều loại rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên loại rủi ro thường gặp phải nhất là rủi ro về tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là rủi ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ trong giao dịch. Bất kỳ mọi hoạt động KDNH nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro khi tỷ giá thay đổi.

Số liệu về tỷ giá của các NHTM trong năm 2006 đã chỉ ra rằng, trong số các ngoại tệ chủ yếu mà các NHTM kinh doanh thì đồng USD là đồng tiền có mức độ rủi ro thấp, với hệ số 0,13%, tiếp theo sau là đồng HKD, với độ rủi ro là 0,14%. Đồng AUD là đồng tiền có mức độ rủi ro cao nhất 2,75%. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy các ngoại tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện thông qua hệ số tương quan của VND với các ngoại tệ. Đồng USD là

đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng EUR, JPY, GBP, AUD, CAD… nhưng lại có hệ số tương quan tương đối cao so với đồng HKD, với hệ số 0,81%. Ngược lại, đồng JPY có hệ số tương quan cao với tất cả các đồng tiền, trừ đồng CAD, HKD. Ngoài ra, sự biến động tỷ giá của đồng USD/GBP phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch, tức là hệ số tương quan giữa USD, GBP và VND bằng -0,12. Tức là nếu đồng USD tăng giá thì đồng GBP sẽ giảm giá và ngược lại. Như vậy, thông qua số liệu phân tích hệ số tương quan có thể thấy để giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng cần duy trì trạng thái trường (mua) đối với USD và trạng thái đoản (bán) đối với JPY.

Trong năm 2007, sự biến động tỷ giá cho thấy các hệ số tương quan của đồng VND với các đồng tiền chủ yếu ở mức thấp. Đồng USD vẫn là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng tiền còn lại, cùng với đồng HKD. Tuy nhiên, đồng USD có hệ số tương quan nghịch với đồng EUR, AUD và đồng SGD. Điều này cho thấy những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này ngược chiều nhau. Đồng EUR có hệ số tương quan tương đối cao so với các đồng tiền khác, tiếp theo là đồng AUD. Xét về mức độ rủi ro, trong năm 2007, kinh doanh đồng SGD vẫn là đồng tiền có độ rủi ro thấp nhất, tiếp theo là đồng USD. Đồng AUD là đồng tiền có độ rủi ro cao nhất, theo sau là đồng Bạt Thái Lan (THB) với độ rủi ro lần lượt là 3,47% và 3,3%. Tuy nhiên, doanh số mua bán của các đồng tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, các ngân hàng có thể giảm thiểu những rủi ro khi kinh doanh các đồng tiền này.

Năm 2008, do sự biến động của tỷ giá, hầu hết các đồng tiền biến động lớn, vì vậy, mức độ rủi ro khi kinh doanh ngoại tệ gia tăng. Bằng chứng là độ lệch tiêu chuẩn của đồng EUR tăng gần 324%, đồng JPY tăng hơn 114% lần và đồng USD cũng hơn 283%. Nguyên nhân những biến động lớn của tỷ giá các đồng tiền là do mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, do biến

động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm năm 2008, gây áp lực tăng giá VND. Sau đó, khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao thì đồng VND có dấu hiệu giảm giá làm tăng cầu ngoại tệ. Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước và đã tác động lên tỷ giá.

Thời kỳ 2009 - 2010, mức độ rủi ro của các ngoại tệ giảm dần, trừ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 61 - 77)