Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu là sự tìm tòi, khám phá bản chất quy luật của các sự vật, hiện tƣợng và sáng tạo các giải pháp tác động trở lại nhằm biến đổi sự vật, hiện tƣợng theo mục đích sử dụng của con ngƣời. Thực hiện đề tài, học viên đã sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu; Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu; Phƣơng pháp thống kê mô tả; Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu tham khảo:

-Nguồn tài liệu, số liệu đƣợc sử dụng trong bài đƣợc tìm kiếm và nghiên cứu trực tiếp từ các báo cáo số liệu lấy đƣợc từ phòng tổ chức tiền lƣơng Báo Hà Nội Mới. Thông qua các tài liệu, số liệu thứ cấp để nắm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại tổ chức.

+ Tác giả đã thu thập thông tin về nội dung, các thông tin, số liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý nhân lực tại báo Hà Nội Mới trong 5 năm từ 2012-2016 và có cập nhật thêm 1 số thông tin mới đến tháng 6/2017. Các thông tin từ nguồn dữ liệu này bao gồm: Các Báo cáo tổng hợp năm về số lƣợng và chất lƣợng cán bộ, công chức của cơ quan báo Hà Nội Mới, Báo cáo về công tác đào tạo, luânchuyển, điều động, tuyển dụng, tinh giản biên chế.

+ Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để phản ánh thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Báo Hà Nội Mới nhƣ phản ánh tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan báo Hà Nội Mới, thực trạng về công tác quản lý, điều động, luân chuyển, tuyển dụng v.v..

-Ngoài ra, nguồn dữ liệu thứ cấp còn đƣợc thu thập bằng cách tìm hiểu và thu thập nghiên cứu các số liệu từ các báo cáo tổng kết, đề án, văn bản liên quan đến thu hút và phát triển nguồn nhân lực của các sở ban ngành, cơ quan chính quyền địa phƣơng và các khu vực lân cận.

-Nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu đƣợc lấy từ các nghiên cứu, báo cáo, thống kê… Tài liệu, số liệu thứ cấp có thể là số liệu thô chƣa qua xử lý hoặc số liệu đã đƣợc xử lý sẵn. Tài liệu, số liệu thứ cấp không phải do tác giả trực tiếp nghiên cứu thực hiện:

+ Tài liệu sách, giáo trình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí và trên các trang web về đề tài quản lý nhân lực:

+ Sách và giáo trình bao gồm các cuốn sách về quản lý nhân lực hay nhân sự của các tác giả trong và ngoài nƣớc, giáo trình giảng dạy của các trƣờng Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, tài liệu giảng

dạy của Học viện Hành chính, Viện khoa học tổ chức Nhà nƣớc thuộc Bộ Nội vụ. Đồng thời học viên cũng thu thập các bài viết về quản lý nhân lực qua các trang web điện tử và tìm kiếm tài liệu là các bài viết liên quan tới quản lý nhân lực trên các tạp chí v.v…

+ Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về quản lý nguồn nhân lực đƣợc tác giả trực tiếp thu thập tại các trƣờng cũng nhƣ tại thƣ viện Quốc gia.

Từ số liệu thu thập đƣợc qua các nguồn, trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu, số liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác phát triển nguồn nhân lực tại Báo Hà Nội Mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)