Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ phóng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lựctại báo Hà Nội mới

4.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ phóng viên

Lao động báo chí là lao động mang tính đặc thù. Vì thế, nó đòi hỏi nhà báo phải có năng lực thật sự. Cụ thể là:

- Phải có tƣ duy độc lập, sáng tạo. Trƣớc mỗi sự vật, hiện tƣợng muốn thông tin, phản ánh, nhà báo phải phân tích đầy đủ bản chất của nó, xem nên thông tin những gì, thông tin đến mức độ nào, thông tin nhƣ thế có lợi hay có hại. Nhà báo không thể thông tin, phản ánh một sự vật, hiện tƣợng nào theo đơn đặt hàng, hoặc do sức ép của một tổ chức, một đơn vị, tổ chức hay một cá nhân nào đó với động cơ thiếu lành mạnh. Làm nhƣ thế, nhà báo đã tự biến mình thành kẻ bồi bút.

- Phải am hiểu sâu sắc về lý luận Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Thiếu những thứ đó, nhà báo không thể có tƣ duy độc lập, sángtạo, không thể có quan điểm, lập trƣờng đúng đắn, càng không thể có cách nhìn biện chứng, khả năng phân tích các sự vật, hiện tƣợng một cách chính xác.

- Phải có trình độ nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Nhà báo trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ báo chí ; phải thông thạo những kỹ năng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ngoài kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực phụ trách, nhà báo phải trau dồi, rèn luyện để có kiến thức rộng rãi về các lĩnh vực khác, nhất là kiến thức về kinh tế, văn hóa, pháp luật. Yêu cầu đối với nhà báo hiện nay là phải thật giỏi một lĩnh vực và làm tốt nhiều lĩnh vực khác.

- Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong thời buổi mở cửa, bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế hiện nay, nhà báo cũng cần có trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học tƣơng ứng. Đây đang là điểm yếu, thậm chí rất yếu mà các nhà báo chúng ta cần ra sức khắc phục nếu không muốn để mình rơi vào tình trạng tụt hậu so với mặt bằng chung của giới báo chí đƣơng đại trên toàn thế giới.Do đó, để nâng cao năng lực cho các cơ quan báo chí nói chung và báo Hà Nội Mới nói riêng, nhất thiết phải thƣờng xuyên bồi dƣỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho các nhà báo. Các phóng viên, cán bộ cần hiểu biết sâu rộng về đạo đức nghề nghiệp, hiểu rõ hơn về nghề báo – một nghề nhƣ bao nghề khác nhƣng lại mang tính dặc thù từ nghành khác mà ngƣời khác không có đó là tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc với nhân dân góp phần định hƣớng dƣ luận xã hội. ý thức rõ đƣợc vai trò trách nhiệm của mình từ đó sáng tạo ra những tác phẩm đúng đắn của nhà nƣớc của dân tộc.Cần có kế hoạch trang bị thêm kiến thức chuyên môn cho ngƣời lao động tại Báo, và quan trọng hơn là phải đƣa họ đi nghiên cứu thực tế ở địa phƣơng để nắm bắt thực tiễn cuộc sống, hiểu đƣợc nhu cầu, thị hiếu của các đối tƣợng công chúng khác nhau nhằm hoàn thiện kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tri thức lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 79 - 80)