Nâng cao phẩm chất và nhận thức cho cán bộ báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lựctại báo Hà Nội mới

4.2.2. Nâng cao phẩm chất và nhận thức cho cán bộ báo chí

Nâng cao phẩm chất, năng lực của nhà báo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nền báo chí cách mạng nƣớc ta. Trong công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và với sự bùng nổ thông tin toàn cầu nhƣ hiện nay, việc xây dựng một nƣớc Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh sẽ phải có sự đóng góp rất lớn của báo chí. Và, nói đến báo chí là nói đến đội ngũ những ngƣời làm báo. Nói tới đội ngũ những ngƣời làm báo thì phải chú ý đặc biệt tới phẩm chất, năng lực của họ.

- Những yêu cầu về phẩm chất chính trị của nhà báo. Báo chí cách mạng của nƣớc ta đòi hỏi phải có đội ngũ nhà báo thật sự là những chiến sỹ cách mạng, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, quan điểm của Đảng; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, chẳng những không hoang mang dao động, không chịu ảnh hƣởng của những luận điệu sai trái, mà phải có ý thức tấn công quyết liệt với những luận điểm sai trái, thù địch đó; đồng thời, cũng phải tấn công quyết liệt với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của chính bản thân mình. Lúc này Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đang rất cần những nhà báo nhƣ vậy. Khi tƣ tƣởng chƣa thông, cái nhìn chƣa sáng, quan điểm thiếu vững vàng thì nhà báo không thể nào sản sinh ra đƣợc những tác phẩm có tính chiến đấu cao, có sức thuyết phục lớn.

- Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức của nhà báo. Phẩm chất đạo đức của nhà báo trƣớc hết thể hiện ở tính khách quan, công tâm, trung thực trƣớc

những sự vật, hiện tƣợng mà nhà báo thông tin, phản ánh. Qua các tác phẩm báo chí của mình, nhà báo phải làm cho độc giả hiểu đúng, hiểu đầy đủ về những vấn đề mình viết. Khách quan, công tâm, trung thực tức là sự vật, hiện tƣợng nhƣ thế nào thì nhà báo phản ánh, thông tin nhƣ thế ấy, không tô hồng hoặc bôi đen. Song, đối với một nền báo chí cách mạng thì nhà báo lại phải có tƣ duy, có thế giới quan của một chiến sỹ cách mạng. Thế giới quan ấy đòi hỏi nhà báo phải biết lựa chọn, chắt lọc thông tin. Thông tin đƣơng nhiên phải đúng bản chất của sự vật,hiện tƣợng, nhƣng nhất thiết phải cân nhắc tới tính hiệu quả chính trị - xã hội của nó. Thông tin phải vì lợi ích chung, vì sự nghiệp chung; không thể giật gân, câu khách, rẻ tiền; không mơ hồ, mất cảnh giác, càng không đƣợc để lộ bí mật quốc gia.

- Những yêu cầu về lối sống của nhà báo. Nhà báo phải có tƣ chất riêng về lối sống. Nói một cách cụ thể hơn thì yêu cầu đầu tiên về lối sống của nhà báo là phải lăn lộn với cuộc sống, hòa mình với quần chúng, sống trong dân, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh. Không có tƣ chất đó không thể nào có những tác phẩm báo chí có giá trị. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, chúng ta có biết bao những nhân tố tốt đẹp, những điển hình tiên tiến; đồng thời, cũng có không ít những biểu hiện tiêu cực.Để nâng cao nhận thức cho cán bộ Báo chí trong từng thời kì mới, thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến công tác cán bộ báo chí , thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, bổ trợ để cho cán bộ hiểu nhận thức về vị trí của mình trong xã hội.Cơ quan chủ quản cần thƣờng xuyên đƣa ra các công văn, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc và Thành ủy Hà Nội để chỉ đạo cho các cán bộ Báo chí hiểu về xu hƣớng chính trị của đất nƣớc trong từng thời kì nhất định, nâng cao hiểu biết và khả năng nhạy bén chính trị của các cán bộ báo chí . Cơ quan chủ quản cần củng cố và nâng cao nhận thức và lý luận chính trị cho từng cán bộ để họ hiểu rõ hơn về các chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Đội ngũ nhân lực cần cập nhật thƣờng xuyên thể chế nhà nƣớc, các chủ trƣơng,

chính sách của Đảng trong thời kì mới- thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, từ Đội ngũ nhân lực trẻ đến các cán bộ công tác lâu năm để luôn thƣờng xuyên trau dồi kiến thức chính trị, tránh tình trạng nhận thức chậm hơn với sự biến chuyển của xã hội.

Tổ chức các cuộc trao đổi, nói chuyện giữa các cán bộ Báo chí với nhau, giữa các cán bộ Báo chí và các lực lƣợng khác nhau trong xã hội, từ đó mọi ngƣời có thể trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tầm hiểu biết của con ngƣời, mọi ngƣời có thể học hỏi thêm từ những ngƣời xung quanh.Nhà báo luôn luôn nhận thức vai trò, vị trí của mình để có tác phong làm việc đúng mực tạo nên phong cách riêng của từng ngƣời. Các cán bộ Báo Hà Nội Mới phải biết rõ trách nhiệm và vai trò của mình để luôn làm tốt mọi nhiệm vụ đƣợc Thành ủy và Trung Ƣơng giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 77 - 79)