Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 45)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.3.1. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Phân tích xử lý và phân tích dữ liệu là phân tích tất cả các giấy tờ, văn bản sẵn có trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp thông tin về một cấp độ việc làm. Ví dụ các văn bản, quy trình thực hiện nhiệm vụ; bản phân công công việc; các chƣơng trình, kế hoạch đào tạo; bản tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức vụ… Đây là phƣơng pháp hữu ích giúp ta nắm đƣợc những nội dung chủ yếu của một chức danh công việc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu tại Chƣơng 3 của Luận văn .

2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Trên cơ sở các thông tin, số liệu đã thu thập, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả, đây là phƣơng pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn và những hiện tƣợng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu đƣợc thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong Chƣơng 1 và 3. Để việc mô tả thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực có tính thuyết phục, cần có sự minh họa bằng các số liệu cụ thể đƣợc trình bày một cách khoa học theo từng tiêu chí thể hiện quy mô cũng nhƣ chất lƣợng nhân lực hiện có. Do đó, học viên đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để hệ thống hóa, tổng hợp số liệu cụ thể về số lƣợng chất lƣợng nhân lực và các hoạt động quản lý nhân lực nhằm diễn giải các chi tiết thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tại Báo Hà Nội Mới theo từng tiêu chí phù hợp... Học viên cũng đã diễn giải bằng lời các số liệu thể hiện các kết quả thực hiện các nội dung của quản lý nhân lực. Từ đó giúp cho ngƣời đọc dễ dàng nắm bắt đƣợc thực trạng nhân lực của cơ quan, để từ đó hình dung đƣợc một cách tổng quát nhất tình hình thực tế về ĐNNL của đơn vị Báo Hà Nội Mới.

2.3.3. Phương pháp tổng hợp số liệu phân tích

Tổng hợp là quá trình hỗ trợ cho phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có đƣợc nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhân lực tại cơ quan báo Hà Nội Mới, để phân tích rõ vấn đề, tác giả đã chia các nội dung nghiên cứu thành những vấn đề để tìm hiểu kỹ từng nội dung, nắm rõ bản chất, ƣu điểm, tồn tại của chúng. Sau đó lại khái quát tổng thể để có nhận thức đầy đủ và chung nhất về đối tƣợng quản lý. Khi xem xét các hiện tƣợng, sự việc của nội

dung quản lý phải đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hƣởng với các nội dung, yếu tố liên quan đến quản lý nhƣ Pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý, điều kiện làm việc, các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhân lực v.v…

Phƣơng pháp tổng hợp số liệu phân tích đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, và đƣợc sử dụng nhiều trong các chƣơng 1, chƣơng 3, và chƣơng 4 của luận văn.

2.4.4. Phương pháp kế thừa các côngtrình nghiên cứu khoa học

Phƣơng pháp kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp nghiên cứu, tham khảo các bài báo, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án, luận văn… để phục vụ trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý ĐNNL nói chung cũng nhƣ quản lý ĐNNL trong cơ quan Báo Đảng nói riêng.

Đồng thời phƣơng pháp này cũng dùng để tra cứu các số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu luận văn, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều ở chƣơng 1, chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận văn.

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI BÁO HÀ NỘI MỚI

3.1. Giới thiệu khái quát về Báo Hà Nội Mới

Báo Hà Nội Mới hoạt động trong khuôn khổ Luật Báo chí của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Thành ủy Hà Nội, là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội; là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô. Báo Hà Nội Mới là đơn vị sự nghiệp có thu, tự cân đối về tài chính theo tinh thần Chỉ thị số 25 - CT/TU ngày 15/11/1997 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội; Nghị định số 16/2015/NĐ - CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Báo có trụ sở làm việc riêng, đƣợc trang bị các phƣơng tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho xuất bản, phát hành báo. Báo thực hiện trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng tài sản đƣợc Thành ủy Hà Nội giao theo đúng các quy định hiện hành.Thông tin về đơn vị:

- Báo Hà Nội Mới.

- Địa chỉ : 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. - Tổng số cán bộ : 121 ngƣời.

- Gồm 02 Văn phòng đại diện: tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển (từ 24/10/1957), báo Hà Nội Mới đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của Thành ủy Hà Nội giao cho. Trong những năm qua, báo Hà Nội Mới đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo của Thành ủy, Thành phố Hà Nội; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của Hà Nội và cả nƣớc. Xứng đáng là cơ quan ngôn luận của tờ báo Đảng bộ Thủ đô. Mỗi CBNV, phóng viên của báo Hà Nội Mới ở mọi cƣơng vị công tác đều phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với cơ quan, với sự nghiệp xây dựng và phát triển của báo Hà Nội Mới.

3.1.1. Tổ chức bộ máy và biên chế

Tổ chức bộ máy của Báo Hà Nội Mới, gồm 18 phòng, ban và 02 Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố. Dƣới đây là Sơ đồ tổ chức nhân sự của Báo Hà Nội Mới:

Ban biên tập Tổng biên tập

Phó tổng biên tập

Khối Hành Chính Phòng, ban chuyên môn Bộ phận ngoài toà soạn 1. Phòng Tài chính 2. Văn phòng(Tổ điện, nƣớc, Tổ bảo vệ, Đội xe..) 3.Phòng Tổ chức - Lao động tiền lƣơng 4. Phòng Công nghệ Thông tin

5. Trung tâm Quảng cáo và Tổ chức sự kiện 6. Trung tâm Phát hành

1. Ban Thƣ ký tòa soạn 2. Ban Nội chính - Xây dựng Đảng

3. Ban Kinh tế

4. Ban Văn hóa - Xã hội 5. Ban Phóng sự điều tra 6. Ban Cuối tuần

7. Ban Quốc tế

8. Ban Hà Nội ngày nay 9. Ban Nông nghiệp- Nông thôn

10. Ban Báo Điện tử 11. Ban Công tác Xã Hội 12. Ban Bạn đọc

1.VPĐD tại thành phố Hồ Chí Minh

2. VPĐD tại Đà Nẵng

Hình 3.1: Sơ đồ Tổ chức Tòa soạn Báo Hà Nội mới

3.1.2. Nhiệm vụ của Báo Hà Nội Mới:

- Thông tin về tình hình của Thủ đô, đất nƣớc và thế giới phù hợp với lợi ích và sự phát triển của Thủ đô, của đất nƣớc. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Trung ƣơng và Thành ủy Hà Nội.

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố; phản ánh những thành tựu của đất nƣớc, của Thủ đô và thế giới, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân Thủ đô, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và Thủ đô, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân.

- Phản ánh và hƣớng dẫn dƣ luận xã hội; là diễn đàn của nhân dân và cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền góp phần xây dựng Đảng bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Phát hiện, biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt - việc tốt, nhân tố mới điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, vi phạm pháp luật; phê phán các hành vi vi phạm quy ƣớc, nếp sống văn minh đô thị và mọi biểu hiện tiêu cực khác.

- Đấu tranh chống những quan điểm sai trái, âm mƣu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, nhằm bảo vệ Đảng, Nhà nƣớc và thành quả cách mạng của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Góp phần mở rộng giao lƣu giữa Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và bạn bè trên thế giới, vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, hợp tác toàn diện trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

- Tổ chức sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế Báo chí hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực tài chính của đơn vị. Thành lập và phát triển các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp chủ trƣơng của Thành ủy Hà Nội và các quy định của pháp luật; thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết trong xuất bản và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đƣợc giao, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Thành ủy nhằm phát triển tờ báo ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Tổ chức và duy trì có hiệu quả các hoạt động xã hội - từ thiện, nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bồi đắp bản chất tốt đẹp của chế độ, xây dựng thƣơng hiệu tờ báo, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đất nƣớc.

3.1.2. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhân lực tại Báo Hà Nội Mới

Báo Hà Nội Mới làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trƣởng đƣợc quy định trong Luật Công chức, Luật Viên chức và Luật Báo chí .

Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trƣớc Ban Thƣờng vụ Thành ủy Hà Nội, trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Báo Hà Nội Mới. Các Phó Tổng Biên tập do Tổng Biên tập phân công nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trực tiếp về những nhiệm vụ đƣợc phân công. Đối với các phòng (ban) và tƣơng đƣơng: Trƣởng phòng (ban) chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Biên tập và Ban Biên tập về nhiệm vụ công tác đã đƣợc phân công, thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc và các Quy định của Báo Hà Nội Mới theo nguyên tắc rõ trách nhiệm, hiệu quả và chuyên môn hóa sâu.

Thực trạng chất lƣợng, số lƣợng CBNV (bao gồm Công chức Viên chức (CCVC) và ngƣời lao động) của tổ chức là yếu tố quan trọng để công tác quản lý nhân lực hiệu quả, quyết định chất lƣợng hoạt động của tổ chức. Nhìn chung, đội ngũ CBNV của Báo Hà Nội Mới đều đƣợc đào tạo cơ bản, tỷ lệ

CBNV có trình độ đại học, trên đại học cao (hơn 95%); đa số CBNV có khả năng tiếp cận công việc nhanh, có chuyên môn nghiệp vụ vững, mô ̣t số cán bô ̣ có năng lực thực tế và kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí .

Đội ng ũ cán bộ nghiệp vụ nhìn chung đạt yêu cầu . Các phòng ban chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ đều hoàn thành xuất sắc nhiê ̣m vu ̣ của mình , không để nhƣ̃ng sai sót chuyên môn xảy ra làm ảnh hƣởng đến uy tín và hoa ̣t đô ̣ng của trƣờng; câ ̣p nhâ ̣t tốt các thông tin , chế đô ̣, chính sách và tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào công việc. Báo Hà Nội Mới xuất bản các ngày trong tuần, phát hành báo vào lúc 5 giờ sáng ngày ra báo. Vì vậy, mọi hoạt động đều khẩn trƣơng, có nhiều bộ phận và cá nhân phải làm đêm, làm muộn. Dù phóng viên đi tác nghiệp phụ thuộc nhiều vào khoảng cách, thời gian và đối tƣợng cung cấp thông tin nhƣng luôn yêu cầu cán bộ, phóng viên, nhân viên đều phải vƣợt mọi khó khăn, nghiêm túc thực hiện quy trình xuất bản để phát hành kịp thời các loại ấn phẩm báo.

3.2. Thực trạng quản lý Nhân lực tại Báo Hà Nội Mới

3.2.1. Khái quát về nguồn Nhân lực tại Báo Hà Nội Mới

Hiện nay, báo Hà Nội Mới có 193 cán bộ, công chức, viên chức và ngƣời lao động, với 19 đơn vị và 04 tổ chức đoàn thể. Ban Biên tập gồm: Tổng Biên tập và 04 Phó Tổng Biên tập. Bảng 3.1. dƣới đây là tóm tắt vị trí việc làm thời điểm 2017 của báo Hà Nội Mới.

Bảng 3.1: Vị trí việc làm tại báo Hà Nội Mới năm 2017 TT Đơn vị Biên chế đƣợc giao Hiện nay Biên chế CCVC, ngƣời LĐ TP, Phó TP Hợp đồng I. BanBiên tập 5 05 05 05 0 II. Các phòng , ban

1 Ban Thƣ ký tòa soạn 10 10 20 2 10 2 Ban Nội chính - Xây dựng

Đảng 8 7 11 2 4

3 Ban Kinh tế 7 6 10 2 4 4 Ban Văn hóa - Xã hội 7 6 11 2 5 5 Ban Phóng sự điều tra 5 4 6 2 2 6 Ban Cuối tuần 5 4 9 2 5 7 Ban Quốc tế 4 2 6 2 4 8 Ban Hà Nội ngày nay 7 7 9 2 2 9 Ban Nông nghiệp- Nông thôn 6 5 9 3 4 10 Ban Báo Điện tử 7 6 17 2 11 11 Ban Công tác Xã Hội 2 2 4 1 2 12 Ban Bạn đọc 7 6 10 3 4 13 Phòng Tài chính 5 5 7 2 2 14 Văn phòng 8 7 15 2 8 15 Phòng Tổ chức - Lao động tiền

lƣơng 3 3 6 2 3

16 Phòng Công nghệ Thông tin 2 1 6 1 5 17 Trung tâm Quảng cáo và Tổ

chức sự kiện 6 6 12 2 6 18 18. Trung tâm Phát hành 5 4 12 3 8 19 Văn phòng đại diện

(HCM+Đà Nẵng) 1 0 8 1 8

Tổng cộng 110 96 193 42 97

3.2.2. Các nội dung quản lý nhân lực

Thực chất, công tác quản lý nhân lực tại Báo Hà Nội Mới là tổ chức bộ máy và thực hiện chính sách về cán bộ, công chức. Việc thay đổi (mở rộng hoặc thu hẹp) tổ chức bộ máy của Báo Hà Nội Mới đƣợc thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội.

3.2.2.1. Về tổ chức bộ máy và biên chế

- Tổng biên chế của Báo Hà Nội Mới do Thành ủy Hà Nội phê duyệt theo từng giai đoạn phát triển. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển, Báo Hà Nội Mới đƣợc tuyển phóng viên, nhân viên theo chế độ hợp đồng nhƣ quy định của Bộ Luật Lao động và trên cơ sở tự cân đối về tài chính.

- Biên chế của từng đơn vị do tập thể lãnh đạo Báo Hà Nội Mới sắp xếp, quyết định. Việc bổ nhiệm trƣởng, phó phòng, ban và tƣơng đƣơng do tập thể lãnh đạo Báo xem xét quyết định theo quy chế và Quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

- Các phòng, ban và tƣơng đƣơng có số lao động dƣới 10 ngƣời có: 01 trƣởng phòng (ban), 01 phó trƣởng phòng (ban); đơn vị có số lao động từ 10 ngƣời đến dƣới 20 ngƣời có: 01 trƣởng phòng (ban) và không quá 02 phó trƣởng phòng (ban); đơn vị có số lao động từ 20 ngƣời trở lên có: 01 trƣởng phòng (ban) và không quá 03 phó trƣởng phòng (ban).

Về Quan hệ công tác

* Đối với Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại báo hà nội mới (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)