Kinh nghiệm của một số tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực trong cơ quan bộ nội vụ (Trang 36 - 42)

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực trong một số cơ quan hành chính tƣơng

1.3.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức

Tổ chức quản lý công chức của Mỹ

Từ năm 1883 đế năm 1978, cơ quan quản lý công chức cao nhất của Chính phủ liên bang là Ủy ban nhân sự. Cơ quan này thực hiện cả hai chức năng: quản lý công chức và tài phán.

Từ năm 1978, với việc thông qua Luật cải cách chế độ công chức, Ủy ban nhân sự được thay thế bằng Cục Quản lý nhân sự, Ủy ban Bảo vệ chế độ công trạng và Cục Hợp tác lao động liên bang.

- Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý nhân sự: Cục Quản lý nhân sự là một cơ

cấu độc lập do Tổng thống trực tiếp lãnh đạo. Nằm trong Cục Quản lý nhân sự có Ủy ban Bảo vệ chế độ công trạng và Cục Hợp tác lao động liên bang.

Ủy ban Bảo vệ chế độ công trạng bao gồm ba ủy viên (trong đó không được có hai ủy viên cùng thuộc một chính đảng) do Tổng thống bổ nhiệm, Nghị viên phê chuẩn với nhiệm kỳ 7 năm. Ủy ban Bảo vệ chế độ công trạng có chức năng tài phán đối với các khiếu nại liên quan đến công chức và có quyền ngăn cấm những việc làm vi phạm nguyên tắc công trạng, bảo đảm cho công chức khiếu nại một cách chính đáng khi quyền lợi của họ bị vi phạm.

Cục Hợp tác lao động liên bang là cơ quan có trách nhiệm định ra chính sách hợp tác quản lý lao động trong cơ cấu Chính phủ liên bang, lãnh đạo giải quyết các tranh chấp giữa công đoàn công chức và nhà đương cục, giám sát việc thành lập công

- Nhiệm vụ chủ yếu của Cục Quản lý nhân sự là giúp Tổng thống quản lý công chức liên bang, thực hiện chế độ công trạng, xây dựng và ban bố các điều lệ về quản lý nhân sự.

- Cục Quản lý nhân sự tổ chức tuyển dụng công chức thông qua hình thức thi

tuyển, cụ thể các bước như sau:

+) Cơ quan có nhu cầu tuyển dụng thông báo cho Cục Quản lý nhân sự về nhu cầu và yêu cầu của mình.

+) Cục Quản lý nhân sự tổ chức thi tuyển.

Điều kiện dự thi là mọi công dân Hoa Kỳ sinh sống trên đất Hoa Kỳ từ 1 năm trở lên, đáp ứng đủ các yêu cầu của các vị trí công tác đều có quyền tham gia dự tuyển.

Phương thức thi tuyển gồm thi viết, thi vấn đáp và thao tác thực tế.

Có các loại hình thức thi tuyển là thi cử có tính cạnh tranh và thi cử phi cạnh tranh. Thi cử cạnh tranh là việc những thí sinh đã đỗ trong kỳ thi tuyển không nhất. thiết được tuyển dụng và chỉ tuyển những người ưu tú nhất trong những thí sinh đã đỗ. Thi cử cạnh tranh lại phân thành hai loại là thi cử cạnh tranh công khai và thi cử cạnh tranh hạn chế. Thi cử phi cạnh tranh tức là mọi thí sinh trúng tuyển đều được tuyển dụng.

+) Những người có kết quả đạt yêu cầu trong kỳ thi được đưa vào danh sách nhân viên xếp theo thành tích từ cao xuống thấp.

Cục quản lý nhân sự đưa 7 nhân viên có thành tích tốt nhất tiến cử cho đơn vị tuyển người. Sau khi điều tra và nói chuyện trực tiếp, đơn vị tuyển người sẽ chọn 1 trong số 7 người đó.

- Về đào tạo, bồi dưỡng công chức: nếu tự đào tạo, bồi dưỡng thì Cục Quản

lý nhân sự sẽ tự tổ chức, tự biên soạn giáo trình nhưng nếu người công chức của Cục Quản lý nhân sự tham gia khóa đào tạo chính quy do Hội đồng công chức chịu trách nhiệm tổ chưc đao tạo công chức cho các ngành trong Chính phủ thì giáo trình sẽ do Hội đồng công chức chịu trách nhiệm, các nội dung bao gồm: quản lý nhân sự, quản lý tài vụ, quản lý khoa học, quan hệ quốc tế…

- Về đánh giá công chức: việc đánh giá công chức do cơ quan đánh giá thành tích thực hiện. Cơ quan đánh giá thành tích do Chính phủ thành lập, bao gồm: Ban Sát hạch, Ban Phúc tra, Hội đồng đánh giá thành tích.

Việc đánh giá thực hiện theo chế độ kiểm tra thành tích công tác. Chế độ này quy định phải định ra tiêu chuẩn công việc cụ thể đối với mỗi chức vụ, sau đó căn cứ tiêu chuẩn công việc mà đánh giá một cách khác quan việc làm của nhân viên đó. Tiêu chuẩn công việc là do người lãnh đạo cùng với nhân viên công tác cùng tiến hành phân tích chức vụ định ra, cụ thể gồm: số lượng công việc, chất lượng công việc, năng lực thích ứng công việc.

Việc đánh giá được thực hiện hàng năm. Kết quả đánh giá được phân thành 3 loại: tốt, khá, kém. Mức thành tích tốt là làm công việc vượt tiêu chuẩn quy định, được tang 1 bậc lương; mức kém là làm việc không đạt tiêu chuẩn quy định thì xét các tình tiết mà giảm lương, hạ bậc, miễn chức.

Nếu công chức không nhất trí với kết quả đánh giá có thể khiếu tố lên Hội đồng phúc tra. Quyết định của Hội đồng phúc tra là quyết định cuối cùng.

Tổ chức quản lý công chức của Cộng hòa Liên bang Đức

Hội đồng nhân sự liên bang là cơ quan chủ quản về công chức. Hội đồng nhân sự liên bang theo dõi việc thực hiện thống nhất các quy định về pháp luật công chức. Để đảm bảo sự trung lập của bộ máy công chức chuyên nghiệp, Hội đồng nhân sự Liên bang hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi pháp luật. Các thành viên của Hội đồng không vì hoạt động của mình mà bị đối xử bất công về nghề nghiệp hoặc bị thiệt thòi về quyền lợi.

Tuy nhiên, Hội đồng nhân sự liên bang lại chịu sự giám sát, đôn đốc hoạt động của Bộ Nội vụ Cộng hòa Liên bang Đức. Bộ Nội vụ cũng là cơ quan quyền lực quản lý công việc của công chức.

- Nhiệm vụ và thẩm quyền của Hội đồng nhân sự Liên bang được xác định như sau:

+) Đề xuất các biện pháp để giải quyết những thiếu sót trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức, tham gia chuẩn bị các quy định chung về các quan hệ pháp lý công chức.

+) Tham gia chuẩn bị các quy định về đào tạo, sát hạch, bồi dưỡng. +) Quyết định công nhận việc sát hạch, kiểm tra.

+) Cho ý kiến về các khiếu nại của công chức và những người xin việc bị từ chối nếu các trường hợp này có nghĩa vụ về mặt nguyên tắc.

+) Cho phép các ngoại lệ đối với các quy định của Nghị định về ngạch của Liên bang.

+) Định ra việc bổ nhiệm và đề bạt. +) Đề nghị cải tiến điều lệ nhân sự.

+) Đưa ra báo cáo hành chính nhân sự với Chính phủ Liên bang…

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân sự liên bang:

Hội đồng nhân sự Liên bang có 7 ủy viên chính thức và 7 ủy viên dự khuyết. Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch Viện thẩm kế đảm nhiệm. Ủy viên chính thức và ủy viên dự khuyết do Tổng thống Liên bang căn cứ vào đề nghị bổ nhiệm của Ban Nội chính với nhiệm kỳ 4 năm, có 3 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết do Tổng thống căn cứ và sự bổ nhiệm của công đoàn chủ quản.

- Về chế độ và thể thức làm việc: Hội nghị của Hội đồng nhân sự họp công

khai, ra quyết định trên cơ sở đa số phiếu. Luật công chức quy định tất cả các cơ quan phải giúp đỡ Hội đồng nhân sự khi Hội đồng này có yêu cầu. Trưởng Ban Nội chính có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra nhân sự Liên bang theo sự ủy nhiệm của Chính phủ Liên bang.

Như vậy, chức năng chủ yếu của Hội đồng là cùng với cơ quan liên quan đặt ra những quy định chung về thi hành Luật Công chức, những quy tắc về giáo dục; xét thi và đào tạo công chức; nêu kiến nghị về việc sửa đổi Luật Công chức; chấp hành những việc sửa đội Luật Công chức; chấp hành những việc Chính phủ Liên bang giao; xem xét và quyết định cuối cùng việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, điều động, lương bổng đối với công chức liên bang, tham dự giải quyết những việc cụ

thể về hành chính nhân sự. Hội đồng nhân sự liên bang hoạt động độc lập và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi pháp luật quy định.

- Về tuyển dụng: việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua hình

thức thi tuyển để chọn được người ưu tú. Tuy nhiên, việc kiểm tra kiến thức chuyên môn thông qua hình thức thi lý thuyết thì không được coi trọng vì họ cho rằng các ứng viên đã có đủ bằng cấp chuyên môn chứng minh khả năng chuyên môn của họ. Vì vậy, họ chú trọng đến kiểm tra những thứ ngoài chuyên môn như: cách ứng xử, kỹ năng giao tiếp, các khả năng về tâm lý…

- Về đào tạo, bồi dưỡng công chức: việc đào tạo, bồi dưỡng rất được coi trọng. Tuy nhiên, các lớp bồi dưỡng không học lý thuyết mà chỉ tập trung vào thực hành với những bài tập thực tế, các tình huống với kịch bản sát với thực tế.

- Về đánh giá công chức: việc đánh giá được dựa trên các tiêu chí: i) hiệu quả công việc; ii) thái độ làm việc; iii) khả năng phối hợp; iv) đóng góp cho cơ quan; v) có sáng kiến cho cơ quan. Kết quả đánh giá của mỗi tiêu chí lại được chia thành 5 mức: i) thường xuyên làm việc vượt yêu cầu; ii) thường làm việc vượt yêu cầu; iii) luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ; iv) không thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ; v) thường bị quá tải do công việc.

Hàng năm, thủ trưởng cơ quan trực tiếp đánh giá công chức dưới quyền theo tiêu chí nêu trên. Dự thảo đánh giá được tổ chức trao đổi, thảo luận giữa người đánh giá và công chức được đánh giá. Kết quả thảo luận, đánh giá giữa thủ trưởng và nhân viên là cơ sở để thủ trưởng điều chỉnh công việc hợp lý cho nhân viên và bộ phận quản lý nhân sự bố trí chương trình, nội dung bồi dưỡng cho nhân viên trong năm tiếp theo.

Tổ chức quản lý công chức của Nhật Bản

Ủy ban Nhân sự quốc gia là tổ chức quản lý công chức cao nhất, được thành lập năm 1948.

- Vị trí: Ủy ban Nhân sự quốc gia thuộc Nội các Nhật Bản nhưng có tính chất

- Cơ cấu tổ chức: Ủy ban Nhân sự gồm 3 quan chức nhân sự, trong đó có một vị tổng tài được Quốc hội đồng ý, Nhật Hoàng chấp nhận và do Nội các bổ nhiệm và không được tự ý bãi miễn.

Trực thuộc 3 quan chức nhân sự là ba bộ phận: Tổng cục sự vụ, Ban Cố vấn và Ban Tham sự.

Trong đó:

+) Tổng cục sự vụ là bộ máy quản lý công chức, phụ trách công việc hàng ngày của Ủy ban nhân sự. Dưới tổng cục có các cục quản lý, cục bổ dụng, cục lương bổng, cục công bằng, cục viên chức và viện nghiên cứu học tập của công chức.

+) Ban Cố vấn và Ban Tham sự chủ yếu đảm nhận chức năng tư vấn.

- Chức năng của Ủy ban Nhân sự: phân loại chức vị công chức; chế độ tiền

lương, xét thi, bổ dụng, thăng và giáng cấp; điều động, miễn nhiệm, sát hạch, bồi dưỡng, huấn luyện và bảo đảm phúc lợi đối với công chức.

- Quyền hạn: Ủy ban Nhân sự có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công chức, kiến nghị điều chỉnh mức lương công chức sao cho tương thích với mức trả công lao động tương đương (bình quân) tại khu vực kinh tế tư nhân, quyền cho phép công chức đã nghỉ hưu 2 năm được nhận việc tại một doanh nghiệp tư nhân liên quan chặt chẽ tới chức vụ người công chức đó đã làm trong năm năm trước khi nghỉ hưu; và có quyền tài phán.

Ngoài Ủy ban Nhân sự, ở Nhật Bản còn có Cục Nhân sự của phủ Thủ tướng, trực thuộc Thủ tướng. Cục Nhân sự cũng là một bộ phận thuộc bộ máy quản lý công chức Nhật Bản, được thành lập năm 1965. Cục Nhân sự có các chức năng như: điều tra, nghiên cứu công việc liên quan tới chế độ công chức, xây dựng kế hoạch, chế độ quản lý nhân sự của các cơ quan hành chính, tiền lương và phúc lợi của công chức trong bộ máy hành chính.

- Về tuyển dụng công chức: Ủy ban Nhân sự quốc gia tuyển dụng công chức

thông qua thi tuyển. Ủy ban Nhân sự quốc gia tổ chức thi tuyển chung cho tất cả các bộ, ngành ở trung ương. Hình thức thi tuyển gồm thi viết và thi vấn đáp với hai thi sơ tuyển bằng hình thức trắc nghiệm và thi kỳ hai (chuyên luận và vấn đáp) dành

cho người trúng tuyển kỳ thi sơ tuyển. Trên cơ sở kết quả thi do Ủy ban Nhân sự quốc gia tổ chức, các bộ, tổng cục tổ chức thi vấn đáp để tuyển công chức.

- Về đào tạo, bồi dưỡng công chức: hàng năm Ủy ban Nhân sự quốc gia đều

tổ chức bồi dưỡng cho công chức của cơ quan mình. Các chương trình bồi dưỡng thường nhằm mục đích cập nhận các kiến thức về hành chính, tình hình kinh tế, chính trị của Nhật Bản và thế giới…

- Về đánh giá công chức: Ủy ban Nhân sự quốc gia thực hiện đánh giá công

chức khi tuyển dụng (để đánh giá được những người có năng lực ưu tú, từ cách đạo đức tốt và đặc biệt là có khả năng làm việc theo nhóm, cống hiến hết mình vì lợi ích và danh dự của cơ quan); đánh giá thành tích của công chức thông qua thành tích chung của tập thể, cơ quan; đánh giá công chức thông qua sự đánh giá và tín nhiệm của những người đồng cấp trong cơ quan và cả ngoài cơ quan; đánh giá công chức được thực hiện thông qua kết quả luân chuyển của người công chức.

- Về kỷ luật: Ủy ban Nhân sự Quốc gia có thể áp dụng một trong bốn hình thức kỷ luật là: i) cho thôi việc; ii) cho tạm nghỉ việc không lương tới 1 năm; iii) giảm lương tháng 20% tới 1 năm; iv) cảnh cáo bằng văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực trong cơ quan bộ nội vụ (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)