3.2. Hoạt động quản lý nhân lực của cơ quan Bộ Nội vụ
3.2.3. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CCVC của Bộ Nội vụ
Hiện nay, trong nền công vụ có rất nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng như hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm. Theo đó, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bao gồm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chuyên ngành va bồi dưỡng cập nhật theo vị trí việc làm.
Nền hành chính Việt Nam hiện nay mặc dù đã qua nhiều năm cải cách vẫn có một phần mô hình hành chính công truyền thông, tức là công chức theo con đường chức nghiệp. Ví dụ, công chức sau 9 năm giữ ngạch chuyên viên thì sẽ được thi lên chuyên viên chính. Những ai giữ cùng một ngạch thì sẽ được đào tạo, bồi dưỡng
cùng một chương trình, cùng nội dung và cùng phương pháp; không có sự phân định trong việc đào tạo, bồi dưỡng công chức ở những vị trí khác nhau.
Như vậy, người viết sẽ không đề cập đến việc đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch bậc. Người viết sẽ đi phân tích hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nội vụ theo vị trí việc làm đã được xác định.
Bộ Nội vụ đã xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm của Bộ Nội vụ, quy định về 172 vị trí việc làm cho cán bộ, công chức Bộ Nội vụ; trên cơ sở đó đã xác định được tiêu chuẩn, trình độ, năng lực tương ứng với các vị trí công tác. Đây chính là căn cứ để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với nhân lực của Bộ Nội vụ nói riêng và của cả ngành nội vụ nói chung. Sở dĩ người viết có thể khẳng định 172 vị trí việc làm của Bộ Nội vụ là căn cứ để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho toàn ngành nội vụ vì Bộ Nội vụ quản lý theo ngành dọc đối với Sở Nội vụ của các tỉnh và 172 vị trí chức danh đó tương ứng với 172 vị trí chức danh của các Sở Nội vụ các tỉnh.
Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành được một số chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo vị trí việc làm như: i) Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý đối với trưởng phòng, phó phòng ngành nội vụ; ii) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức – hành chính; iii) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ khoa học tổ chức nhà nước; iv) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cải cách hành chính; v) các chương trình, tài liệu bồi dưỡng công tác thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, phối hợp trong thực thi công vụ…
Từ năm 2012 đến năm 2014, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ đã thực hiện khoảng 42 khóa bồi dưỡng (3-5 ngày) theo vị trí việc làm cho khoảng gần 2000 lượt CCVC của Bộ Nội vụ theo các nội dung: bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về cải cách hành chính; bồi dưỡng công tác quản lý đào tạo; bồi dưỡng công tác tổ chức cán bộ; bồi dưỡng nghiệp vụ khoa học tổ chức nhà nước; bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hành chính; bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ; bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về chính quyền và chính quyền cơ sở; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ sơ CBCCVC; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về hội; bồi
dưỡng nghiệp vụ thi đua khen thưởng; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác ngành nội vụ; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên; bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo; bồi dưỡng về công tác văn phòng.
Những nội dung được bồi dưỡng là phù hợp với vị trí việc làm và các lớp bồi dưỡng được đánh giá tương đối tốt vì đã làm giảm chi phí đào tạo, bồi dưỡng do học viên cần cái gì thì cơ sở đào tạo bồi dưỡng cái đó và đã tránh được trùng lắp ở các chương trình bồi dưỡng khác nhau.
Chúng ta hãy cùng phân tích bảng đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nội vụ trong các năm 2012, 2013, 2014 dưới đây:
Bảng 3.3: Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dƣỡng
Năm Tiêu chí về công tác đào tạo, bồi dƣỡng
2012 2013 2014
1. Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm của bộ
Ban hành kịp thời: 0,5 điểm 0,5 0,5
Ban hành không kịp thời: 0,25 điểm 0,25
Không ban hành: 0 điểm
2. Mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của bộ
Thực hiện 100% kế hoạch: 1 điểm 1 1 1
Thực hiện từ 85%-dưới 100% kế hoạch: 0,75 điểm
Thực hiện từ 70%-dưới 85% kế hoạch: 0,5 điểm
Thực hiện từ 50%-dưới 70% kế hoạch: 0, 25 điểm Thực hiện dưới 50%: 0 điểm
TỔNG CỘNG 1,5 1,5 1,25
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo PAR Index 2012, 2013, 2014)
Từ Bảng số 3.3 đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng, ta có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nội vụ được thực hiện tương đối tốt. Theo đó, Bộ Nội vụ đã thực hiện được 100% kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CCVC đã đề ra. Tuy năm 2014, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CCVC ban hành chậm nhưng với nỗ lực của các bên như Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
các đơn vị có công chức tham gia bồi dưỡng và bản thân công chức đã thực hiện được 100% kế hoạch đã đề ra. Ở đậy, ta chỉ đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chưa đề cập đến hiệu quả, tính thiết thực của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vì để đánh giá hiệu quả của một khóa học ta cần thực hiện đánh giá sau khóa học với thời gian có khi lên đến một vài năm.
Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra cần được tiếp tục làm rõ, cụ thể hóa, và phân loại, tổng hợp các vị trí việc làm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị theo từng nhóm vị trí việc làm tương đồng có yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giống nhau hoặc gần nhau. Từ đó, để có cơ sở xây dựng chương trình, tài liệu, chiêu sinh từng lớp học phù hợp với nhu cầu, đối tượng và bố trí giảng viên giảng bài đáp ứng yêu cầu của người học theo VTVL.
Bộ Nội vụ là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, VTVL của CBCC rất đa dạng theo cấp, theo ngành, theo lĩnh vực quản lý và ở các đơn vị cụ thể của các cấp, ngành, lĩnh vực quản lý đó. Hiện nay, toàn ngành Nội vụ cũng chưa xác định được có bao nhiêu vị trí việc làm, tức là sẽ có bao nhiêu chương trình tài liệu bồi dưỡng theo vị trí việc làm. Mặt khác, nội dung bồi dưỡng theo VTVL chủ yếu là cập nhật kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng cụ thể theo vị tí việc làm đối với CBCC. Do vậy, việc tổ chức xây dựng chương trình, tài liệu sẽ có phạm vi lớn, đối tượng rộng, chương trình đa dạng, phong phú ở các lĩnh vực theo vị trí việc làm, đặc điểm này xuất phát từ Bộ Nội vụ. Ngành Nội vụ quản lý khá nhiều lĩnh vực gồm: tổ chức nhà nước; cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; thi đua khen thưởng; văn thư lưu trữ; tôn giáo; thanh niên; hội, tổ chức phi chính phủ… Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo vị trí việc làm cần phải có sự chuẩn bị về chương trình, tài liệu giảng dạy.
Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL chưa được thực hiện một cách đồng bộ, hệ thống và đích thực. Nhưng có thể khẳng định: khi công tác xác định VTVL được triển khai đồng bộ trong phạm vi toàn ngành nội vụ hoặc rộng hơn nữa là các ngành, các cấp thì công tác đào tạo, bồi dưỡng theo VTVL sẽ được triển khai mạnh mẽ và đem lại hiệu quả thiết thực.