Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Lê Chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc đối với cán bộ, công chức tại UBND quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 36 - 41)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG

2.1 Tổng quan về quận Lê Chân

2.1.2 Vị trí, chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Lê Chân

Ngày 05/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Theo quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí, việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; có chức năng tham mƣu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực ở địa phƣơng và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phƣơng.

2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn

1.Trình Ủy ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nuớc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đƣợc giao.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đƣợc giao; theo dõi thi hành pháp luật.

3. Giúp Ủy ban nhân dân thực hiện và chịu trách nhiệm về việc

thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân.

4. Giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nuớc đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ, các hội hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.

5. Huớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức phƣờng.

6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nuớc và chuyên môn nghiệp vụ của cơquan chuyên môn.

7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Ủy ban nhân dân và sở quản lý ngành, lĩnh vực.

8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo;phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công củaỦy ban nhân dân.

9. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lƣơng, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thuởng, kỷ luật, đào tạo và bồi duỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân.

10. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân.

11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân giao hoặc theo quy định của pháp luật.

2.1.4 Phân tích đặc điểm công việc chuyên môn tại Ủy ban nhân dân quận Lê Chân

a. Đặc điểm nguồn nhân lực - Cơ cấu độ tuổi và giới tính:

Bảng 2.1 Cơ cấu giới tính

Đơn vị: Người

Giới tính UBND quận Lê Chân

Số lƣợng %

Nam 64 48

Nữ 76 52

Tổng số 140 100

Nguồn: Số liệu năm 2013 – Phòng Nội vụ

Giới tính tại UBND quận Lê Chân có phần chênh lệch về phía nữ nhiều hơn, chiếm 52% tổng số cán bộ, công chức, số cán bộ giữ vai trò chủ chốt là nữ chiếm 39%.

Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi

Đơn vị: Người

Độ tuổi UBND quận Lê Chân

Số lƣợng %

≤ 30 31 21

30-45 69 50

> 45 40 29

Tổng 140 100

Nguồn: Số liệu năm 2013 – Phòng Nội vụ

Số cán bộ, công chức trong độ tuổi từ 30 – 45 chiếm 50%, đây đƣợc coi là độ tuổi vàng vì họ có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm, nhiệt tình, không ngại tiếp cận những phƣơng pháp làm việc mới. Đây là những yếu tố thuận lợi cho họ nhằm phát triển bản thân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Số cán bộ công chức trong độ tuổi trên 45 chỉ chiếm 29 %, đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan nhà nƣớc, những cán bộ công chức lớn tuổi có kinh nghiệm nhƣng hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ và khả năng xử lý công việc chậm, cũng nhƣ nắm bắt cái mới còn hạn chế.

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo kinh nghiệm

Đơn vị: Người

Số năm làm việc UBND quận Lê Chân

Số lƣợng %

≤ 10 47 34

10-20 51 36

20-38 42 30

Nguồn: Phòng Nội vụ - 2013

Hầu hết cán bộ, công chức đều có kinh nghiệm làm việc lâu năm, từ 10 – 20 năm kinh nghiệm chiếm 36%, số lao động làm việc từ 20 năm đến 38 năm chiếm 30%.

Bảng 2.4 Cơ cấu theo trình độ

Đơn vị: Người

Trình độ UBND quận Lê Chân

Số lƣợng %

Cao học 10 7

Đại học 130 93

Tổng 140 100

Nguồn: Phòng Nội vụ năm 2013

Số cán bộ công chức có trình độ Đại học ngày càng cao, chiếm 93%, họ đƣợc đào tạo theo đúng chuyên môn và phù hợp với lĩnh vực công tác.

b. Đặc điểm và tính chất công việc chuyên môn:

- Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị:

Là đơn vị hành chính nhà nƣớc nên cơ quan chuyên môn thuộc khối UBND phục vụ nhiệm vụ chính trị do UBND quyết định. Chính vì vậy, trong hoạt động thực thi quyền lực Nhà nƣớc, cơ quan chuyên môn là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nƣớc cả hệ thống chính trị.

- Tính pháp quyền:

Với tƣ cách là công cụ của công quyền, Những hoạt động của các cơ quan chuyên môn phải tuân thủ pháp luật. Đảm bảo tính pháp quyền của nền hành chính tức là bảo đảm đƣợc tính chính quy, hiện đại của một bộ máy hành chính có kỷ luật, kỷ cƣơng.

Tính pháp quyền đòi hỏi các cơ quan hành chính, mọi công chức phải nắm vững quyền lực, sử dụng đúng đắn quyền lực, đảm bảo đúng chức năng và thẩm quyền của mình khi thực thi công vụ. Bên cạnh đó luôn quan tâm chú trọng đến việc nâng cao uy tín về chính trị, về phẩm chất đạo đức và về năng lực trí tuệ.

- Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng:

Nhiệm vụ của các đơn vị hành chính thuộc UBND quận là phục vụ dƣới hình thức công vụ đối với công dân. Đây là công việc hàng ngày thƣờng xuyên

và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân đƣợc pháp luật hành chính điều chỉnh diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Chính vì vậy, các hoạt động của đơn vị phải đảm bảo tính liên tục, ổn định để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. Và phải thích ứng với xu thế của thời đại, đáp ứng đƣợc những nhiệm vụ kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao:

Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao là một bắt buộc đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc của các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Hoạt động quản lý hành chính có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các cán bộ, công chức phải có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của họ có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng công vụ. Chính vì thế năng lực chuyên môn và năng lực quản ý của cán bộ, công chức phải là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tuyển chọn.

- Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ:

Các cơ quan chuyên môn phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát thƣờng xuyên của cấp trên. Mỗi cơ quan, mỗi ngƣời cán bộ, công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm đƣợc giao. Mỗi cơ quan mỗi công chức thực hiện luật pháp và mệnh lệnh của cấp trên trong khuôn khổ phân công phân cấp, đúng thẩm quyền theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Tính không vụ lợi:

Các cơ quan chuyên môn có nghĩa vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích công dân vì vậy không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi ngƣời đƣợc phục vụ phải trả thù lao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc đối với cán bộ, công chức tại UBND quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)