Phân tích các yếu tố tạo động lực từ đặc điểm công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc đối với cán bộ, công chức tại UBND quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 43 - 46)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG

2.2 Phân tích thực trạng về động lực làm việc của cán bộ, công chức tạ

2.2.1 Phân tích các yếu tố tạo động lực từ đặc điểm công việc

Các yếu tố thuộc đặc điểm công việc đóng một vai trò quan trong đối với tâm lý làm việc cho công chức. Nếu công việc mang lại cho họ sự thích thú, hấp dẫn sẽ thu hút họ làm việc và cho họ thêm động lực để lao động đạt kết quả cao.( Xem biểu đồ hình 2.1)

Biểu: 2.1 Sự hài lòng của CB, CC đối với yếu tố đặc điểm công việc

Nguồn: Điều tra năm 2013

Nhìn vào số liệu trên ta thấy hầu hết công chức không hài lòng về đặc tính công việc họ đang làm, có đến 39% thấy không hài lòng, 7% rất không hài lòng, chỉ có 11% hài lòng và 6% rất hài lòng.

Giống nhƣ các cơ quan chuyên môn hành chính khác, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Lê Chân có đặc tính của công việc hành chính, ổn định mang tính chất lặp đi lặp lại thƣờng là những công việc liên quan nhiều đến sổ sách, giấy tờ, mang tính chất hành chính, thủ tục… Những công việc này thƣờng

7 39 37 11 6 0 5 10 15 20 25 30 35 40

tính sáng tạo thấp. Do đó khả năng thu lao động rất hạn chế, chính vì vậy làm những công việc này thì động lực làm việc vì tính chất công việc rất thấp.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến đặc điểm công việc mang lại động lực làm việc cho công chức: sự hấp dẫn và những thử thách; sự chuyên môn cao; áp lực công việc.

Bảng 2.5: Đo mức độ hài lòng của CB,CC đối với các yếu tố liên quan đến tính chất công việc.

Đặc điểm công việc

Rất không

hài lòng hài lòng Không thƣờng Bình Hài lòng Rất hài lòng

n % n % n % n % n % Sự hấp dẫn và thử thách 24 17 30 21 63 45 23 17 - -

Chuyên môn và nghiệp vụ cao

17

12 28 20 77 55 11 7 7 6 Áp lực công việc 13 9 17 13 70 50 40 28 - -

( Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2013) Phân tích bảng trên cho ta thấy những yếu tố thuộc về đặc điểm công việc đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận Lê Chân có những vấn đề sau:

Thứ nhất, đối với sự hấp dẫn và thử thách của công việc đƣợc đánh giá rất thấp, hầu hết công chức không hài lòng với yếu tố này, do công việc mang tính thủ tục và hành chính nên sự hấp dẫn không cao, thƣờng hạn chế tính sáng tạo cho công chức khi thi hành công vụ, mọi công việc đều đƣợc giải quyết thông qua những quy định, quy chế, hƣớng dẫn, nên đôi khi cứng nhắc và mất thời gian. Việc cải thiện sức hấp dẫn và tính thử thách đối với công việc hành chính là rất khó, vì bản thân nó đã mang tính thủ tục, lặp đi lặp lại, đƣợc định sẵn theo quy trình của hệ thống các văn bản pháp lý. Để nâng cao sức hấp dẫn cho cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ thì vấn đề

đặt ra là các thủ tục linh hoạt, các quy định không chồng chéo nhau. Khi đó công việc sẽ đƣợc giải quyết nhanh chóng, giảm tải cho công chức trong quá trình thực thi. Năm 2012, Ủy ban nhân dân quận Lê Chân xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và tổ chức cuộc thi Chung tay cải cách hành chính và cuộc thi ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, đã giảm tải các thủ tục hành chính, sử dụng công nghệ thông tin đã giúp cho ngƣời dân tiếp cận với cơ quan công quyền gần hơn, thể hiện vai trò dân chủ một cách rộng rãi.

Thứ hai, đối với yếu tố chuyên môn và nghiệp vụ cao có đến 55% công chức chọn mức trung bình, chỉ có 13% công chức chọn mức hài lòng và rất hài lòng, còn lại không hài lòng và rất không hài lòng. Các CB, CC chuyên môn tại UBND quận, không những có kiến thức sâu về các chinh sách, pháp luật của nhà nƣớc mà còn phải làm những công việc chuyên môn, tiếp dân.

Thứ ba, áp lực công việc trong cơ quan hành chính nhà nƣớc chủ yếu xuất phát từ sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan, và thời gian xử lý công việc. Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan nhiều khi lại là sự trở ngại và kém linh hoạt trong hoạt động chuyên môn.

5 55 30 10 0 10 20 30 40 50 60

level 1 level 2 level 3 level 4 level 5

Biểu đồ 2.2: Đo mức độ hài lòng của CB, CC đối với vị trí xã hội nghề nghiệp

Nhƣ vậy, có thể thấy hầu hết công chức lựa chọn vị trí xã hội nghề nghiệp ở mức hài lòng, chỉ có 5% không hài lòng. Đây là yếu tố thuận lợi hay điểm mạnh của khu vực công. Mặc dù mức lƣơng tại UBND quận không cao, nhƣng nhiều ngƣời vẫn lựa chọn vào làm, ngoài những yếu tố tài chính ổn định, còn có lợi ích phi tài chính mà khu vực công mang lại cho ngƣời lao động: Các phúc lợi xã hội, chế độ nghỉ phép năm, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc đối với cán bộ, công chức tại UBND quận lê chân, thành phố hải phòng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)