Nguyên nhân và hậu quả của RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội (Trang 27 - 31)

1.3. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại

1.3.2. Nguyên nhân và hậu quả của RRTD

1.3.2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Môi trƣờng chính trị - pháp luật không thuận lợi:

Hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ các chủ thể trong nền kinh tế luôn chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng chính trị và hệ thống pháp luật. Mỗi khi môi trƣờng chính trị có những biến động hoặc pháp luật thay đổi thì chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Những ảnh hƣởng này làm khả năng trả nợ cho ngân hàng giảm gây nên RRTD cho ngân hàng.

RRTD có thể xảy ra do môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi. Các chính sách hay pháp luật thay đổi thƣờng xuyên, không thống nhất, mâu thuẫn, không rõ ràng gây khó khăn cho việc chấp hành pháp luật cũng nhƣ khó khăn trong việc kiểm soát chặt chẽ các cam kết giữa ngân hàng và khách hàng.

- Công tác quản lý và hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

Hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN. Thực tế cho thấy rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng của NHNN hiện còn thiếu và yếu về chất lƣợng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng yêu

18

cầu. Nội dung và phƣơng pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đổi mới. Thanh tra tại chỗ vẫn là chủ yếu, hoạt động thanh tra còn thụ động theo kiểu xử lý các vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm không đƣợc thanh tra ngân hàng cảnh báo sớm và ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề rồi mới can thiệp, dẫn đến những RRTD trên quy mô rộng.

Hệ thống công bố thông tin đầy đủ về khách hàng và ngân hàng là vô cùng cần thiết trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, tình trạng thông tin không cân xứng vẫn đang là vấn đề trọng yếu gây ra rủi ro nói chung và RRTD nói riêng. Thông tin từ trung tâm tín dụng Quốc Gia - CIC còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Ngoài ra, việc kết nối thông tin với trang Web - CIC qua đƣờng X25 của chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chƣa đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin trong toàn quốc.

- Môi trƣờng kinh tế không ổn đinh:

Môi trƣờng kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trƣờng. Các vấn đề nhƣ tính chu kỳ của nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất… sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án, phƣơng án kinh doanh, điều này dẫn đến tổn thất ngoài dự kiến. Đó có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến RRTD

- Môi trƣờng văn hóa xã hội:

Môi trƣờng xã hội càng tác động đến RRTD. Môi trƣờng xã hội liên quan đến các nhân tố nhƣ đạo đức xã hội, tâm lý xã hội. Đạo đức có liên quan đến RRTD trong trƣờng hợp lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt, lừa đảo, hoặc sự thay đổi tâm lý xã hội càng có khả năng hạn chế việc trả nợ của ngƣời vay.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ:

Việc các khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến những thua lỗ trong phƣơng án kinh doanh, giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, càng có một số trƣờng hợp những khách hàng vay vốn làm ăn tốt nhƣng lại không có thiện chí trả nợ, cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Điều này trực tiếp gây ra rủi ro đọng vốn hoặc mất vốn cho ngân hàng.

19 - Khả năng quản lý kinh doanh yếu kém:

Thực tế cho thấy rằng, một bộ phận rất lớn các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay có trình độ quản lý chƣa cao, kiến thức chuyên môn không đƣợc đảm bảo. Do đó khó khăn trong việc đối phó những biến động trên thị trƣờng. Hơn nữa, công tác đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực chƣa đƣợc quan tâm thực hiện. Quy mô kinh doanh phình to ra quá so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nhóm nguyên nhân này đƣợc coi là quan trọng nhất vì khả năng phòng chống và hạn chế rủi ro phụ thuộc chủ yếu bởi năng lực của ngân hàng. Bao gồm:

- Xuất phát từ chính sách tín dụng và quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng không hợp lý thể hiện ở chỗ ngân hàng quá đề cao mục tiêu lợi nhuận mà không để ý đến mục tiêu an toàn, lành mạnh. Điều này là nguy cơ rất lớn dẫn đến RRTD . Hoặc khi ngân hàng thiết kế danh mục cho vay không phù hợp, chỉ chú trọng cho vay với kỳ hạn không phù hợp với nhu cầu vốn của khách hàng. Điều này ảnh hƣởng đến khả năng hoạt động của khách hàng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay, tăng RRTD cho ngân hàng.

Quy trình và các nguyên tắc tín dụng bị vi phạm là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên RRTD cho ngân hàng. Mục đích của phân tích tín dụng là thẩm định và đánh giá khách hàng để quyết định cấp tín dụng, song một bộ phận CBTD lại lơ là trong khâu phân tích. Đồng thời, một thực tế là các ngân hàng hiện nay rất thiếu giám sát và quản lý các khoản tín dụng sau khi cho vay. Điều này dẫn đến ngân hàng không đánh giá, kiểm soát đƣợc rủi ro của các khoản vay trong quá trình sử dụng để có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế kịp thời, hiệu quả.

- Xuất phát từ cán bộ quản lý và CBTD:

Xuất phát từ cán bộ quản lý, CBTD bao gồm những nguyên nhân nhƣ: năng lực, trình độ, kinh nghiệm chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc; chƣa có sự phân công, bố trí phù hợp; đạo đức nghề nghiệp chƣa tốt; cán bộ quản lý quyết định theo cảm tính.

20 - Xuất phát từ các yếu tố khác:

Sự hợp tác lỏng lẻo giữa các NHTM: Hoạt động của ngân hàng là mang tính hệ thống. Nếu thiếu sự trao đổi thông tin trong hệ thống sẽ dẫn đến nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vƣợt quá rủi ro cho phép, gây nên rủi ro cho các ngân hàng cho vay.

RRTD phát sinh từ các biện pháp bảo đảm tín dụng: Nếu bảo đảm tiền vay bằng tài sản thì rủi ro xảy ra khi TSĐB giảm giá trên thị trƣờng, khó định giá, tính khả mại của tài sản thấp, tài sản có tranh chấp về mặt pháp lý. Trong trƣờng hợp bảo đảm đối nhân thì nguyên nhân gây ra rủi ro là ngƣời bảo đảm từ chối nghĩa vụ trả nợ thay cho ngân hàng do có thể là cố tính không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả thay.

1.3.2.2. Hậu quả của RRTD

Đối với ngân hàng

- RRTD làm tăng chi phí, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng:

Khi RRTD xảy ra, ngân hàng sẽ chƣa thu đƣợc hoặc không thu đƣợc nợ từ khách hàng trong khi đó vẫn phải thanh toán lãi huy động. Đồng thời, các chi phí khác đồng thời phát sinh có tính chất cộng hƣởng nhƣ chi phí quản lý nợ xấu và các chi phí liên quan dẫn đến làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng.

- RRTD làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng:

Khi RRTD xảy ra, nợ quá hạn sẽ xuất hiện, tỷ lệ nợ xấu tăng lên làm giảm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của ngân hàng, dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn. Những biểu hiện này chứng tỏ năng lực hoạt động của ngân hàng không tốt. Từ đó làm mất lòng tin trong dân cƣ, hậu quả là khả năng huy động và khả năng cạnh tranh của ngân hàng bị suy giảm, làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí đƣa ngân hàng đến bờ vực phá sản.

Đối với nền kinh tế

Do sự ràng buộc tất yếu và ngày càng chặt chẽ giữa các trung gian tài chính trong hệ thống, RRTD có thể châm ngòi cho hiệu ứng đổ vỡ dây chuyền khiến hệ thống tài chính quốc gia bị khủng hoảng trầm trọng.

21

RRTD gây ra diễn biến bất lợi khác nhƣ lãi suất cho vay có thể tăng lên, mức đầu tƣ vốn tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế bị thu hẹp lại… ảnh hƣởng dây chuyền đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, giá cả tăng, sức mua bị giảm sút…

Ngoài ra, RRTD càng làm giảm thấp uy tín quốc gia, khả năng thu hút vốn nƣớc ngoài và các quan hệ kinh tế đối ngoại đều phải chịu những điều kiện khó khăn hơn.

1.3.2.3. Sự cần thiết của công tác quản lý RRTD

Từ những hậu quả to lớn mà RRTD gây ra cho thấy sự cần thiết của công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong ngân hàng. Đây là một bài toán khó, nan giải trong công tác quản lý hoạt động của mỗi NHTM. Chính vì thế, để hoạt động đạt mục tiêu, lợi nhuận trên cơ sở tăng trƣởng bền vững, hoạt động tín dụng đƣợc an toàn, lành mạnh thì các NHTM cần nghiêm túc và cố gắng hơn nữa trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.

Mặt khác, nhƣ đã phân tích ở trên, RRTD xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trƣờng tiền tệ, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế RRTD không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)