Thực trạng về hệ thống các quy định, quy trình, thủ tục và chính sách của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội (Trang 68 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Thực trạng về năng lực quản lý RRTD tại AgriBank Chi nhánh Hà Nội

3.3.2. Thực trạng về hệ thống các quy định, quy trình, thủ tục và chính sách của

AgriBank - Chi nhánh Hà Nội

Tại AgriBank - Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện xây dựng các thủ tục, chính sách và giới hạn trong quản lý rủi ro tín dụng từ nhiều năm và không ngừng đƣợc cải thiện.

AgriBank - Chi nhánh Hà Nội luôn theo sát và thực hiện các văn bản, chính sách của NHNN và Agribank Việt Nam về công tác quản lý rủi ro nhƣ :

 Quyết định số 22/ VBHN- NHNN ngày 04/06/2014 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

 Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm của TCTD, luật tổ chức tín bảo đảm an toàn của TCTD.

 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 ( luật số:47/2010/QH12), cần có biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng.

 Quyết định về ủy quyền quyết định tín dụng số 167/2006/QĐ-TGĐ Agribank ban hành

 Quyết định số: 1647/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về Quy chế cho vay đối với tổ chức tín dụng;

 Quyết định số: 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số: 1647/2001/QĐ-NHNN;

59

 Quyết định số: 783/2005/QĐ-NHNN, ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc sửa đổ, bổ sung khoản 6 điều 1của quyết định số: 127/2005/QĐ-NHNN;

 Quyết định số: 72/2002/QĐ-HĐQT-TD, ngày 31/3/2002 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về quy định cho vay đối với khách hàng;

 Quyết định số: 159/2005/QĐ-HĐQT-TD, ngày 03/6/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số: 72/2002/QĐ-HĐQT-TD;

 Quyết định số: 165/2005/QĐ-HĐQT, ngày 06/6/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam bàn hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NHNo&PTNT Việt Nam;

 Quyết định số: 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành “quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”;

 Chỉ thị số: 02/2005/CT-NHNN, ngày 20/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc “nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng trƣởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống”

 Chỉ thị số: 05/2005/CT-NHNN, ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN;

 Chỉ thị số: 3160/2005/NHNo-TD, ngày 01/7/2005 của Tổng Giám đốc Ngân hàng NN&PT Nông thôn Việt nam về việc thực hiện chỉ thị số: 15/2005/CT- NHNN.

Các văn bản, chính sách về quản lý hoạt động chung, hoạt động tín dụng và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng áp dụng chung cho hệ thống thì đƣợc Ban giám

60

đốc của chi nhánh phê duyệt và ban hành. Đồng thời, các văn bản, chính sách của ngân hàng tùy từng nội dung và tính nhạy cảm của các chính sách này mà đƣa ra thời hạn về việc định kỳ rà soát các cơ chế, chính sách này để có sự điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn nhất định. Các thời hạn để rà soát các cơ chế, chính sách của ngân hàng thƣờng áp dụng là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và một năm.

Việc điều chỉnh các chính sách, cơ chế đƣợc thực hiện một cách chặt chẽ qua nhiều cấp có thẩm quyền và bắt nguồn từ chính sự bất cập của các cơ chế, chính sách do ngƣời làm trực tiếp phản hồi tới các bộ phận quản lý trực tiếp nhƣ trƣởng ban, trƣởng phòng hoặc Giám đốc,... để xem xét sự cần thiết phải thay đổi, sau đó bộ phận này sẽ phản hồi lại với các cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng thời, khi ban hành hoặc điều chỉnh các cơ chế chính sách đều đƣợc xem xét tới sự phù hợp với từng cấp độ quản lý, bám sát định hƣớng, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ phải phù hợp với năng lực tài chính của Ngân hàng.

Ở AgriBank - Chi nhánh Hà Nội đã sử dụng bộ sổ tay tín dụng sử dụng trong nội bộ ngân hàng Agribank trong đó có nêu rõ các cơ chế, chính sách, thủ tục và quy định trong lĩnh vực tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Trong đó, có chỉ rõ các yêu cầu của bộ máy quản lý tín dụng nhƣ sau:

- Cơ cấu lãnh đạo phù hợp với một đơn vị kinh doanh nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động có hiệu quả;

- Xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận hoặc cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm về kết quả công việc;

- Hoạt động theo định hƣớng khách hàng; - Quản lý thông tin chặt chẽ và đầy đủ.

Tổ chức hoạt động tín dụng tại AgriBank - Chi nhánh Hà Nội đƣợc xây dựng theo mô hình quản lý phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc đƣợc điều hành tập trung. Trong đó, Phòng Tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản lý chung cho công tác quản lý tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời, các Phòng nghiệp vụ tín dụng dựa trên những chính

61

sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Mô hình quản lý tín dụng này hƣớng tới:

- Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp;

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học; - Duy trì một quy trình giám sát và đo lƣờng rủi ro hợp lý; - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng; - Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.

Các chính sách về tín dụng và quản lý tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)