Phương pháp này được tiến hành dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, qua đó có thể tìm ra bản chất của mối quan hệ giữa có nguy cơ xảy ra rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. (Vũ Cao Đàm, 2003)
Để thu thập được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác hoàn thiện nghiên cứu tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn trực tiếp những lãnh đạo có trách nhiệm công tác tại BIDV và các Ban, ngành liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời thực hiện lấy ý kiến các cán bộ làm việc tại BIDV và tại các cơ quan, phòng ban thông qua hệ thống bảng hỏi phỏng vấn. Từ đó tổng hợp các ý kiến thống nhất làm tiền đề và củng cố mục tiêu nghiên cứu hướng tới.
Căn cứ vào phân cấp quản lý, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, cơ cấu người trả lời phỏng vấn thuộc các đơn vị được tác giả thực hiện phân bổ như sau:
- Hội đồng quản trị BIDV : 3 cán bộ
- Ban kiểm soát BIDV : 1 cán bộ
- Ban điều hành BIDV : 2 cán bộ
- Ban giám sát các tập đoàn Tài chính thuộc Ủy ban giám sát tài
chính quốc gia : 2 cán bộ
- Ban kiểm soát Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam – VMAC : 2 cán bộ
- Vụ tài chính các ngân hàng và TCTC thuộc Bộ Tài chính : 3 cán bộ
- Ban quản lý rủi ro tín dụng BIDV : 4 cán bộ
- Bộ Tài chính : 3 cán bộ
Như vậy tổng cộng có 20lãnh đạovà cán bộ được tác giả thực hiện phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tiếp, ghi âm, sau đó tiến hành giải băng và phân tích.Các cuộc phỏng vấn được sử dụng nhiều câu hỏi mở nhằm thu thập được nhiều ý kiến khác nhau. Các câu hỏi đóng cũng được sử dụng nhằm hướng dẫn người trả lời phỏng vấn vào một vấn đề cụ thể.
Bảng hướng dẫn phỏng vấn các chuyên gia và bảng câu hỏi được tác giả trao đổi, thảo luận với giáo viên hướng dẫn; sau đó thực hiện sửa đổi, bổ sung theo ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn. Đối với bảng hướng dẫn phỏng vấn không được sử dụng như một bộ các câu hỏi định sẵn chỉ việc đưa ra phỏng vấn mà tác giả sử dụng như một công cụ trợ giúp trong quá trình phỏng vấn trực tiếp, với những câu hỏi mang tính định hướng về những vấn đề cần phải tập trung khi tiến hành phỏng vấn.
Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm hai phần chính:
- Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn;
- Phần 2: Một số câu hỏi liên quan đến tình hình đảm bảo ANTC tại các NHTM Việt Nam nói chung và cụ thể tại BIDV.
Thông tin tóm tắt nhữngngười được phỏng vấn:
- Giới tính: Tác giả không đưa ra mục tiêu cụ thể là phỏng vấn nam hay nữ, chỉ căn cứ vào tình hình công việc người phỏng vấn phụ trách.
- Chức vụ: Tác giả thực hiện phỏng vấn bảy lãnh đạo có vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý BIDV, còn lại thực hiện phỏng vấn các lãnh đạo và các cán bộ ở các đơn vị có công việc phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- Thời gian thực hiện: Việc bố trí thời gian do các lãnh đạo và các cán bộ được mời phỏng vấn bận công việc, đi công tác. Do vậy không thể tiến hành theo thời gian biểu một cách cứng nhắc mà sẽ linh hoạt về thời gian.
(Xem phụ lục 01, 02, 03) Kết luận chương 2
Nghiên cứu đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ, từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu đến khâu khảo sát thực tiễn tính cần thiết đảm bảo ANTC trong hoạt động BIDV.
Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin khác nhau như:phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia. Các kết quả sau khi ứng dựng
các phương pháp trên cho phép thu được những kết luận đủ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học, đảm bảo tính chính xác được thể hiện trong trong các chương tiếp theo của bài nghiên cứu.
Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, việc kết hợp và vận dụng đồng nhất các phương pháp này giúp cho nghiên cứu được tiến hành chặt chẽvà kết quả nghiên cứu đảm bảo cả về mặt lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
3.1 Khái quát quá trình phát triển và tình hình hoạt độngcủa Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014
3.1.1 Khái quát quá trình phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam tư và phát triển Việt Nam
Ngày 26 tháng 4 năm 1957 đã đi vào lịch sử ngành tài chính - ngân hàngViệt Namnhư một mốc son quan trọng, đánh dấu sự ra đời của một ngân hàng Nhà nước đầu tiên, đặc biệt của Việt Nam: ngân hàng Thương mại Cổ phầnĐầu tư và phát triển Việt Nam - ngân hàng chuyên doanh được thành lập sớm nhất tại nước ta theo quyết định số 177/TT ngày 26 tháng 04 năm 1957 của thủ tướng chính phủ với tên gọi ban đầu là ngân hàngKiến thiếtViệt Namtrực thuộc Bộ tài chính. Tháng 6 năm 1981, ngân hàngKiến Thiết Việt Namđược đổi tên thành ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Namtrực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Namtheo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính Phủ. Tháng 11 năm 1990, ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Namđổi tên thành ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Namtheo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Sau đó để thực hiện chủ trương cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 90/TTG ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namđược chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 287/QĐ-NH của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 1 tháng 5 năm 2014, ngân hàngthực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi tên thành ngân hàngThương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam– BIDV và đặt trụ sở chính tại Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Chặng đường xây dựng và trưởng thành của BIDV luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước và trong mỗi giai đoạn lịch sử ấy, ngân hàngluôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nướcvànhân dângiao phó. Thành công hiện nay của BIDV khẳng định năng lực, vị thế thị trường ngày càng được mở rộng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngành nghề kinh doanh chính
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập nhằm thực hiện các hoạt động ngân hàngtheo các quyết định của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán; kinh doanh, cung ứng các dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phát sinh; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; tham gia đấu thầu tín phiếu Kho Bạc, mua, bán công cụchuyển nhượng trên thị trường tiền tệ; và các dịch vụ ngân hàngkhác được ngân hàng Nhà nướccho phép.
Mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động của BIDV hiện nay gồm Hội sở chính, 136 chi nhánh (gồm một sở giao dịch) với 595 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỷnh /thành phố trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ tập trung 30% ở khu vực động lực phía Bắc; 24% ở khu vực động lực phía Nam; 11% ở khu vực miền núi phía Bắc; 7% ở khu vực Bắc Trung Bộ; 10% ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; 7% ở khu vực Nam Trung Bộ; 7% ở khu vực Tây Nguyên và 4% ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Hiện nay BIDV có quan hệ ngân hàngđại lý với hơn 1.670 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra BIDV còn có hiện diện thương mại và liên doanh tại các quốc gia: Cộng hòa Séc, Myanmar, Lào và Campuchia
Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, BIDV đã triển khai mô hình tổ chức theo khuyến nghị của Tư vấn quốc tế, cơ bản phù hợp với thông lệ và quy định của pháp luật, bao gồm:
- Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát thuộc hội đồng quản trị; - Ban Điều hành và các Ban nghiệp vụ tại Hội sở chính;
- Các chi nhánh và sở giao dịch;
- Các công ty độc lập trực thuộc, các công ty liên doanh, góp vốn; Các phòng giao dịch trong nước và nước ngoài.
Sau cổ phần hóa, mô hình tổ chức của BIDV chỉ có một số thay đổi để phù hợp với thay đổi về cơ cấu sở hữu vốn. Cụ thể:
- Có thêm Đại hội đồng cổ đông;
- Chuyển Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông với bộ phận giúp việc và bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc theo quy định của Luật TCTD[26].Mô hình tổ chức của BIDV sau cổ phần hóa được chia thành các khối chủ yếu như: khối ngân hàng, khối các công ty con, khối liên doanh, khối vốn góp.
Cơ cấu bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đônglà cơ quan quyết định cao nhất
của BIDV, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay
mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành BIDV, thực trạng tài chínhcủaBIDV và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát BIDV gồm ba thành viên.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền
nhân danh BIDV để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của BIDV trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trịBIDV gồm 11 thành viên.
Ban điều hành: Ban điều hành bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc,
do hội đồng quản trị BIDV bổ nhiệm. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số các thành viên hội đồng quản trị, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước Pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của BIDV và về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các khối chức năng tại Hội sở chính: Hội sở chính của BIDV được tổ chức
theo bảy khối chức năng bao gồm:Khối Ngân hàng bán buôn;Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới;Khối Kinh doanh vốn và tiền tệ;Khối Quản lý rủi ro; Khối Tác nghiệp; Khối Tài chính Kế toán và Khối hỗ trợ.
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức BIDV
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu bộ máy quản lý BIDV
3.1.2Tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hoạt động huy động vốn
Từ năm 2010 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu, thị trường tài chínhnói chung và thị trường vốn nói riêng có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là lãi suất. Lạm phát cao và cạnh tranh giữa các ngân hàngtrong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động HĐV của BIDV. Mặc dù vậy, với việc xác định HĐV luôn là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàngđể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, BIDV vẫn giữ được quy mô nguồn VHĐ ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của ngân hàng Nhà nước.
Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của BIDV. Tổng dư nợ tín dụngtăng trưởng tích cực theo đúng định hướng của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước: tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, chất lượng tín dụngđược cải thiện, cơ cấu tín dụngchuyển dịch theo đúng định hướng tái cơ cấu. Từ năm 2011 đến nay, BIDV là một trong hai ngân hàngcó thị phần dư nợ tín dụnglớn nhất tại Việt Nam. Hoạt động tín dụngcũng là hoạt động thu lãi rất quan trọng trong tổng doanh thu của BIDV.
Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Namđang thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng tới hoạt động ngân hàngbán lẻ. Dư nợ tín dụngbán lẻ đã có mức tăng trưởng tốt từ năm 2011. Tỷ trọng cho vay đối với khách hàngcá nhântăng từ 11,7%năm 2010 lên 13,9% năm 2012 và 14,01% năm 2013, phấn đấu đạt mục tiêu tăng dần tỷ trọng này trong các năm tiếp theo.
Hoạt động dịch vụ
Cơ cấu nguồn thu dịch vụ ngân hàng chuyển dịch tích cực khi tiếp tục gia tăng các dòng dịch vụ bán lẻ và các sản phẩm dịch vụ ngân hànghiện đại.Một số dịch vụ chính của ngân hàng:
-Dịchvụthanhtoán:Dịch vụ thanh toán của BIDV bao gồm thanh toán trong
nước và thanh toán quốc tế, đây là mảng hoạt động đóng góp nhiều nhất vào tổng thu dịch vụ ngân hàng.
-Dịch vụ thẻ: Giai đoạn 2010 – 2014, sản phẩm dịch vụ thẻ của BIDV được
phát triển mạnh mẽ và đa dạng, đã nhanh chóng nhận được đánh giá cao của đông đảo khách hàng như: thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế VISA, Master Card… Bên cạnh đó, BIDV còn tham gia kết nối với trên 40 ngân hàngthuộc ba liên minh thẻ lớn nhất tại Việt Namlà: Liên minh Banknet, SmartLink và VNBC. Nhờ vậy, khách hànglà chủ thẻ BIDV có thể thực hiện giao dịch tại hơn 7.000 ATM và 32.000 POS của các ngân hàngtrên toàn quốc.
-Hoạt động kinh doanh ngoại hối:BIDV cung cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ
đối với trên 100 loại tiền tệ khác nhau thông qua các sản phẩm: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ …Đồng thời, BIDV luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu khách hàngbằng việc cung cấp tỷ giá cạnh tranh và phương thức giao dịch linh hoạt, qua đó góp phần hỗ trợ phát triển các hoạt động khác của ngân hàngnhư hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động tiền gửi bằng ngoại tệ…
- Hoạt động bảo lãnh: Bên cạnh các sản phẩm bảo lãnh trong nước gắn liền
với thương hiệu của BIDV trong lĩnh vực xây dựng, BIDV tích cực phát triển các loại hình bảo lãnh quốc tế, các loại hình bảo lãnh mới với hàm lượng CNC như bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu online, …
3.2 Thưc trạng đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
3.2.1 Chỉ tiêu vốn kinh doanh
Nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu)
Giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn nhiều khó khăn với những biến động kinh tếlớn. Tuy nhiên, với những nỗ lực cố gắng không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên, BIDV đã hoàn thành tốt các mục tiêu kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị giao phó, góp phần vào sự phát triển của toàn hệthống. Vốn tự có của BIDV
trong thời gian 2010 – 2014 chỉ xoay quanh tỷ trọng 5,5% – 6,6% và mức độ tăng giảm không đồng đều giữa các năm. Do chính sách và quyết định phân chia lợi nhuận mỗi năm khác nhau nên VTC của ngân hàngkhông điều độ nhưng vẫn đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của thông lệ quốc tế. Năm 2010, VTC có sự gia tăng đáng kể, tốc độ tăng đạt đến 37,31% bởi giá trị tăng đạt 6.580 tỷ đồng và giá trị thực tế của VTC là 24.220 tỷ đồng. Do đã dồn hết nguồn lực vào VTC tại năm 2010 nên năm 2011 số VTC chỉ tăng một lượng nhỏ, tăng 170 tỷ đồng và làm giá trị thực tếđạt 24.390 tỷ đồng, tăng 0.7% so với năm trước. Năm 2012, VTC đã tiếp tục tăng, đạt 26.494 tỷ đồng, vớitốc độ đạt 8.63%. Sau khi chính thức trở thành NHTM cổ phần, số VTC của ngân hànglại tiếp tục tăng lên đến con số ấn tượng là 31.058 tỷ đồng, tăng 17,22% với giá trị tăng 4.563 tỷ đồng. Và đến năm 2014 là 33.271 tỷ, tăng 1,03% so với năm 2013. Tình hình trên cho thấy, mặc dù VTC của ngân hàngchiếm tỷ trọng không cao trong ngân hàngnhưng vẫn luôn tăng và ổn định.
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013
Biểu đồ 3.1Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2010 -2014
Vốn huy động
BIDV là một trong số những ngân hàng giữ vị trí chủ đạo và có thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liền, BIDV luôn duy trì và nâng cao được thị phần
của Ngân hàng ở các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống, đặt biệt là mở rộng thị phần huy động vốn.
Bảng 3.1Nguồn vốn huy động một số NHTM giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng STT Ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng so với năm 2010 Năm 2012 Tốc độ tăng so với năm 2011 Năm 2013 Tốc độ tăng so với năm 2012 1 BIDV 251.924 244.838 -2,81% 331.116 35,24% 356.610 7,70% 2 Agribank 474.941 417.526 -12,09% 492.935 18,06% 571.312 15,90% 3 Vietinbank 339.699 342.771 0,90% 317.775 -7,29% 381.062 19,92% 4 Vietcombank 208.320 241.700 16,02% 303.942 25,75% 334.259 9,97% 5 MBB 90.587 89.549 -1,15% 117.747 31,49% 136.089 15,58% 6 ACB 137.509 142.218 3,42% 125.234 -11,94% 138.111 10,28% 7 Eximbank 79.005 53.653 -31,51% 70.458 31,32% 79.472 12,79% 8 Sacombank 120.849 75.092 -37,86% 107.459 43,10% 131.465 22,34%
Nguồn: Báo cáo thường niên một số ngân hàng giai đoạn 2010-2013
Biểu đồ 3.2Quy mô huy động vốn một số NHTM năm 2012-2013
Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam còn nhiều khó khăn, BIDV vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả