Khảnăng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 70)

3.2 Thưc trạng đảmbảo anninh tài chính trong hoạtđộng củangânhàng thương

3.2.4 Khảnăng sinh lời

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của BIDV,Trong giai đoạn 2009-2013, hệ số ROA và ROE trung bình của BIDV thấp hơnso với các NHTM tương đương. Năm 2014, BIDV xếp thứ năm về hệ số ROA (0,82%) và thứ hai về ROE (15,04%). Trong số ba NHTM Nhà nước (VCB, BIDV, CTG), BIDV dường như dẫn đầu về tỷ lệ ROE, tuy nhiên, hệ số CAR hiện nay của ngân hàng lại rất sát với yêu cầu tối thiểu là 9%, do đó, ngân hàng đã đặt ra kế hoạch tăng vốn tích cực trong năm 2015. Vì vậy, hệ số ROE của BIDV dự kiến sẽ giảm về mứctương đương với các ngân hàng khác như VCB và CTG.

Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam năm 2014

Biểu đồ 3.3 Khả năng sinh lời của các NHTM năm 2014

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của BIDV chiếm tỷ trọng khoảng từ 3 – 5,25% so với tổng nguồn vốn và giá trị luôn tăng qua các năm. Bước vào quá trình cổ phần hóa vốn điều lệ của BIDV tăng nhanh đáng kể. Năm 2010, vốn điều lệ lên đến 14.599.713 triệu, tốc độ tăng đột biến 39,06% so với năm 2009. Năm 2011 có sự giảm nhẹ, 12.947.563 triệu, giảm 1.652.150 triệu đồng tương đương 11,32%. Tuy nhiên, sau khi chính thức hoàn thành cổ phần hóa năm 2012, vốn điều lệ của BIDV tăng mạnh 77,73%, với lượng tăng 10.064 tỷ, giúp vốn điều lệ lên 23.012 tỷ, chiếm 4,75% trong tổng số vốn. Trên đà phát triển, vốn điều lệ năm 2013 tăng 5.100 tỷ, đạt 28.112 tỷ đồng, chiếm 5,25% tổng nguồn vốn, tốc độ tăng 22,16% so với năm 2012. Con số này được duy trì ổn định trong năm 2014.

Hệ số an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất của BIDV năm 2010 là 9,32%, đạt > 9% ngay từ khi Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực (tháng 10 năm 2010). Năm 2011, hệ số CAR là 10,28%, cao hơn so với năm 2012 là 9,65%, Bước sang năm 2013, CAR hợp nhất của ngân hàng tăng lên 10,23%, tăng lên nhiều so với năm 2012. Hệ số CAR tăng vọt một phần nhờ đợt phát hành trái phiếu dài hạn được thực hiện cuối tháng 8 năm 2013, toàn bộ 3.150 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành này được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Khi trái phiếu tăng vốn cấp 2 phát hành thành công đã giúp BIDV nâng cao hệ số CAR, tạo nền tảng để mở rộng quy mô

hoạt động, đẩy mạnh các mảng hoạt động cốt lõi, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Năm 2014, CAR hợp nhất của BIDV giảm nhẹ, còn 9,47%. Mặc dù vẫn đảm bảo yêu cầu của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ( > 8%) [15] và gần với mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng Nhà nước là 9% song hệ số CAR của BIDV hiện tại đang thấp hơn các NHTM có quy mô tương đương.

Bảng 3.5Chi tiêu tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2014 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Đơn vị : x 1000000000 VND

NĂM 2010 2011 2012 2013 2014

Chỉ tiêu quy mô

Tổng tài sản 366,267 405,755 484,785 548,386 650,340 Vốn chủ sở hữu 24,220 24,390 26,494 32,039 33,271 Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 251,924 244,838 331,116 416,726 501,909 Dư nợ tín dụng 254,192 293,937 339,923 391,035 445,693 Chỉ tiêu Chất lượng tài sản và

An toàn vốn

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2.72% 2.96% 2.91% 2.37% 2.03% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9.32% 11.07% 9.65% 10.23% 9.47% Chỉ tiêu hiệu quả

Tổng thu nhập từ các hoạt động 11,488 15,414 16,677 19,209 21,906 Chi phí hoạt động -5,546 -6,652 -6,765 -7,436 -8,624 Chi dự phòng rủi ro -1,317 -4,542 -5,587 -6,483 -7,391 Lợi nhuận trước thuế 4,625 4,220 4,325 5,290 6,297 Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3,758 3,209 3,265 4,030 4,948

ROE 17.95% 13.16% 12.38% 13.80% 15.27%

ROA 1.13% 0.83% 0.74% 0.78% 0.83%

Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất đã được soát xét của BIDV năm 2014 3.2.5 Khả năng thanh toán

Các NHTMNN thường có tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) cao hơn so với các ngân hàng TMCP khác. Trong số đó, BID đứng đầu, với tỷ lệ LDR trung

của CTG là 111,25% và của VCB là 85,89%. Do tăng trưởng tiền gửi cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng trong năm 2014, LDR của BIDV đã được giảmxuống còn 101,2%.

Nguồn: Báo cáo Tài chính các NHTM Việt Nam năm 2014 Biểu đồ 3.4 Hệ số LDR của các NHTM Việt Nam năm 2014

Tổng dư nợ cho vay của BIDV đối với các ngành hàng chủ lực năm 2011 là 271.727 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2010. Trong số này, nợ quá hạn tại cùng thời điểm tập trung vào hai ngành hàng chính là xây dựng công trình, thương mại và sản xuất sắt thép. Mỗi ngành hàng dư nợ quá hạn trên 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, xây dựng công trình có nợ quá hạn 1.099 tỷ đồng trong tổng dư nợ 34.557 tỷ đồng; thương mại kinh doanh sắt thép, phôi thép nợ quá hạn 1.039 tỷ đồng/8.034 tỷ đồng, sản xuất thép số nợ quá hạn là 1.007 tỷ đồng/ 6.873 tỷ đồng. (Lan Nhi, 2012)

Năm 2012, nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của BIDV là trên 9.000 tỷ đồng, tương ứng mức nợ xấu xấp xỉ 3%. Nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng trên 620 tỷ đồng, lên 3.437 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2014, BIDV đã chủ động tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Từ tháng 10 năm 2014, BIDV thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNNvàThông tư 09/2014/TT-NHNNcủa ngân hàng Nhà nước. Mặc dù hai thông tư có một số quy định chặt chẽ hơn so với trước đây nhưng do có sự chuẩn bị, lường đón trước nên tình hình nợ xấu của BIDV được kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu trong năm có xu hướng giảm dần từ mức 2,91% năm 2011 xuống mức 2,03%, thấp hơn mức 2,37% của năm 2013. Đây là tín hiệu tốt và BIDV cần có các biện pháp để duy trì ổn định.

3.2.6 Thực trạng rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.2.6.1 Rủi ro phát sinh từ nội bộ ngân hàng

Trình độ nghiệp vụ, năng lực côngtác

Qua tổng hợp báo cáo thường niên năm 2014,đánh giá chung về trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác của cán bộ là phù hợp. Đặc biệt, trong quý IV năm 2014, các chi nhánh triển khai sắp xếp bố trí lại cán bộ theo mô hình mới của BIDV, trình độ năng lực cán bộ được rà soát lại để bố trí sắp xếp cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, mộtsố cán bộ tại phòng khách hàng vàcác phòng chức năng của chi nhánh như chi nhánh Đống Đa, Bắc Hà Nội, Quảng Ninh,… chưa đáp ứng được yêu cầu công việc và một số chi nhánh có cán bộ tuổi đời cao nên có nhiều hạn chế trong quá trình làm việc như chi nhánh Hai Bà Trưng, Ba Đình…

Thực tế trong giai đoạn 2010 - 2014, hoạt động cho vay khách hàng của BIDV đã gặp khá nhiều vấn đề bất cập về sơ hở trong thiết lập hợp đồng tín dụng và quy định về tài sản đảm bảo. Vụ tranh tụng giữa BIDV Hà Nội và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Dịch vụ Toàn Thắng năm 2012 về xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ quá hạn là một ví dụ. Do phía BIDV đã không xem xét cụ thể về tình hình tài chính của công ty Toàn Thắng trong các năm 2009, 2010 mà vẫn quyết định cho vay khi công ty này đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, dẫn đến việc không trả được nợ và tranh chấp diễn ra. Hậu quả đến hạn thanh toán, công ty Toàn Thắng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, dư nợ bị chuyển thành nợquá hạn.

Một sai lầm khác cũng gây rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV về việc ngân hàng đã ký hợp đồng thế chấp tài sản từ lúc chưa có tài sản thế chấp giữa BIDV Quảng Trị với khách hàng làcông ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Thanh Bình vào năm 2011.Nguyên nhândo BIDV Quảng Trị làm sai quy trình nghiệp vụ ngân hàng dẫn đến khoản nợ hơn một tỷ đồng mà công ty Thanh Bình đang nợ khó thu hồi được, thậm chí có thể mất trắng.

Theo báo cáo của quý I/2013, khối lượng công việc của một số cán bộ tại một số chi nhánh quá tải như cán bộ tín dụng (CBTD) quản lý nhiều khách hàng, dư nợ lớn (chi nhánh Quang Minh: bình quân một CBTD quản lý 9,4 khách hàng doanh nghiệp và 45,3 khách hàng cá nhân, dư nợ bình quân 53 tỷ đồng; chi nhánh Ninh Thuận: 1 cán bộ quản lý 158 khoản vay,..). Cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Nhiều CBTD ngoài việc cho vay còn kiêm nhiệm việc tiếp thị khách hàng, huy động vốn, mở thẻ, tài trợ thương mại như chi nhánh Ba Đình, Bình Định, Bến Tre, Hà Nam,… Do phải kiêm nhiệm nhiều việc, khối lượng công việclớn nên thời gian để nghiên cứu chuyên sâu bị hạn chế, dẫn đến hiệu quả công việc thấp và dễ phát sinh lỗi tác nghiệp.

Sang quý II năm 2013, các chi nhánh vẫn tiếp tục báo cáo tình trạng quátải công việc như địa bàn hoạt động của cán bộ tín dụng quá rộng, sốlượngcán bộ mỏng, khối lượng công v iệc của cánbộ tín dụng nhiều (chi nhánh Nguyễn Trãi, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Nai,… ); khối lượng tiền thu lớn nên thủ quỹ phải làm thêm vào buổi trưa như chi nhánh Hà Tinh...

Thái độ trách nhiệm, chấp hành nội quy lao động:

Trong quý I năm 2014, các chi nhánh đã tiến hành tập huấn, phổ biến về nội quy lao động, văn hóa doanh nghiệp nên phần lớn cán bộ trong các chi nhánh đã có ý thức chấp hành nội quy lao động nghiêm túc, tác phong giao tiếp khách hàng, sinh hoạt công sở văn minh, lịch sự, cởi mở. Tuy nhiên, tại một số chi nhánh vẫn còn tình trạng: một số giao dịch viên và nhân viên bảo vệ chưa niềm nở với khách hàng, hướng dẫn khách hàng chưa tận tình, kỹ năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm của một số cán bộ chưa đạt yêu cầu, mộtsố cán bộ chưa tuân thủ theo quy định, vi phạm về giờ giấc, trang phục, chưa tập trung vào công việc, giải quyết công việc còn chậm.Sang quý II năm 2014, các chi nhánh phản ánh việc chấp hành nộiquy lao động và thái độ trách nhiệm với công việc đã có tiến bộ hơn so với quý trước.

Vấn đề đạo đức, văn hóa của cán bộ ngân hàng

Theo kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng thời

gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cán bộ ngân hàng (chiếm 69,2%)[1].

Giai đoạn 2010 – 2014, BIDV nổi cộm tình trạng cán bộ ngân hàng cấu kết với đối tượng bên ngoài tham ô, nhận hối lộ, lập chứng từ giả, lấy cắp mật khẩu của đồng nghiệp, lợi dụng uy tíncố ý làm trái quy định của ngân hàng, vi phạm quy định về cho vay, lợi dụng chức vụ quyền hạn để hợp thức hóa thủ tục vay vốn, chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng … Sự cố lớn nhất liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ là sự cố xảy ra tại chi nhánh Đắc Lắc, cán bộ quản trị tín dụng lợi dụng sơ hở đã thiết lập hồ sơ giải ngân giả (giả chữ ký của khách hàng và chữ ký của lãnh đạo, ăn cắp user, password) để vay tiền). Tổng giá trị tổn thất danh nghĩa là 9 tỷ đồng và giá trị tổn thất thực tế là 4,5 tỷ đồng,ngoài ra đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của BIDV.Sự cố khác vào năm 2010, một quan chức cao cấp nhất tạiBIDVHải Phòng bị bắt về tội tham nhũng với số tiền bắt quả tang khi đang nhận hối lộ 1 tỷ đồng được coi là số tiền lớn nhất trong các vụ quả tang hối lộ từ trước đến nay. Vụ việc làm giả sổ tiết kiệm, thế chấp vay tiền và chiếm đoạt của BIDV Đông Đô gần 175 tỷ đồngnăm 2011 cũng là tiếng chuông cảnh báo về sự tha hóa đạo đức của các cán bộ trong ngân hàng[6].

Mô hình tổ chức cán bộ trong ngân hàng

Năm 2013 công tác tổ chức cán bộ đã xảy ra 3.172 lỗi giảm 16% so với năm 2012, năm 2012 xảy ra 3.783 lỗi giảm 33% so vớinăm 2011, năm 2011 xảy ra 4.219

lỗi giảm 35% so với năm2010[5].

Hệ thống công nghệ thông tin.

Tình hình an ninh thông tin và an toàn thông tin mạng đang có nhiều diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính - ngân hàng Việt Nam. Các lỗi trọng hệ thống CNTT thường xảy ra tại BIDV như máy chưa được bảo trì, bảo dưỡng đúng hạn, máy chủ và các thiết bị dự phòng còn thiếu, lỗi liên quan đến quản lý người sử dụng (năm 2012 xảy ra 1.260 lỗi), tình trạng ngừng hoạt động máy ATM do lỗi thiết bị, lỗi đường truyền, trường hợp chủ thẻ rút tiền không nhận được tiền mà tài khoản vẫn ghi nợ,...[5].

Theo thống kê, năm 2011 xảy ra 68.224 lỗi giảm 19% so với năm 2010;năm 2010 xảy ra 85.160 lỗi, giảm 38% so với năm 2009 và giảm 61% so với năm 2008.[5] Nguyên nhân của việc giảm lỗi này một phần là do Quy chế xử lý trách nhiệm 272/QĐ-HĐQT ra đời đã góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Nguyên nhân của các lỗi, sai sót trong các hoạt động nghiệp vụ là do cán bộ ngân hàng không tuân thủ quy định, quy trình hoạt động, hoặc do cán bộ thực hiện không được ủy quyền, vượt quyền, hoặc do hệ thống CNTT hỏng hóc, do hành vi lừa đảo, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

Bảng 3.6Số liệu rủi ro tác nghiệp của BIDV theo nghiệp vụ giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: lỗi STT Loại nghiệpvụ 2011 2012 2013 2014 1 Huy độngvốn 26.527 15.589 7.857 4.208 2 Chuyểntiền 7.406 7.013 6.427 5.204 3 Ngânquỹ 5.364 4.255 1.840 1.419 4 Chứngtừ 40.138 26.880 17.913 10.955 5 ATM 35.389 25.686 25.439 25.850 6 Tíndụng 27.907 19.483 10.961 10.102 7 Điện toán 25.832 17.442 7.879 4.620

8 Khởi tạo thôngtin khách hàng 57.812 24.840 2.666 2.271

9 Tổ chức cánbộ 834 2.844 288 71

10 Tài trợ thươngmại 0 3.783 3.172

11 Kinh doanh ngoạitệ 54 166

12 Tài chính – Quảnlý tàisản 44 86

13 Kiểm tra nộibộ 5 72

14 QTRRTN 4 28

Tổngcộng 227.209 144.032 85.160 68.224

Nguồn: Tổng hợp báo cáo phòng QLRR TT&TN BIDV giai đoạn 2011 - 2014 3.2.6.3 Rủi ro liên quan đến các yếu tố bên ngoài

BIDV đã đối mặt với khá nhiều gian lận bên ngoài gây ra, tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ thẻ, tín dụng bảo lãnh, tiền gửi. Các rủiro thường gặp như giả mạo thư bảo lãnh, thẻ nghi ngờ/có khả năng bị đánh cắp thông tin; thẻ giả giao dịch tại

ATM, POS của BIDV, tội phạm tấn công máy ATM,...Bên cạnh đó, các tổ chức tội phạm mạng và hacker liên tục phát triển, trao đổi phần mềm độc hại nhằm vào ngân hàng; mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trong các diễn đàn hacker bí mật nhằm trục lợi kinh tế.… Tại BIDVđang nổi lên các vấn đề về an ninh thông tin sau:

Thứ nhất, tội phạm trong hoạt động thanh toán diễn biến rất phức tạp, nghiêm

trọng, nổi lên là hoạt động lắp đặt thiết bị trộm cắp thông tin thẻ tại các cây ATM, làm giả thẻ thanh toán khống qua POS để chiếm đoạt tiền của chủ thẻ và ngân hàng Hiện nay BIDV đang sử dụng nhiều loại máy ATM với thiết bị, công nghệ khác nhau. Những máy ATM mới trang bị đã được cài đặt phần mềm, thiết bị chống sao chép dữ liệu. Còn những máy ATM có từ trước, đặc biệt loại máy ATM lắp xuyên tường, dễ bị sao chép lấy trộm dữ liệu. Bên cạnh đó, thực hiện đề án thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, toàn bộ hệ thống ATM của BIDV được kết nối qua ba hệ thống thanh toán tập trung của Banknet, VMBC và Smarlink, nên thẻ do BIDV phát hành có thể giao dịch được ở nhiều máy ATM của cácNHTM khác. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống cơ sở dữ liệu tiền trong tài khoản của chủ thẻ, trong đó phổ biến nhất là thủ đoạn lắp đặt thiết bị tại máy ATM để sao chép, trộm cắp dữ liệu, thông tin thẻ tín dụng, sau đó làm giả thẻ để rút tiền (thủ đoạn này gọi là skimming). Sau khi lấy được dữ liệu và mã số PIN, tội phạm sử dụng máy tính, phần mềm, thiết bị chuyên dụng ghi thông tin thẻ tín dụng đã trộm cắp được lên thẻ giả để rút tiền.

Trong lần kiểm tra tại một trụ ATM của BIDV thì cán bộ ngân hàng chi nhánh Ninh Thuậnphát hiện một thẻ visa giả bị “ngậm” lại. BIDV Ninh Thuận đã báo ngay vụ việc cho cơ quan công an. Đối tượng đã sử dụng thẻ tín dụng được làm giả để rút tiền tại nhiều buồng máy ATM của các ngân hàngđặt tại Phan Rang - Tháp Chàm. Ở vụ việc này, nhiều khả năng đối tượng lấy cắp được thông tin thẻ visa của ai đó rồi làm thẻ visa giả nhằm rút tài khoản của nạn nhân.

Thứ hai, trong thời buổi mạng xã hội chiếm lĩnh các kênh thông tin làm xuất hiện loại hình phạm tội mới - Tin đồn. Lĩnh vực tài chính - ngân hànghiện rất sôi

khó khăn. Do đó, việc các đối tượng tung tin bịa đặt có thể nhằm phá hoại hoạt động bình thường của ngân hàng, về tiền tệ với mục đích trục lợi. Những tin đồn về việc lãnh đạo ngân hàngbỏ trốn, bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam cũng như tin thất thiệt về thị trường tài chínhđã từng xảy ra nhiều lần. Những thông tin thất thiệt như vậy đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của chính NHTM đó cũng như cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.Cụ thể, ngày 21 tháng 2 năm 2013, bất ngờ xuất hiện tin đồn Chủ tịch hội đồng quản trị BIDV- ông Trần Bắc Hà bị bắt. Tin đồn gây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)