3.2 Thưc trạng đảmbảo anninh tài chính trong hoạtđộng củangânhàng thương
3.2.1 Chỉtiêu vốn kinhdoanh
Nguồn vốn tự có (vốn chủ sở hữu)
Giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn nhiều khó khăn với những biến động kinh tếlớn. Tuy nhiên, với những nỗ lực cố gắng không ngừng của toàn bộ cán bộ nhân viên, BIDV đã hoàn thành tốt các mục tiêu kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị giao phó, góp phần vào sự phát triển của toàn hệthống. Vốn tự có của BIDV
trong thời gian 2010 – 2014 chỉ xoay quanh tỷ trọng 5,5% – 6,6% và mức độ tăng giảm không đồng đều giữa các năm. Do chính sách và quyết định phân chia lợi nhuận mỗi năm khác nhau nên VTC của ngân hàngkhông điều độ nhưng vẫn đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của thông lệ quốc tế. Năm 2010, VTC có sự gia tăng đáng kể, tốc độ tăng đạt đến 37,31% bởi giá trị tăng đạt 6.580 tỷ đồng và giá trị thực tế của VTC là 24.220 tỷ đồng. Do đã dồn hết nguồn lực vào VTC tại năm 2010 nên năm 2011 số VTC chỉ tăng một lượng nhỏ, tăng 170 tỷ đồng và làm giá trị thực tếđạt 24.390 tỷ đồng, tăng 0.7% so với năm trước. Năm 2012, VTC đã tiếp tục tăng, đạt 26.494 tỷ đồng, vớitốc độ đạt 8.63%. Sau khi chính thức trở thành NHTM cổ phần, số VTC của ngân hànglại tiếp tục tăng lên đến con số ấn tượng là 31.058 tỷ đồng, tăng 17,22% với giá trị tăng 4.563 tỷ đồng. Và đến năm 2014 là 33.271 tỷ, tăng 1,03% so với năm 2013. Tình hình trên cho thấy, mặc dù VTC của ngân hàngchiếm tỷ trọng không cao trong ngân hàngnhưng vẫn luôn tăng và ổn định.
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV giai đoạn 2010-2013
Biểu đồ 3.1Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2010 -2014
Vốn huy động
BIDV là một trong số những ngân hàng giữ vị trí chủ đạo và có thị phần lớn trên thị trường. Trong nhiều năm liền, BIDV luôn duy trì và nâng cao được thị phần
của Ngân hàng ở các mảng hoạt động kinh doanh truyền thống, đặt biệt là mở rộng thị phần huy động vốn.
Bảng 3.1Nguồn vốn huy động một số NHTM giai đoạn 2010-2013
ĐVT: Tỷ đồng STT Ngân hàng Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng so với năm 2010 Năm 2012 Tốc độ tăng so với năm 2011 Năm 2013 Tốc độ tăng so với năm 2012 1 BIDV 251.924 244.838 -2,81% 331.116 35,24% 356.610 7,70% 2 Agribank 474.941 417.526 -12,09% 492.935 18,06% 571.312 15,90% 3 Vietinbank 339.699 342.771 0,90% 317.775 -7,29% 381.062 19,92% 4 Vietcombank 208.320 241.700 16,02% 303.942 25,75% 334.259 9,97% 5 MBB 90.587 89.549 -1,15% 117.747 31,49% 136.089 15,58% 6 ACB 137.509 142.218 3,42% 125.234 -11,94% 138.111 10,28% 7 Eximbank 79.005 53.653 -31,51% 70.458 31,32% 79.472 12,79% 8 Sacombank 120.849 75.092 -37,86% 107.459 43,10% 131.465 22,34%
Nguồn: Báo cáo thường niên một số ngân hàng giai đoạn 2010-2013
Biểu đồ 3.2Quy mô huy động vốn một số NHTM năm 2012-2013
Trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam còn nhiều khó khăn, BIDV vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định, chú trọng đảm bảo an toàn thanh khoản và tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả trên là sựkết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: quản
lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ và phục vụ khách hàng. Xem xét thị phần huy động vốn, BIDV chiếm 10.8% toàn hệ thốngvà giữ vị trí thứ 3. Agribank giữ vị trí số 1 về thị phần huy động vốn, tuy nhiên thị phần có sự thu hẹp giảm từ 19% xuống 16%.
Trong cơ cấu tổng nợ phải trả của BIDV, nguồn VHĐ tiền gửi của khách hàng chiếm vai trò chủ đạo và có tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2010 – 2014. Năm 2010, VHĐ chỉ đạt 251.924 tỷ đồng chiếm 68,78% tổng nguồn vốn thì đến năm 2013 đã tăng lên 356.610 tỷ đồng chiếm 65,03% tổng nguồn vốn. Năm 2014 số tiền này đạt mức 440.472 tỷ, cụ thể là tăng 83.862tỷ đồng so với năm 2013.Để đạt được kết quả trên, BIDV đã nghiên cứu đưa ra các danh mục các gói sản phẩm đa dạng với nhiều tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng cùng với chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh. Điều đáng lưu ý là mặc dù quy mô nguồn VHĐ tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn qua các năm lại giảm dần, trong khi đó nguồn vốn khác lại chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Tốc độ tăng trưởng nguồn VHĐ của BIDV tuy có tăng qua các năm nhưng khá thấp so với mức chung của cả ngành: năm 2010 tăng 23.92% (ngành tăng trưởng 27.3%), năm 2013 tăng 35.24% (ngành tăng trưởng 37.1%).
Tỷ lệ nợ so với tổng nguồn vốn của BIDV giai đoạn 2010 – 2014 chiếm tỷ trọng cao và ổn định, dao động bình quân 0,285%/năm. Với mức dao động này cho thấy được tính ổn định của ngân hàng và khả năng kiểm soát của ngân hàng rất cao.
Bảng 3.2Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2010 - 2014
ĐVT: triệu đồng. Năm 2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG NGUỒN VỐN 366.266,77 405.755,45 484.784,56 548.386,08 650.340,37 NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 366.267,77 405.755,45 484.784,56 548.386,08 650.340,37 Tổng nợ phải trả 341.898,61 381.158,04 458.081,13 516.093,52 616.734,17 Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam 16.665,29 26.799,13 11.429,94 16.495,83 20.120,99
Tiền gửi và vay các
TCTD khác 28.282,28 35.704,90 39.550,18 47.798,57 86.186,21
Tiền gửi của khách hàng 244.700,64 240.507,63 303.059,54 338.902,13 440.471,59 Vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư của Chính phủ và các TCTD khác 36.449,57 64.319,29 65.334,06 67.245,42 35.445,27 Phát hành giấy tờ có giá 7.223,09 4.329,85 28.055,82 33.254,35 20.077,03 Các khoản nợ khác 8.577,74 9.497,24 10.635,27 12.397,22 14.358,33 Vốn chủ sở hữu 24.219,73 24.390,46 26.494,45 32.039,98 33.271,27 Tỷ lệ nợ/Tổng nguồn vốn 94,05% 93,35% 93,94% 94,49% 94,83% Tỷ lệ nợ/vốn CSH 15,81% 14,12% 15,63% 17,29% 18,53%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 – 2014 3.2.2 Tài sản có
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
BIDV là một trong ba ngân hàng (BIDV, VCB, MBB) đã áp dụng phương pháp phân loại nợ chặt chẽ, có nghĩa là ngân hàng áp dụng cả hai phương pháp định lượngvà địnhtính.BIDV đã duytrìtỷ lệ nợ xấudưới3%trongnămnămqua. Chi phí dự phòng chiếm hơn 50% lợi nhuận trước dự phòng rủi ro (PPOP) và đã tăng kể từ năm 2011. Ngoài việc xử lý nợ xấu từ lợi nhuận của ngân hàng, trong năm 2013 và năm 2014, BIDV cũng đã bán nợ xấu cho VAMC. Năm 2014, BIDV đã bán được hơn 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, và sử dụng dự phòng để xử lý 4.000 tỷ đồng nợ xấu, và trích lập thêm hơn 6.000 tỷ đồng cho quỹ dự phòng rủi ro. Do đó, số dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu (LLR) đã được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu theo đó giảm xuống 2,03% năm 2014 từ 2,37% năm 2013. Tỷ lệ LLR đã tăng từ 70% lên 76% trong năm 2014. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2014, số dư nợ xấu tại BIDV ở mức cao nhất toàn hệ thống, đạt 8.563 tỷ đồng, tiếp theo là VCB (7.452 tỷ đồng) và CTG (4.903 tỷ đồng).
Với vai trò là một NHTM lớn, bên cạnh việc tuân thủ thực hiện chính sách tăng trưởng của ngân hàng Nhà nước, BIDV luôn linh hoạt theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt độngkinhdoanhcủangânhàng. Giai đoạn 2010 – 2012, tăng
trưởng tín dụng bình quân của BIDV là 20,6%, thấp hơn so với toàn ngành ngân hànglà 22,4%do mục tiêu của BIDV giai đoạn này là kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nền khách hàng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng. Năm 2012, dư nợ tín dụng của BIDV đạt hơn 301.585 tỷ đồng, tăng trên 2,6% so với cuối năm 2011. Năm 2013, dư nợ tín dụng tăng trưởng 1,48% so với thời điểm năm 2012, cao hơn so với bình quân chung toàn ngành. Sang năm 2014, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng trưởng18,9%, đạt 463.567 tỷ đồng so với cuối năm 2013.
Bảng 3.3Dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2011 –2013
ĐVT:tỷđồng
Chỉtiêu
2011 2012 2013
Giátrị Tỷ trọng Giátrị Tỷ trọng Giátrị Tỷ trọng Nợ ngắnhạn 161.960 55,10% 190.034 55,91% 191.439 56,51% Nợ trunghạn 35.673 12,10% 40.614 11,95% 41.818 13,52% Nợ dàihạn 96.304 32,80% 109.275 32,15% 111.636 30,37%
Tổng 293.937 100% 339.923 100% 344.893 100%
Nguồn:Bản cáo bạch BIDV năm 2013[2]
Dư nợ ngắn hạn năm 2014 của BIDV tăng nhờ tích cực triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi cho các lĩnh vực ưu tiên và hướng tới các khách hàng quan trọng. Cơ cấu Dư nợ cho vay trung dài hạn cũng được cải thiện. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn / Tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối năm 2014 là 42,4%, giảm 1,2% so với cuối năm 2013 và giảm 1,7% so với cuối năm 2012.
Nhìn chung, cơ cấu tỷ trọng cho vay của BIDV giai đoạn 2010 - 2014không biến động nhiều. Việc chuyển dịch cơ cấu cho vay từ ngắn hạn sang trung và dài hạn là tín hiệu đáng mừng khi ngân hàng đã bắt đầu chú trọng hơn đến việc cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do khoản vay cho các dự án đầu tư hay sản xuất thường có thời hạn dài. Tuy nhiên, nếu BIDV quá chú trọng đến các khoản nợ dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản do các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi trong khi tiền huy động từ dân cư lại chủ yếu là kỳ hạn ngắn.
Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng và hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, song chất lượng tín dụng của BIDV luôn được kiểm soát tốt.Năm 2013, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu được tăng cường một cách hiệu quả. Đặc biệt, trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng của BIDV, 87,18% thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, tỷ lệ nhóm nợ cần chú ý giảm chỉ còn 9,83%.
Quy mô tiền gửi cho vay tại BIDV tăng liên tục. Tỷ trọng cho vay đối tượng ngoài nhà nước tăng từ 69% năm 2011 lên 72% năm 2013, chứng tỏ BIDV đã chú trọng hơn đến mở rộng các đối tượng sản xuất kinh doanh ngoài khu vực nhà nước.Thời gian gần đây, BIDV có xu hướng giảm dần của tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngân hàng, hạn chế cho vay. Điều này nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng và cũng là để đảm bảo tổng dư nợ luôn được giữ ở mức độ an toàn.
Bảng 3.4Phân loại nợ giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn:Bản cáo bạch BIDV năm 2013
Khi nghiệp vụ cho vay còn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động của BIDV thì việc sử dụng vốn để cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả thu hồi vốn và tránh được rủi ro tiềm ẩn là vấn đề đặt ra và được coi trọng hàng đầu. Điều này đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng cần có những biện pháp phòng chống RRTD hiệu quả để đảm bảo an toàn cho ngân hàng .
3.2.3 Năng lực quản lý
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 2011 2012 2013 Nợ đủ tiêu chuẩn 233.766 85,22% 273.615 87,09% 277.705 87,18% Nợ cần chú ý 32.415 11,82% 31.383 9,99% 31.298 9,83% Nợ dưới tiêuchuẩn 5.244 1,91% 5.857 1,86% 5.459 1,71% Nợ nghi ngờ 420 0,15% 825 0,26% 931 0,29% Nợ có khả năng mất vốn 2.458 0,90% 2.479 0,79% 3.139 0,99% Tổng cộng 274.303 100% 314.159 100% 318.533 100% Tỷ lệ nợ xấu 2,96% 2,91% 2,99%
Giai đoạn 2010 – 2014, BIDV đã chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị điều hành tiếp cận theo thông lệ quốc tế.Công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh. Triển khai toàn diện trên các mảng như quản trị chiến lược, nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, kiện toàn mô hình tổ chức gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính...
Thực hiện đổi mới cơ cấu mô hình tổ chức gắn với kiện toàn đội ngũ cán bộ. Ứng dụng CNTT trong tổ chức - nhân sự, cải tiến công tác tuyển dụng bằng việc lần đầu tiên triển khai chấm điểm hồ sơ ứng viên bằng phần mềm tuyển dụng, chú trọng và đẩy mạnh tuyển dụng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung và chuyên gia;
Trong công tác đào tạo, BIDV đẩy mạnh luân chuyển cán bộ giữa chi nhánh và hội sở chính. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo trong hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành ngân hàng; Tham mưu, tư vấn cho các Bộ, ban ngành, các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng đồng thời triển khai nhiều dự án quan trọng nhằm nâng cao nâng lực quản trị điều hành như: dự án khởi tạo nguồn khoản vay (LOS), hệ thống phân tích lợi nhuận đa chiều (MPA), dự án quản lý tài sản nợ - tài sản có (ALM) và dự án hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)...
3.2.4 Khả năng sinh lời
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của BIDV,Trong giai đoạn 2009-2013, hệ số ROA và ROE trung bình của BIDV thấp hơnso với các NHTM tương đương. Năm 2014, BIDV xếp thứ năm về hệ số ROA (0,82%) và thứ hai về ROE (15,04%). Trong số ba NHTM Nhà nước (VCB, BIDV, CTG), BIDV dường như dẫn đầu về tỷ lệ ROE, tuy nhiên, hệ số CAR hiện nay của ngân hàng lại rất sát với yêu cầu tối thiểu là 9%, do đó, ngân hàng đã đặt ra kế hoạch tăng vốn tích cực trong năm 2015. Vì vậy, hệ số ROE của BIDV dự kiến sẽ giảm về mứctương đương với các ngân hàng khác như VCB và CTG.
Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam năm 2014
Biểu đồ 3.3 Khả năng sinh lời của các NHTM năm 2014
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của BIDV chiếm tỷ trọng khoảng từ 3 – 5,25% so với tổng nguồn vốn và giá trị luôn tăng qua các năm. Bước vào quá trình cổ phần hóa vốn điều lệ của BIDV tăng nhanh đáng kể. Năm 2010, vốn điều lệ lên đến 14.599.713 triệu, tốc độ tăng đột biến 39,06% so với năm 2009. Năm 2011 có sự giảm nhẹ, 12.947.563 triệu, giảm 1.652.150 triệu đồng tương đương 11,32%. Tuy nhiên, sau khi chính thức hoàn thành cổ phần hóa năm 2012, vốn điều lệ của BIDV tăng mạnh 77,73%, với lượng tăng 10.064 tỷ, giúp vốn điều lệ lên 23.012 tỷ, chiếm 4,75% trong tổng số vốn. Trên đà phát triển, vốn điều lệ năm 2013 tăng 5.100 tỷ, đạt 28.112 tỷ đồng, chiếm 5,25% tổng nguồn vốn, tốc độ tăng 22,16% so với năm 2012. Con số này được duy trì ổn định trong năm 2014.
Hệ số an toàn vốn
Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất của BIDV năm 2010 là 9,32%, đạt > 9% ngay từ khi Thông tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực (tháng 10 năm 2010). Năm 2011, hệ số CAR là 10,28%, cao hơn so với năm 2012 là 9,65%, Bước sang năm 2013, CAR hợp nhất của ngân hàng tăng lên 10,23%, tăng lên nhiều so với năm 2012. Hệ số CAR tăng vọt một phần nhờ đợt phát hành trái phiếu dài hạn được thực hiện cuối tháng 8 năm 2013, toàn bộ 3.150 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành này được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Khi trái phiếu tăng vốn cấp 2 phát hành thành công đã giúp BIDV nâng cao hệ số CAR, tạo nền tảng để mở rộng quy mô
hoạt động, đẩy mạnh các mảng hoạt động cốt lõi, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Năm 2014, CAR hợp nhất của BIDV giảm nhẹ, còn 9,47%. Mặc dù vẫn đảm bảo yêu cầu của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ( > 8%) [15] và gần với mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng Nhà nước là 9% song hệ số CAR của BIDV hiện tại đang thấp hơn các NHTM có quy mô tương đương.
Bảng 3.5Chi tiêu tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2014 CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
Đơn vị : x 1000000000 VND
NĂM 2010 2011 2012 2013 2014
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 366,267 405,755 484,785 548,386 650,340 Vốn chủ sở hữu 24,220 24,390 26,494 32,039 33,271 Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 251,924 244,838 331,116 416,726 501,909 Dư nợ tín dụng 254,192 293,937 339,923 391,035 445,693 Chỉ tiêu Chất lượng tài sản và
An toàn vốn
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2.72% 2.96% 2.91% 2.37% 2.03% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9.32% 11.07% 9.65% 10.23% 9.47% Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các hoạt động 11,488 15,414 16,677 19,209 21,906 Chi phí hoạt động -5,546 -6,652 -6,765 -7,436 -8,624 Chi dự phòng rủi ro -1,317 -4,542 -5,587 -6,483 -7,391 Lợi nhuận trước thuế 4,625 4,220 4,325 5,290 6,297 Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3,758 3,209 3,265 4,030 4,948
ROE 17.95% 13.16% 12.38% 13.80% 15.27%
ROA 1.13% 0.83% 0.74% 0.78% 0.83%
Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất đã được soát xét của BIDV năm 2014 3.2.5 Khả năng thanh toán
Các NHTMNN thường có tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) cao hơn so với các ngân hàng TMCP khác. Trong số đó, BID đứng đầu, với tỷ lệ LDR trung
của CTG là 111,25% và của VCB là 85,89%. Do tăng trưởng tiền gửi cao hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng trong năm 2014, LDR của BIDV đã được giảmxuống còn 101,2%.
Nguồn: Báo cáo Tài chính các NHTM Việt Nam năm 2014 Biểu đồ 3.4 Hệ số LDR của các NHTM Việt Nam năm 2014
Tổng dư nợ cho vay của BIDV đối với các ngành hàng chủ lực năm 2011 là 271.727 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2010. Trong số này, nợ quá hạn tại cùng thời điểm tập trung vào hai ngành hàng chính là xây dựng công trình, thương mại và sản xuất sắt thép. Mỗi ngành hàng dư nợ quá hạn trên 1.000 tỷ đồng. Cụ thể, xây dựng công trình có nợ quá hạn 1.099 tỷ đồng trong tổng dư nợ 34.557 tỷ đồng; thương mại kinh doanh sắt thép, phôi thép nợ quá hạn 1.039 tỷ đồng/8.034 tỷ đồng, sản xuất thép số nợ quá hạn là 1.007 tỷ đồng/ 6.873 tỷ đồng. (Lan Nhi, 2012)
Năm 2012, nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của BIDV là trên 9.000 tỷ đồng, tương ứng mức nợ xấu xấp xỉ 3%. Nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng trên 620 tỷ đồng, lên 3.437 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2014, BIDV đã chủ động tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Từ tháng 10 năm 2014, BIDV thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNNvàThông tư 09/2014/TT-NHNNcủa