Kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 37 - 39)

Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số tỉnh trong cả nước

1.4.2. Kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Ninh bình đã thu được nhiều thành tích quan trọng. Trong năm những năm gần đây kinh tế Ninh Bình phát triên khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, các nguồn lực huy động cho đầu phát triển nhanh; cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường; văn hóa –xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố. Các tiêu chí do Đảng bộ tỉnh đề ra hàng năm cơ bản hoàn thành, nhiều chỉ tiêu hoàn thành vượt mức, trong đó trọng tâm là việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo, tao tiền đề cho phát triển trong thời gian tới.

Từ những thành tựu trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình nhiều năm qua, có thể rút ra bài học kinh nghiệm:

giảm nghèo; lồng ghép có hiệu quả với chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh. Phân công rõ ràng trách nhiệm cho các cấp, các ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo.

- Thứ hai, tạo bước đột phá mới trong chỉ đạo phát huy sức mạnh và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành…để đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đề ra.

- Thứ ba, gắn xóa đói giảm nghèo với giải quyết việc làm đối với khu vực nông thôn, thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức sản xuất, cung ứng và quản lí giống, kiên cố hóa kênh mương, phát triển ngành nghề ở nông thôn… đối với khu vực thành thị thực hiện hiệu quả các đề án, dự án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và ngành tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại, du lịch. Có cơ chế, chính sách khuyến khích việc thành lập mở rộng phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô ngành nghề đa dạng, thu hút được nhiều lao động.

- Thứ tư, đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo có hiệu quả nhất là mô hình XĐGN ở các vùng đặc thù khó khăn như vùng đồng bào thiểu số, vùng sâu vùng xa… Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo phương châm: cộng đồng, dòng họ, bản thân hộ nghèo và Nhà nước cùng lo. Tăng cường công tác đào tạo nghề, nhất là dạy nghề cho nông dân, hướng dẫn cách làm ăn để nâng cao chất lượng lao động, trong đó cần quan tâm đến đối tượng là người nghèo vùng nông thôn, vùng đô thị hóa, khu công nghiệp, nông dân bị thu hồi đất cho các dự án.

- Thứ năm, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ làm công tác XĐGN, đặc biệt là ở cơ sở. Gắn kết chặt trẽ giữa chương trình, với việc làm; gắn Chương trình 135 với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội, đồng thời cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch đến cơ sở xã, phường, thôn, bản để mọi người dân nắm được và tích cực tham gia thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)