Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994
7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xóa đó
3.2.2. Nhóm giải pháp trực tiếp liên quan tới mục tiêu xoá đó
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thực trạng, hình hình TTKT gắn với XĐGN tỉnh Bắc Giang, cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau đây:
3.2.2.1. Cho vay vốn tín dụng và đầu tư hỗ trợ phục vụ sản xuất
Ngành ngân hàng cần tích cực huy động để tăng mức vốn cho vay ưu đãi hộ nghèo đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất, mở các điểm giao dịch tại cụm xã và trung tâm các xã để phục vụ vay vốn và trả lãi suất thuận lợi. Triển khai thực hiện tốt đề án chấn chỉnh, củng cố và nâng cao hoạt động của tổ huy động và vay vốn trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, an toàn vốn.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa ngành ngân hàng với một số tổ chức đoàn thể trong việc tín chấp cho đoàn viên, hội viên vay vốn sản xuất và nâng dần mức vốn vay, quan tâm hỗ trợ hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả để đạt được chỉ tiêu TTKT và giảm nghèo đề ra.
Ngoài vốn của trung ương đầu tư hỗ trợ cho nhân dân từ các chương trình, dự án, hàng năm bằng nguồn ngân sách thông qua các cơ quan chức năng như sở Kinh tế, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Thú y… cần tiếp tục đầu tư, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm kết hợp với thăm quan học tập kinh nghiệm sản xuất.
Cần có kế hoạch, chương trình tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các thôn, xã ĐBKK, xã nghèo. Đến
năm 2015, phấn đấu cơ bản các xã, thôn ĐBKK, xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
3.2.2.2. Đẩy mạnh thực hiện chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người sản xuất đặc biệt là đối tượng nghèo
Tập trung tổ chức tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và tập huấn, hướng dẫn cách thức làm ăn; tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi mạnh cơ cấu giống, mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; xây dựng nhiều mô hình trình diễn, nhất là ở các thôn bản xa trung tâm để người dân nâng cao kiến thức sản xuất, bảo đảm ổn định cuộc sống, từng bước tăng thêm thu nhập vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
3.2.2.3. Thực hiện lồng ghép giữa chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội khác
Nhằm góp phần thúc đẩy TTKT và XĐGN một cách hiệu quả và bền vững, cần thực hiện lồng ghép giữa chương trình XĐGN với các chương trình kinh tế - xã hội khác như
- Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá: Ngành chức năng cần tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các kế hoạch thực hiện theo từng lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản… trọng tâm là chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, đầu tư tập trung cho phát triển thị trường nông sản địa phương nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
- Chương trình phát triển lâm nghiệp: Cần tập trung vào nhiệm vụ trồng rừng kinh tế và trồng cây phân tán, rà soát lại việc giao đất, giao rừng, thực hiện đổi mới mô hình sản xuất của các lâm trường, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ gắn với quy hoạch và xây dựng khu du lịch sinh thái.
- Chương trình phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn: Cần triển khai theo hướng quy hoạch khu công nghiệp tập trung; khuyến khích phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Ngoài việc triển khai lồng ghép với các chương trình TTKT trọng tâm nêu trên, các ngành chức năng cần chú ý xây dựng và thực hiện lồng ghép vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch khác như xây dựng và phát triển văn hoá thông tin, truyền thanh - truyền hình, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động y tế cơ sở; phát triển giao thông - thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, quy hoạch sử dụng đất đai; phát triển thương mại, dịch vụ - du lịch; xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần đẩy mạnh phối hợp với các cấp, các ngành trong tỉnh để triển khai các chương trình, dự án, nguồn vốn từ quỹ các ngành với nhiệm vụ XĐGN như chương trình cho vay vốn sản xuất theo Nghị quyết liên tịch, quỹ vì người nghèo, quỹ hỗ trợ cải thiện nhà ở, quỹ tiết kiệm tín dụng, dự án hỗ trợ đoàn thanh niên phát triển chăn nuôi…
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình, chính sách XĐGN. Kịp thời phát hiện, khắc phục những thiếu sót trong lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân có sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện và kịp thời điều chỉnh các công trình đầu tư kém hiệu quả.
3.2.2.4. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động
Quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt nội dung hướng nghiệp, dạy nghề và tiếp tục đưa vào chương trình giáo dục trung học phổ thông nội dung này; chú trọng công tác đào tạo nghề, mở rộng và thực hiện đa dạng hoá hình thức dạy nghề cho người lao động tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên để hoàn thành chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn. Chú ý công tác tư vấn cho học sinh đi
học trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề hoạt động trên địa bàn, chủ yếu đào tạo ngắn hạn cho lao động nông thôn, gắn đào tạo với dịch vụ giới thiệu việc làm để chuyển một phần sang lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ.
Tỉnh cần có kế hoạch chỉ đạo Sở Nội vụ - Lao động - Thương binh & Xã hội và các đoàn thể tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị được phép tuyển lao động trên địa bàn nhằm giải quyết công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý nắm chắc đầu mối tư vấn giới thiệu xuất khẩu lao động để đảo bảo tính bền vững trong hợp tác xuất khẩu lao động.
Các ngành chức năng và chính quyền cơ sở cần xây dựng cơ chế cụ thể như chế độ thanh toán học phí, chế độ ưu đãi luân chuyển công tác, chế độ đi tăng cường cho cơ sở có khó khăn, cơ chế về đất ở… nhằm khuyến khích học sinh thi đỗ đại học và thu hút người tốt nghiệp đại học loại khá giỏi đến công tác tại tỉnh, nhất là đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ kỹ thuật, cán bộ đi học sau đại học.
3.2.2.5. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
Tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội như trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu hỗ trợ sản xuất và đời sống. Chỉ đạo tiếp nhận và triển khai tốt chương trình 134 của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào các dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho các thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Triển khai thực hiện tốt các nguồn vốn đầu tư từ chương trình 135.
Ngoài phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách, các huyện, xã, thị trấn thôn bản cần biết tập trung huy động các nguồn lực khác từ các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và cá nhân để hỗ trợ kinh phí, nguyên vật liệu, ngày công lao động giúp hộ nghèo cải thiện nhà ở. Đối với các hộ nghèo chưa có đất làm nhà, các địa phương cần bố trí diện tích đất phù hợp để tạo điều kiện về đất đai cho hộ nghèo làm nhà.
3.2.2.6. Tiến hành hỗ trợ trong một số lĩnh vực xã hội có liên quan
Hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục; xây dựng và phát triển văn hoá, thể dục - thể thao, phát thanh - truyền hình… trong đó cần quan tâm tới công tác kiểm tra, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các hoạt động văn hoá không lành mạnh đảm bảo an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Hỗ trợ nâng cao chất lương công tác y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. Đây là những lĩnh vực có nhiều tác động mạnh mẽ tới công cuộc TTKT gắn với XĐGN, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội làm cơ sở và tạo tiền đề thuận lợi thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu TTKT và XĐGN đã đặt ra. Cụ thể
*Về giáo dục:
Có kế hoạch chỉ đạo các phòng Giáo dục và các trường thuộc Sở Giáo dục Đào tạo triển khai thực hiện tốt chủ trương, chính sách quy định về giáo dục đối với các xã ĐBKK. Tiếp tục tập trung ưu tiên đầu tư toàn diện cho giáo dục nhằm nâng cao chất lương giáo dục, đẩy nhanh công tác xã hội hoá giáo dục. Ngoài việc tranh thủ vốn đầu tư của Nhà nước, cần huy động mọi nguồn lực của địa phương, sự đóng góp ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, lực lương vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân để tạo nguồn kinh phí thực hiện xây dựng cơ sở vật chất trường học, thực hiện kiên cố hoá trường lớp đáp ứng nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục.
* Về y tế - dân số - kế hoạch hoá gia đình:
Tiếp tục chỉ đạo củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, không ngừng nâng cao chất lương công tác y tế, tranh thủ nguồn kinh phí của Nhà nước và huy động đóng góp của nhân dân để đầu tư cơ sở vật chất cho các trạm y tế, nhất là ở các xã xa trung tâm. Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ y sỹ, bác sỹ tuyến huyện và cơ sở được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Quan tâm công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện tốt chương trình quốc gia về dân số - kế hoạch hoá gia đình, chỉ đạo thực hiện tốt quy mô gia đình ít con, có quy định cụ thể để xử lý và hạn chế thấp nhất tình trạng sinh con thứ ba.