Kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 39 - 42)

Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số tỉnh trong cả nước

1.4.3 Kinh nghiệm về xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh

Vùng núi phía Bắc gồm 15 tỉnh, được chia làm 2 tiểu vùng là tiểu vùng Tây Bắc gồm 4 tỉnh và vùng Đông Bắc gồm 11 tỉnh. Diện tích tự nhiên của cùng là 95,06 nghìn km2, xấp xỉ 29% diện tích Việt Nam. Tuy nhiên, chiếm tới 70% diện tích vùng núi phía Bắc là vùng núi trung du, đặc biệt có những nơi là vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới và điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Tổng số dân khoảng 10,5 triệu người (chiếm 13% dân số cả nước) thì dân tộc ít người chiếm khoảng 50% mà có tới 50% là những người rất nghèo. Tăng trưởng và giảm nghèo vẫn phát triển theo xu thế khả quan, tuy nhiên thách thức cơ bản là tăng trưởng không bền vững, không đồng đều và nguy cơ tái nghèo của vùng núi phía Bắc vẫn còn hiện hữu. Điều này biểu hiện ở qui mô nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng thấp nhất và tăng trưởng chủ yếu nhờ vào sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác tài nguyên. Đặc biệt nghèo nàn, lạc hậu đã tồn tại lâu đời ở vùng này lại trải qua 3 cuộc chiên tranh, bị nhiều thảm họa thiên tai, đầu tư thấp vì vậy mức độ nghèo lại gay gắt hơn do bị tụt hậu. Thách thức trở nên nghiêm trọng hơn đối với vùng núi phía Bắc khi áp dụng tiêu chuẩn mới về nghèo vì khi đó tỉ lệ nghèo của Việt Nam năm 2004 tăng lên 24% và vùng núi phía Bắc lên tới 35%. Do đó để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tù 8 đến 10% mới bảo đảm giảm được tỉ lệ nghèo đói từ 26% năm 2005 xuống còn 10% năm 2010 (chuẩn mới). Để đạt được thành tích trên,thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với cả nước, khu vực miền núi phía Bắc đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo. Một số giải pháp cụ thể sau:

- Xây dựng cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển có tầm nhìn dài lâu và phân cấp, phân quyền nhằm cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng hóa chủ lực và xây dựng nền văn hóa mới của vùng núi phía Bắc, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, biên giới. Xây

dựng cơ chế chính sách cụ thể đối với vùng núi phía Bắc nhằm tăng cường quản lí hoạt động thương mại, du lịch để tăng cường trao đổi hàng hóa, du khách và giảm buôn bán tiêu cực.

- Cải cách lâm nông trường quốc doanh, ban quản lí rừng phòng hộ nhằm đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp bao gồm cả đất có rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân sử dụng dựa trên luật bảo vệ và phát triển rừng và hệ thống điều chỉnh rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là vùng Tây Bắc, gắn liền các nhà máy thủy điện vì hiện nay diện tích chưa phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội.

- Để đảm bảo tăng trưởng nhanh và đảm bảo an ninh lương thực, chính sách cần ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ và đặt trọng tâm vào các cán bộ cơ sở, hộ gia đình nhằm nâng cao năng xuất lao động và năng suất cây trồng vật nuôi ở vùng núi phía Bắc, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới gắn với đồng bào dân tộc ít người.

- Xây dựng chính sách ưu tiên sử dụng thuế tài nguyên của ngành thủy điện, thủy lợi và khai khoáng vào xây dựng rừng đầu nguồn và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong vùng đầu nguồn, đặc biệt nơi đồng bào tái định cư, tạo nên động lực mới quản lí bền vững tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế cũng như giảm nghèo trên địa bàn.

- Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ nhân dân sinh sống trên miền núi, vùng cao, biên giới và hải đảo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người được hưởng lợi thực sự từ kết quả tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội về y tế, giáo dục, thị trường mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng, nhà ở.

- Thực hiện chính sách điều phối và giám sát thực thi các nguồn đầu tư và chương trình dự án trên địa bàn để tránh chồng chéo.

Từ các kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo ở một số khu vực, tỉnh trong cả nước ta có thể rút ra

một số bài học kinh nghiệm về việc giải quyết mối quan hệ này ở tỉnh Bắc Giang như sau:

- Tăng trưởng kinh tế là vấn đề quan trọng hàng đầu. Cần thực hiện tổng hợp vác chính sách toàn diện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Cần có chính sách toàn diện và đồng bộ, tấn công toàn diện vào đói nghèo. Có chính sách cụ thể hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân.

- Trao quyền nhiều hơn cho cấp cơ sở trong việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo. Tuyên truyền cho người dân hiểu, đặc biệt là các hộ nghèo có ý thức vươn lên tự thoát khỏi nghèo đói.

Chương 2

THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở BẮC GIANG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)