Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994
7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Quan điểm chung về công tác xóa đói giảm nghèo gắn vớ
3.1. Quan điểm, phương hướng giải quyết đói nghèo vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững ở tỉnh Bắc Giang
3.1.1. Quan điểm chung về công tác xóa đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế
- Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là nhiệm vụ của toàn xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương “bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ…Đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo…Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo”. Nâng cao khả năng tiếp cận và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ kinh tế - xã hội cho người nghèo. Tập trung đầu tư và giải quyết trước hết các hộ nghèo thuộc các tỉnh đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ đói nghèo cao và nguy cơ tái nghèo lớn. Đặc biệt tập trung vào các đối tượng nghèo là nông dân, dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa. Mở rộng các hình thức hỗ trợ cho người nghèo. Nâng cao dân trí, mức hưởng thụ văn hóa, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch và tăng tỷ lệ lao động là người thiểu số được đào tạo nghề.
Đồng thời với việc xóa nghèo, tập trung nguồn lực cho việc chống tái nghèo với những mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, thực hiện thống nhất quy trình giám sát và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo đồng thời đề xuất những điều chỉnh cần thiết.
Các chính sách xóa đói giảm nghèo quốc gia được cụ thể hóa theo đặc điểm của từng vùng nghèo, đặc biệt là các vùng của người dân tộc thiểu số. Nguồn lực phát triển và xóa đói giảm nghèo sẽ được phân bổ theo phương thức và tiêu chí thống nhất do Nhà nước ban hành.
Giữa các Bộ, Ngành, chính quyền và các cơ quan đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cần phải có sự phối hợp đồng bộ và lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, đưa công tác xóa đói giảm nghèo vào chủ trương kế hoạch của Bộ, Ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Sự phối kết hợp đồng bộ đó sẽ tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để xóa đói giảm nghèo đạt kết quả cao trên mọi phương diện.
Xóa đói giảm nghèo là để tạo điều kiện cho người nghèo vượt lên trên nghèo đói. Sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo là động lực, là điều kiện cho sự thành công của công tác xóa đói giảm nghèo. Cộng đồng, xã hội tạo điều kiện, môi trường xã hội, công bằng trong việc tiếp cận các nguồn lực để cho các hộ thoát nghèo.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo:
- Chỉ thị 23-CT/TW ngày 29/11/1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vê lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo và các Nghị quyết của Đảng, đồng thời thông qua chỉ đạo điểm và tổng kết thực tiễn thực hiện phong trào xóa đói giảm nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 (Quyết định số 133/1998/QĐ -TTg ngày 23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các vùng sâu vùng xa và miền núi đặc biệt khó khăn (Quyết định số 135/1998/QĐ -TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ) tập trung chủ yếu vào 2.362 xã nghèo nhất trong số hơn
10.000 xã của cả nước. Chương trinh 135 là một chương trình có quy mô lớn, được triển khai ở 49 tỉnh và đã có những cải tiến cơ bản trong công tác triển khai ở cấp cơ sở. Những thay đổi chủ yếu trong chương trình 135 được đánh giá cao là: Dân chủ trong công khai trong quá trình lựa chọn công trình tại xã; Công khai minh bạch về tài chính; Thực hiện phân cấp mạnh trong quản lí đầ u tư. Dưới sự chỉ đạo của UBND xã làm chủ dự án đầu tư người dân có quyền lựa chọn công trình đầu tư thông qua các cuộc họp về kế hoạch đầu tư được tổ chức tại thôn để tham gia vào ban giám sát công trình. Ngoài ra những hộ có lao động được huy động vào xây dựng công trình và được hưởng lợi trực tiếp thông qua ngày công lao động, thực hiện phương châm “xã có công trình dân có việc làm”.
Tháng 5/2001, Chính phủ đã thông qua “ Chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo”. Nội dung chủ yếu của chiến lược này là chương trình hành động cụ thể nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, cơ chế, chính sách, giải pháp chung của chiến lược kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005 của cả nước cũng như từng ngành thành các giải pháp cụ thể có kèm theo lộ trình thực hiện. Đây là chương trình hành động để thực hiện định hướng tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của cả nước và kế hoạch phát triển của các Bộ, Ngành và địa phương. Các nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược Toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo không những đã chỉ ra các biện pháp hỗ trợ cho từng các đối tượng cụ thể về xóa đói giảm nghèo mà còn liên kết với các chính sách từ các chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, chính sách và giải pháp phát triển ngành đến chính sách an sinh xã hội của tất cả các ngành, các cấp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Chiến lược kinh - tế xã hội 2001 - 2010 khẳng định: “Bằng nguồn lực của nhà nước
và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn, giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm… đối với người nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả của công tác xóa đói giảm nghèo”.
Định hướng về công tác giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, gắn các mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời tập trung nguồn lực và giải pháp hỗ trợ cho các địa bàn khó khăn nhất, mà trọng tâm là các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP ngày 27/12/2008.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo trên, từ năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ - CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
Trong Nghị quyết đã khẳng định: Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Đối tượng sẽ bao gồm người nghèo, hộ nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.
Trong 10 năm tới, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung đầu tư cho những địa bàn nghèo nhất của cả nước, bao gồm: các huyện nghèo; các xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng
bãi ngang ven biển và hải đảo, xã biên giới và xã an toàn khu); thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, Chính phủ chỉ đạo phải tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại, mang tính hệ thống để tập trung ưu tiên cho mục tiêu giảm nghèo và trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành; đồng thời nghiên cứu, ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù, ưu tiên cho hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Trong giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn tiếp theo, sẽ chỉ hình thành một chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để tập trung nguồn lực, ưu tiên cho các địa bàn nghèo, hạn chế tình trạng chồng chéo, phân tán như thời gian qua.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, việc giao các chính sách giảm nghèo và trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời giúp cho các bộ, ngành khi thiết kế chính sách thuộc lĩnh vực được giao mang tính hệ thống hơn, tiến tới sẽ chỉ có một (hoặc một số ít văn bản) ban hành chính sách thực hiện theo 01 cơ chế chung, áp dụng cho mọi đối tượng, trong đó ưu tiên hơn cho các nhóm đối tượng khó khăn (như người nghèo, dân tộc thiểu số), hạn chế tình trạng cùng một lĩnh vực những có nhiều bộ ngành cùng đề xuất ban hành chính sách, và sẽ giúp cho các cấp địa phương, cơ sở thực hiện thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, khi chính sách giảm nghèo không còn được thiết kế trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo như trước đây không có nghĩa là không có nguồn lực để thực hiện. Trong quá trình đề xuất, trình ban hành chính sách, các bộ, ngành đã phải tính toán đến đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ và nhu cầu kinh phí để thực hiện, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.
Việc hình thành 01 Chương trình giảm nghèo chung sẽ tạo điều kiện tập trung nguồn lực từ ngân sách để ưu tiên đầu tư cho địa bàn miền núi, dân tộc (huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, xã biên giới và xã an toàn khu); các chính sách ưu tiên đối với vùng miền núi, dân tộc tiếp tục được thực hiện và mở rộng phạm vi, đối tượng, được chuyển hoá dân vào các chính sách giảm nghèo chung do các bộ, ngành đảm nhiệm.