Giai đoạn 1997 – 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 42 - 47)

Biểu đồ 2.7 : giá trị sản xuất dịch vụ theo giá so sánh 1994

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về quá trình tăng trưởng kinh tế ở Bắc Giang

2.1.1. Giai đoạn 1997 – 2000

2.1.1.1. Tình phát triển kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, tình hình phát triển nông nghiệp Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và có tỷ trọng đóng góp tương đối cao trong GDP. Cho đến nay nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, tạo thu nhập và tạo việc làm chủ yếu cho dân cư, đóng góp trên 50% tổng GDP của tỉnh.

Tuy nhiên, nông nghiệp Bắc Giang vẫn còn là một ngành mang tính tự cung tự cấp và độc canh, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sinh học nhưng chưa mạnh, diện tích cây lương thực chiếm 83% trong tổng diện tích cây hàng năm trong khi giá trị sản lượng chỉ chiếm 60%. Một vài năm gần đây, một số cây thế mạnh của của tỉnh như cây ăn quả phát triển tương đối nhanh và phân bố rộng rãi trên nhiều huyện của tỉnh. Đặc biệt là cây vải thiều, cây na dai ở Lục Ngạn, Lục Nam... và cây vải thiều đã thực sự là biểu tượng xoá đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, gần đây diện tích cây ăn quả có phần tăng chậm lại do tình hình tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn và quá trình tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông sản vẫn còn là một vấn đề nhức nhối trong các kỳ đại hội của tỉnh.

Trong sản xuất nông nghiệp chưa có sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất hàng hoá chính trong nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, giá thấp nên không khuyến khích

Năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp do chất lượng giống, kỹ thuật thâm canh còn nhiều hạn chế. Tiềm năng năng suất còn khá lớn, năng suất lúa năm 1991 là 17,87 tạ/ha; năm 1996 là 32 tạ/ha và năm 1999 là 36,3 ta/ha; năm 2000 là 37,4 tạ/ha. Năng suất tuy có tăng nhưng vẫn còn quá thấp so với tiềm năng có thẻ đạt được. Các loại cây trồng mũi nhọn như lạc, đậu tương chưa được thâm canh thoả đáng, sử dụng chủ yếu là giống cũ nên năng suất thấp, giá trị thương phẩm kém.

Tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm thường xuyên còn cao trên 30%, đặc biệt là những vùng quê thâm canh chủ yếu là cây lúa thì hiện tượng thất nghiệp theo mùa là thường xuyên xảy ra... Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp đã xuống cấp năng lực phục vụ thấp. Đặc biệt là khâu thuỷ lợi, thuỷ nông chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ động theo khoa học, một số nơi vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên...

2.1.1.2. Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp Bắc Giang còn nhỏ bé, giai đoạn sau năm 1995 tăng trưởng chậm, thậm chí giai đoạn này còn có tốc độ tăng trưởng âm. Tỷ trọng công nghiệp của Bắc Giang đóng góp vào GDP của tỉnh còn quá thấp, chỉ chiếm khoảng 13,7 GDP (năm 2000), trong đó công nghiệp Trung ương chiếm 2/3 còn lại là công nghiệp địa phương.

Phân bố công nghiệp chủ yếu ở thị xã, các thị trấn và các huyện trung du, tỷ trọng công nghiệp chế biến nhỏ chỉ chiếm 28%. Trang bị kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu chủ yếu thuộc thế hệ những năm 60 chỉ có 5% thuộc thế hệ mới. Quy mô xí nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một số tỉnh miền núi.

Nhìn chung, ngành công nghiệp Bắc Giang giai đoạn này trong tình trạng giảm sút, cả công nghiệp Trung ương lẫn công nghiệp địa phương. Công nghiệp địa phương ngoài một vài công ty hoạt động khá như Công ty giấy xuất khẩu,

Công ty nhựa, còn lại trong tình trạng thua lỗ kéo dài do khó tiêu thụ sản phẩm. Những khó khăn trong sản xuất công nghiệp của tỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu ngân sách của tỉnh và làm cho tiềm lực kinh tế của Bắc Giang đã yếu kém lại càng khó khăn hơn.

2.1.1.3. Tình hình phát triển thương mại và dịch vụ

Các khối ngành thương mại và dịch vụ càng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh, tỷ lệ đóng góp vào GDP ngày càng cao.

Năm 1990, ngành dịch vụ mới đóng góp 11% giá trị GDP của toàn tỉnh, năm 1998 chiếm tới 34% và năm 2000, ngành dịch vụ đã đóng góp trên 36% trong tổng GDP.

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao và ổn định. Giai đoạn 1991-1995 tăng bình quân 11,52%, giai đoạn 1996-1998 tăng 10,38%. Cả giai đoạn 1998-2000 tăng bình quân 9,11%.

Tổng mức bán hàng hoá trên thị trường năm 2000 đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 1997, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Do hình thành vùng cây ăn quả tập trung nên hàng năm đến mùa thu hoạch đã tạo ra thị trường sôi động ở một số địa phương trong tỉnh. Một số trung tâm thương mại, dịch vụ đang hình thành ở thị xã, các thị trấn, thị tứ và một hệ thống chợ ở nông đã góp phần nâng cao việc giao lưu hàng hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay ngoài thị xã Bắc Giang, thị trấn Chũ (Lục Ngạn) đang trở thành một trung tâm thương mại, dịch vụ quan trọng, có triển vọng phát triển trong giai đoạn tới.

Hệ thống thương phân bố khắp đến huyện, xã góp phần lưu thông hàng hoá, vật tư, giao lưu nội, ngoại tỉnh dễ dàng, góp phần kích thích sản xuất phát triển và cải thiện đời sống của nhân dân đặc biệt là cung cấp các mặt hàng mang tính đến vùng núi cao.

nhu cầu phát triển thương mại có thể còn nhiều khó khăn. Mạng lưới trợ, đặc biệt là vùng cao còn quá mỏng, cơ sở vật chất của hệ thống chợ còn đơn sơ: trong số 90 chợ với tổng diện tích 300 nghìn m2 chỉ có 23 nghìn m2 có nhà cầu chợ lợp ngói còn lại là tranh tre, nứa, lá.

Tiềm năng du lịch tự nhiên còn lớn, doanh thu du lịch năm 1998 đạt 3.178 triệu đồng.

Tài chính - ngân hàng và bảo hiểm Bắc Giang hoạt động tốt góp phần quan trọng cho ổn định và phát triển kinh tế.

Trong giai đoạn vừa qua, ngành tài chính Bắc Giang đã thực hiện hai luật thuế mới, phối chặt chẽ với các ngành trong việc khai thác triệt để các nguồn thu. Năm 1998 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 416.637 tỷ đồng bằng 13% GDP tăng gấp 3 lần so với năm 1991. Hàng năm, Bắc Giang nhận ngân sách trợ cấp khoảng 250 - 270 triệu đồng.

Bảng 2.1: Kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh

1991 1998

Thu ngân sách tổng số (Tr. đồng) 49950 41,6637

Thu ngân sách địa phương 45905 141473

Trong đó: Từ XN quốc doanh 26432

Thuế ngoài quốc doanh 19783

Thuế NN 33307 Quyền sử dụng đất 7536 Các biện pháp tài chính 23321 Thu kết dư 6619 Thu trợ cấp 279462 Chi ngân sách 33799 399648

Hệ thống ngân hàng đã góp phần tích đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Tốc độ huy động nguồn vốn tăng nhanh từ 16.927 triệu đồng năm 1991 lên 186.815 triệu năm 1998. Ngoài ra ngân hàng còn góp phần tích cực trong các chương trình xoá đói giảm nghèo, doanh số cho vay và số lượt người vay ngày càng tăng.

Ngân hàng đã có chủ chương đầu tư khuyến khích sản xuất, tập trung cho vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, chế biến nông sản thực phẩm và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Ngân hàng đã giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, chú trọng xây dựng các dự án đầu tư nhằm tranh thủ các nguồn vốn tín dụng vay ưu đãi trong kế hoạch nhà nước và nguồn vốn vay tín dụng, vay ưu đãi trong kế hoạch nhà nước và nguồn vốn tín dụng trung hạn và dài hạn qua ngân hàng.

Công tác bảo hiểm xã hội phát triển tương đối khá và rộng khắp với nhiều loại hình kinh tế, thu hút lượng tiền vốn lớn, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề rủi ro đồng thời làm cho hệ thống tài chính lành mạnh hơn.

2.1.1.4 Một số ngành kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chủ yếu

* Về giao thông vận tải: Bắc Giang có mật độ cao so với cả nước, có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua và phân bổ đồng đều trong toàn tỉnh. Tuy vậy, tình trạng chất lượng đường bộ còn kém, tỷ lệ rải nhựa còn thấp, 91% là đường đất. Hệ thống cầu, cống thiếu nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông trên toàn tỉnh, giao thông đường sông của Bắc Giang chủ yếu dựa vào sông luồn, lạch tự nhiên chưa được đầu tư khai thác thoả đáng, đường sắt tuy nhiều nhưng việc phát huy khai thác năng lực còn nhiều hạn chế.

* Về thuỷ lợi: Toàn tỉnh có 130 km đê TW, 100 km đê địa phương cùng hàng trăm km đê bồi. Hệ thống đê bao quanh đã bị hạn chế đến mức tối đa lũ lụt do nước sông dâng lên nhưng vẫn phải tu bổ gia cố thêm. Đến nay đã xây dựng hơn 200 trạm bơm, hàng trăm hồ đập cới dung tích chứa tới 365 triệu m3, đào đắp gần 5000 km kênh dẫn nước, đảm bảo tưới cho hơn 7 vạn ha và

quyết được nước tưới cho lúa và một số phần nhỏ cây thực phẩm, cây công nghiệp và cây ăn quả.

2.1.1.5. Các ngành văn hoá xã hội * Giáo dục đào tạo:

Công tác giáo dục - đào tạo đã được chú ý phát triển từ mẫu giáo đến phổ thông trung học, số lượng trường, lớp học, dụng cụ, học tập mỗi năm một tăng. Chất lượng giáo dục, đào tạo có bước chuyển biến tốt. Tuy nhiên công tác giáo dục - đào tạo ở các huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Trường lớp còn đơn sơ, bàn ghế dụng cụ học tập còn thiếu thốn, thiếu giáo viên cấp I, II; cự li đi học của các cháu còn xa. Số hộ nghèo đói của các huyện miền núi cao còn nhiều, điển hình như Sơn Động còn tới gần 40%, đã ảnh hưởng nhiều đến học tập, xoá mù chữ và nâng cao dân trí.

* Công tác y tế:

Cùng với phát triển giáo dục - đào tạo công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú ý phát triển. Bệnh viện tỉnh đủ đa khoa và chuyên khoa, cơ bản trị được một số bệnh tương đối hiểm nghèo. Bệnh viện tuyến huyện thường xuyên được tăng cường cả cơ sở vật chất và thầy thuốc, đã hỗ trợ tuyến xã một cách tích cực. Việc khám chữa bệnh một cách kịp thời hơn, cơ bản đã ngăn chặn kịp thời hơn các dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay hệ thống y tế tuyến tỉnh, huyện, xã đã xuống cấp nhiều, hầu hết trang bị cũ, lạc hậu, thuốc men va dụng cụ y tế còn nhiều thiếu thốn. Chế độ đãi ngộ cán bộ y tế cơ sở còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, tình hình xã hội hoá công tác y tế còn chưa mạnh làm cho họ thiếu an tâm phục vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói giảm nghèo trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở bắc giang (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)